Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nhờ đâu thái tử trở thành Phật?

Thế giới sống đa dạng, muôn mầu. Xác thân con người là một vũ trụ bí ẩn. Tâm tư con người là một đại dương khó ngờ. Từng bông hoa, ngọn cỏ, đàn kiến cho đến chim thú và núi sông, con người thật sự biết rất ít.

Audio

Một vài phương diện của vật chất được khám phá, một vài góc khuất của tâm tư được ghi nhận, nhưng đứng trước cái toàn thể, con người vẫn đánh mất sức nhìn. Các giác quan của con người quá hẹp để thấy, cảm và tiếp xúc với sự sống toàn thể và vô tận.

Ngoài ra, ý thức hệ, giáo điều tôn giáo, tâm tư văn hoá và một ít kinh nghiệm chủ quan đã làm cho cảm thức con người thêm hẹp. Con người không thể cởi mở đủ để thênh thang trong khác biệt, thong dong trong bất toàn, an bình trong ngăn cách và tự do trong mắt tâm.

ducphat 5

Lẽ ra, được hiện hữu như một con người có cảm quan và biết nhận thức là một ân huệ tuyệt vời trên mặt đất. Thái tử Siddhatha trở thành Buddha Gotama (Phật) từ đâu, nếu không có ân huệ hiện hữu như một con người? Con người dường như đã phí phạm quá mức đặc ân mà mình có trong thế giới sống. Con người không chịu và không biết mở toan cánh cửa tâm thức để tiếp xúc với mầu nhiệm của sự sống bao la. Người ta cứ giới hạn mình trong thích và không thích, cứ phân chia mình trong đúng và không đúng, cứ buột chân mình trong tin và không tin, cứ phiền luỵ mình trong tôi và không tôi.

Tôi làm sao có thể thấy tôi khi tôi chỉ nhìn tôi bằng đôi mắt? Tôi còn không thể trọn vẹn thấy tôi bằng đôi mắt, liệu tôi có thể thấy cái toàn thể trong giới hạn cái nhìn của đôi mắt tôi?

Cởi mở. Con người không thể không cởi mở. Có cởi mở mới có nhận thức sâu, trải nghiệm đủ, nhân cách sáng và lòng mãn nguyện. Có cởi mở con người mới có đời sống như một con người với đầy đủ ân huệ của sự hiện hữu. Sự sống sinh động. Mọi sinh thể đều sinh động. Con người từ tâm đến thân cũng đều sinh động. Con người không thể giới hạn sự sinh động của thế giới sống.

Nếu ai đó không cởi mở, không sinh động cùng sự sống sinh động, không thụ hưởng quả mà cứ tìm rễ, người đó có thể sẽ khổ hạnh trong tên gọi, khổ hạnh trong ý thức hệ, khổ hạnh trong cảm tình tôn giáo và đôi khi khổ hạnh cả trong tâm tư văn hoá và kinh nghiệm chủ quan.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Phật giáo thường thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Phải làm thế nào khi người đối xử không tốt với mình?

Phật giáo thường thức 16:00 30/04/2024

Hỏi: Khi người khác đối xử không tốt với mình thì mình phản ứng như thế nào?

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (I)

Phật giáo thường thức 15:14 30/04/2024

Kinh Dược Sư gửi một thông điệp đến tất cả mọi người về một lý tưởng độ sinh của đức Phật Dược Sư về một con đường tự mình giải thoát, tự mình giác ngộ, thông qua những nguyện lực, tha lực của đức Phật. 

Oai nghi và giới luật

Phật giáo thường thức 15:00 30/04/2024

Luật tức là Tỳ-ni, gồm oai nghi và giới luật, là bước đầu cho người mới vào đạo thực hành để ngăn ngừa tội lỗi, nên gọi là nhằm sửa mọi điều dở tệ. Ban đầu, tâm người mới vào đạo giống như con trâu hoang, nếu không có giới luật kềm giữ thì nó mặc tình ăn cỏ mạ của người.

Xem thêm