Kinh Thiên sứ
Trong Trung Bộ Kinh (Kinh 130), Phật bảo (tóm tắt): "Này các Tỳ Kheo! Ðiều Ta đang nói, Ta không phải nghe từ một Sa Môn hay Bà La Môn nào khác. Những điều Ta đang nói chỉ được Ta biết mà thôi, chỉ được Ta thấy mà thôi, chỉ được Ta hiểu mà thôi".
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Ngài lại nói thêm như sau:
"Dầu Thiên Sứ báo động (già, bệnh, chết).
Thanh niên vẫn phóng dật
Chúng ưu buồn lâu dài
Sanh làm người hạ liệt.
Ở đây bậc Chân nhân
Ðược Thiên Sứ báo động
Không bao giờ phóng dật
Trong diệu pháp bậc Thánh
Thấy sợ trong chấp thủ
Trong hiện hữu sanh tử
Ðược giải thoát chấp thủ
Sanh tử được đoạn trừ
Ðược yên ổn an lạc
Ngay hiện tại tịch tịnh
Mọi oán hận sợ hãi
Các vị ấy vượt qua
Mọi đớn đau sầu khổ
Chúng đều được siêu thoát".
(Dựa theo bản dịch Việt của HT Minh Châu)
Bình giảng:
Trước tiên Phật xác định: Những điều Phật đang nói, chính do Ngài biết, Ngài thấy và Ngài hiểu chứ không phải do nghe các vị Sa Môn hay Bà La Môn nói. Những điều ấy là gì? Tức là già, bệnh và chết. Phật dùng bài kệ trên để giải thích.
Bốn câu kệ đầu chỉ cho kẻ phàm phu si mê, mặc dù già, bệnh, chết (Thiên Sứ) báo động, cho biết ai ai rồi cũng đi đến đó, nhưng họ vẫn buông lung đam mê ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy). Bởi đam mê ngũ dục, mà gây nghiệp thọ báo, chịu các đau buồn hiện tại và đời sau. Nếu có được sanh làm người cũng là kẻ hạ liệt thấp kém.
Trong các câu kệ tiếp theo, Phật nói: Ở đây ngược lại các vị chân thật tu hành, biết rõ sự già, bệnh, chết, mau chóng, nên không một niệm buông lung, thường sống trong diệu pháp của Phật. Các vị này thấy sợ các chấp thủ và trong sanh tử hiện hữu. Do vậy giải thoát chấp thủ, sanh tử được đoạn trừ. Họ yên ổn an lạc, ngay hiện tại được tịch tịnh. Các vị ấy vượt qua mọi oán hận sợ hãi và mọi đớn đau sầu khổ.
Tóm lại đại ý Phật nói: Tai hại của người si mê dù biết già, bệnh, chết, không ai tránh khỏi mà vẫn buông lung chạy theo ngũ dục, nên hiện đời có nhiều lo âu sầu khổ, đời sau sanh làm người hạ liệt; và khen ngợi người có trí tuệ chân thật tu hành biết rõ sự già, bệnh, chết, vô thường mau chóng, nên không buông lung. Biết sợ sanh tử và niệm ái trước trong sanh tử, hằng cầu thoát ly sanh tử, kết quả họ sẽ được an lạc, tịch tịnh dứt mọi khổ đau phiền lụy được siêu thoát tự tại.
Ðây là điều kiện cốt yếu mà người tu phải thường tỉnh giác. Nếu môt niệm xen hở (buông lung) tức bị sanh tử trói cột. Hằng nhớ tức là giải thoát.
Trong kinh Di Giáo, Phật dạy: "Phải nghĩ đến lửa vô thường đang thiêu đốt thế gian, phải sớm cầu tự độ, chớ vì nhân duyên ngủ nghỉ (buông lung) mà để một đời qua suông không được lợi ích".
Vậy ai là người thấy rõ ba cõi là nhà lửa đang bừng cháy, phải nương lời Phật dạy trên tinh tấn tu hành để độ mình và độ thoát chúng sanh ra khỏi nhà lửa ba cõi.
(Trích "Nhặt lá bồ đề", Tập 3)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Phật thuyết về người con hiếu thảo
Kinh Phật 09:01 06/01/2025Một hôm Đức Phật hỏi các vị sa-môn: Cha mẹ sinh được con, phải chịu mười tháng mang thai, thân như bệnh nặng, đến ngày sinh sản, mạng mẹ nguy nan, lòng cha sợ hãi, tình cảnh lúc ấy, thật khó tả hết. Sau khi sinh xong, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. Lòng mẹ chí thiết, máu biến thành sữa, tắm rửa ẳm bồng, lo cho cơm áo, dạy dỗ bảo ban, dâng cầu thầy bạn, phụng hiến lên vua.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Quyển 7)
Kinh Phật 15:04 05/01/2025Kinh Pháp Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Quyển 6)
Kinh Phật 15:56 04/01/2025Kinh Pháp Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Quyển 5)
Kinh Phật 10:48 03/01/2025Kinh Pháp Hoa là bộ kinh đại thừa gồm bảy quyển tổng cộng là hai mươi tám phẩm, suốt hơn sáu vạn lời, nghĩa lý sâu xa, kinh văn rộng lớn, chứa đựng tâm nguyện và phương tiện huyền diệu ngời sáng của Phật và Bồ-Tát.
Xem thêm