Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 26/09/2020, 07:08 AM

Những kẻ nặng nghiệp

Sự thật về sanh, lão, bệnh, tử là một chân lý không thể nghĩ bàn. Đức Phật không phải là người đã phát minh ra sanh, lão, bệnh, tử. Đức Phật lại càng không phát minh ra sanh, trụ, dị, diệt, hoặc những thành, trụ, hoại, không trên cõi đời này.

Ai chịu trách nghiệm cho nghiệp của mình?

Trước Ngài có không biết bao nhiêu tôn giáo và triết thuyết khác đã nói về sanh, trụ, dị, diệt. Tuy nhiên, họ chỉ nói để mà nói, chứ chưa bao giờ họ đưa ra được một phương thức khả dĩ nào có thể giúp hướng nhân loại về một cuộc sống an vui và hạnh phúc.

Đức Phật chỉ là một con người như bao con người khác, cũng nhìn thấy được đời là giả tạm vô thường; sanh, lão, bệnh, tử là những sự thật hiển nhiên. Có điều khác là Ngài đã nhìn thấy được bóng quang âm thắm thoát thoi đưa, con người không có cách gì cưỡng lại được luật vô thường, nên chi hãy cố mà vận dụng cái kiếp sống tạm của con người này mà tu hành chánh pháp vô vi cho đến khi tịch diệt với một kim thân bất hoại. Khi đưa ra những nguyên tắc tu hành, Đức Từ Phụ chưa từng bắt ép một ai phải tu theo mình mới gọi là tu đúng.

Luật nhân quả rất công bằng, dù nhanh dù chậm nhân đã gieo ắt sẽ trổ quả.

Luật nhân quả rất công bằng, dù nhanh dù chậm nhân đã gieo ắt sẽ trổ quả.

Ngài đã từng khẳng định rằng bất cứ ai, dù bất kỳ tôn giáo nào, nếu chịu phát đại hùng, đại lực, đại từ bi mà tu hành, nếu chịu suy nghĩ đúng, nói năng đúng theo lẽ phải, mưu sinh bằng những phương cách chân chánh, thấy đúng như lẽ thật của sự vật, vân vân, đều là những người tu hành chân chánh, và con đường giải thoát là chuyện đương nhiên. Ngài chưa từng bắt ép ai phải đầu tròn áo vuông, hoặc giả phải thờ phượng Ngài mới gọi là tu Phật. Sở dĩ những đứa con hậu bối của Ngài tạc tượng đắp hình Ngài, là để chiêm ngưỡng hình bóng một đấng cha lành, một con người đã tìm ra chân lý cho cuộc sống hạnh phúcvà cuộc tu giải thoát cho chúng sanh mọi loài, chứ không bao giờ để thờ phượng Ngài như một thần linh.

Thế nhưng vô tình hay cố ý, đã có quá nhiều ngộ nhận về Phật giáo và những triết lý sống tu theo Phật. Có người cho rằng sanh, lão, bệnh, tử là những chuyện đương nhiên, đâu cần chi phải đợi đến Phật nói ra, hoặc giả những điều Phật nói, đứa trẻ lên năm lên bảy vẫn nói được. Đúng như vậy! Những điều Phật nói nó đơn giản và dễ nói đến độ đứa trẻ lên năm lên bảy vẫn nói được; tuy nhiên, có làm được hay không lại là chuyện khác. Nhiều khi những người lớn với đầy đủ trí khôn, như các cụ bảy tám chục tuổi, mà chỉ vẫn nói được chứ không làm được.

Nhất là thời buổi hôm nay, lắm kẻ cuồng ngôn loạn ngữ, chỉ biết nói cho khoái khẩu, chứ chưa bao giờ biết kinh vì hậu quả của những lời nói này. Họ cho rằng tôn giáo chỉ là một thứ thuốc phiện được dùng để ru ngủ con người. Họ cho rằng từ trước khi có tôn giáo, con người vẫn sống và vẫn sinh hoạt bình thường bằng những suy nghĩ của chính bộ óc mà họ có, thì bây giờ họ vẫn có thể tiếp tục sống và suy nghĩ như họ đã từng sống và suy nghĩ trong quá khứ, chứ cần chi đến tôn giáo phải chen vào cuộc sống của họ. Họ cho rằng những người xuất gia tu Phật là vì buồn chán chuyện gia đình, hoặc giả tình duyên trắc trở nên bỏ nhà đi tu.

Gieo nhân thiện ắt gặt quả thiện

Thậm chí lắm khi họ dám cuồng ngôn vọng ngữ cho rằng đời vốn dĩ đã là một bể khổ mênh mông, thế sao Đức Phật còn dạy cho chúng sanh một nhân sinh quan "bi quan yếm thế?" Họ cho rằng những gì Phật nói chỉ là một sự lập lại những tiến trình tự nhiên của vũ trụ, chẳng hạn như hoa nở hoa tàn, sinh lão bệnh tử, ai cũng biết, có gì đâu để phải bi quan? Theo họ hãy tận hưởng những gì mình đang có, rồi ngày mai ra sao cũng được. Hãy tận hưởng vẻ xinh đẹp mỹ miều của hoa nở, còn thì hoa tàn, mặc nó. Hãy tận hưởng những gì mình có được của tuổi hoa niên, còn thì mặc kệ tuổi già. Kỳ thật đây là lối lý luận của những con người sống say chết mộng, sống theo vật chất bệnh hoạn, sống cuồng sống vội.

Quý vị nên hiểu sâu về luật nhân quả để không đổ thừa số mệnh hay một đấng toàn năng đã an bài.

Quý vị nên hiểu sâu về luật nhân quả để không đổ thừa số mệnh hay một đấng toàn năng đã an bài.

Thật tình mà nói, đây là lối lý luận hợp tình hợp lý với những kẻ hiện sinh duy vật, vì ai lại không thích thưởng thức một đóa hoa vừa chớm nở, ai lại không thích tuổi thanh xuân trẻ mãi không già? Thế nhưng thực tế lại phủ phàng, hoa rồi sẽ phải tàn, người rồi sẽ phải bệnh, già, chết. Đây là những sự thật hiển nhiên mà ai trong chúng ta cũng trông thấy và nhận biết chứ không phải do Phật tạo ra để dọa dẫm chúng sanh. Đức Phật đã từng nhắn nhủ với tứ chúng rằng, dù tin hay không tin theo những lời Phật dạy, chúng sanh nào cũng phải bị luật vô thường chi phối, nghĩa là phải sinh, lão, bệnh, tử; hoặc sinh, trụ, dị, diệt; hoặc thành, trụ, hoại, không. Vì thế ai muốn sống thế nào là quyền tự do của mỗi người, Đức Phật chỉ là người dóng lên tiếng chuông cảnh tỉnh quần sanh, thế thôi.

Phật chưa từng cấm ai sống theo nhãn quan của mình; tuy nhiên, Phật chỉ nhắc nhở chúng ta rằng, bên cạnh đóa hồng tươi thắm sẽ là một cái hồng héo úa rũ tàn, bên cạnh một anh thanh niên đầy nhựa sống sẽ là một cụ già ốm yếu lụm khụm. Không phải thấy để mà bi quan yếm thế, mà Phật khuyên chúng ta khi thấy một cánh hoa từ lúc mới chớm nở, phải nghĩ đến lúc hoa héo hoa tàn; khi thấy một con người đang ở lứa tuổi tráng niên tràn trề nhựa sống, phải nghĩ đến một cụ ông cụ bà bảy tám mươi tuổi già yếu lụm khụm.

Chúng ta nên thấy biết như vậy để mà tự cảnh giác mình về sự hiện diện cũng như những bóng dáng của vô thường ở trên đời này, hầu giúp chúng ta diệt trừ tham ái là những nhân tố chính gây ra khổ đau và phiền não trên cõi đời này. Tuy nhiên, chúng sanh đa loại, có người chịu nghe và chịu hiểu, nhưng lắm người chỉ sống theo phàm tâm phàm trí của mình mà thôi. Chính vì thế mà như chúng ta thấy đó, đa phần cuộc sống hôm nay, nhất là cuộc sống tại các xứ văn minh Âu Mỹ này, không lấy đạo hạnh làm trọng, mà chỉ một bề chạy theo vật chất kim tiền. Thước đo của con người hôm nay không còn là một cuộc sống đạo đức nữa, mà chỉ là lương cao chức trọng, nhà sang xe đẹp. Cứ mãi miết chạy theo những thứ ấy, hễ được thì vui thì sướng, hễ không được thì buồn đến nỗi tự tận.

Thử hỏi như vậy làm sao mà chúng sanh không đau khổ và phiền não triền miên cho được? Vâng, theo đúng như lời Phật dạy: "ngay cả Phật, chỉ độ được những người hữu duyên; còn những kẻ vô duyên nặng nghiệp, lắm khi Phật chỉ có thể nhìn họ thương xót chứ không làm gì được để giúp họ."

Những kẻ ấy vẫn biết đời là giả tạm vô thường, nhưng theo họ, tội gì mà tu, hãy tận hưởng đi cho hết một đời. Họ nói rằng không cần có tôn giáo và tín ngưỡng, họ vẫn sống và vẫn sinh hoạt; không cần có Phật, họ vẫn thấy có hạnh phúc. Theo họ, đói ăn, khát uống và cứ vin theo những buồn vui thế sự mà sống, chứ không cần gì hết cho cuộc sống tâm linh. Theo họ, hãy sống và làm theo những gì bộ óc họ suy nghĩ là đúng là tuyệt. Họ cho rằng phải tận hưởng hết thời giờ có được. 

Thưa các bạn! Theo lời Phật dạy, đây là những con người nặng nghiệp đáng thương. Họ chỉ biết một đời "túy sanh mộng tử" theo những suy tư trần tục của chính họ. Đồng ý đạo Phật chủ trương rằng tri thức của con người có thể đạt đến chân lý, nhưng phải với một điều kiện, là con người ấy phải chịu chuyển cái tri thức phàm phu hiện có thành trí tuệ Bát Nhã. Đừng tưởng rằng những gì chúng ta đang suy nghĩ là đúng là tuyệt. Kỳ thật, tri thức mà chúng ta đang có là một loại tri thức kém cỏi vì mê mờ và ám muội của vô minh. Hãy lắng lòng suy gẫm nơi chính bản thân mình đi rồi sẽ thấy, chúng ta đã có mấy lần đúng và bao lần sai.

Cuộc đời này không đơn giản như chúng ta tưởng đâu quý vị ơi! Nếu cuộc đời này chỉ có đói ăn, khát uống, hoặc đau đi bác sĩ uống thuốc, vân vân, thì dễ quá, cần gì phải nói cho thêm mệt. Có thể quý vị đang ở tuổi hoa niên, nên cảm thấy cái gì cũng suông sẻ dễ dàng, nhưng kịp đến thời lão niên với đầy dẫy những trục trặc của thân thể, chừng đó, quý vị sẽ nhận ra rằng đời không đơn thuần như mình tưởng. Nhưng than ôi! Đến chừng quý vị suy nghĩ được như vậy, lắm khi đã quá trể tràng rồi quý vị ơi!

Có thể bây giờ quý vị chưa thấy cần câu kinh tiếng kệ của nhà Phật, nhưng biết đâu trong một tương lai rất gần quý vị sẽ cần. Biết như vậy để đừng tự mình tận tuyệt con đường mà mình có thể sẽ một lần phải đi qua. Xin đừng tưởng đạo là một thứ thuốc phiện ru ngủ con người. Ngược lại, đạo và đời là hai thứ không thể tách rời, dù bạn đang ở bất cứ lứa tuổi nào đi nữa. Đời không đạo, đời vô liêm sĩ; đạo không đời, đạo tồn tại với ai. Xin đừng tưởng đạo là cái gì cao xa không nắm bắt được. Đừng nhìn đạo Phật chỉ qua một khía cạnh tụng kinh niệm chú.

Tụng kinh niệm chú chỉ là những phương tiện nhất thời nhằm giúp cho thân tâm không bị ngũ dục lục trần làm xáo động. Những người đã có định lực khá cao, không nhất thiết phải dùng đến tụng kinh niệm chú nữa. Tu theo Phật là tự sửa mình theo Phật. Hễ nhận thấy mình có gì hư xấu thì hãy thành thật mà nhận lỗi và sửa lỗi, ấy là tu theo Phật.

Tu theo Phật là lắng nghe những lời chỉ dạy của Phật, để cho tham, sân, si đừng nổi dậy khiến cho mình nghĩ bậy, nói bậy và làm bậy. Tu theo Phật là nhìn thấy được con đường Phật đã đi là chân chánh nên quyết chí đi theo Ngài để không tiếp tục gieo nhân ác nữa, thế thôi. Tu theo Phật là từ chối không để cho tâm viên ý mã này tiếp tục dong ruổi và đẩy đưa mình vào tam đồ ác đạo nữa, chứ có gì khó hiểu đâu. Tu theo Phật là nhứt quyết từ bỏ con đường hí luận biện giải vì hí luận biện giải chỉ làm chúng ta loạn động hơn lên mà thôi.

Mọi sự khổ vui, phiền não đều do chính chúng ta tạo nên vì vậy hãy ứng dụng những giáo lý Phật giáo vào cuộc sống.

Mọi sự khổ vui, phiền não đều do chính chúng ta tạo nên vì vậy hãy ứng dụng những giáo lý Phật giáo vào cuộc sống.

Nếu chúng ta chưa ăn chay được, không ai cấm chúng ta ăn mạng (mạng sống của chúng sanh khác), nhưng đừng biện giải cho những hành động sai trái của mình. Nếu chúng ta chưa giữ giới được, không ai bắt buộc chúng ta phải giữ; tuy nhiên, đừng biện giải cho sự phá giới của mình. Nếu chúng ta vẫn còn uống rượu, cứ uống, nhưng đừng bài bác người không uống rượu chỉ vì họ đã đi ngược lại cái châm ngôn "tận hưởng cuộc đời" của mình.

Lành dữ nghiệp báo: Phước báo hiện tiền

Từ ngày Phật bắt đầu thuyết giảng những giáo lý cao tuyệt của Ngài đến bây giờ, chưa một ai có khả năng bài bác hay đánh đỗ những giáo lý ấy, và sẽ không bao giờ có bất kỳ ai trong tương lai có thể đánh đỗ được những giáo lý nầy đâu, vì Phật pháp là những chân lý không thể nghĩ bàn. Chỉ có những kẻ cuồng tâm loạn tưởng với nghiệp chướng sâu dầy, mới dám mơ làm một Đề Bà Đạt Đa thứ hai trên cõi đời này.

Mong rằng những lời chia sẻ trên đây có thể giúp ích được một phần nào cho những kẻ "cuồng tâm loạn tưởng," những kẻ coi Phật, Chúa không ra gì. Mong rằng những lời chia sẻ trên đây sẽ giúp mang những kẻ "cuồng tâm loạn tưởng," hoặc giả "sống say chết mộng" lại gần hơn với sự thật, dù là một sự thật phủ phàng của biển đời đau khổ. Tuy nhiên, nếu họ tới gần được với đạo, thì họ sẽ thấy đạo và đời tuy hai mà một, chỉ khác có một điều là đời với chất ngất vô minh, sai lầm bổn ngã, hận thù, tham lam, đâm chém, cướp bóc, dối trá, bịp bợm, ích kỷ, bỏn xẻn; ngược lại, đạo thì trong sáng hướng thượng với chan hòa từ bi hỉ xả, từ tốn khiêm cung, nhu hòa nhẫn nhục, ái ngữ lợi ngôn.

Mong rằng ai trong chúng ta cũng đều biết lắng nghe những lời chỉ dạy vàng ngọc của Đức Phật để trước nhất tự thân được tốt đẹp, từ bi, nhân bản, thân tâm trong sáng hơn, và người người có cơ chung sống trong tình yêu thương rộng lớn để cùng nhau làm vơi đi nỗi đau khổ cùng cực của chúng sanh mọi loài. Hãy cùng  nhau sống và biến những giây phút ngắn ngủi hiện tại thành những giây phút an lạc, tỉnh thức và hạnh phúc. Mong lắm thay!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Không kính cha mẹ là một bệnh căn khiến không được thấy Phật

Kiến thức 15:25 16/04/2024

Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp, Đức Phật có dạy về 12 loại bệnh căn khiến cho sinh ra không thấy được Phật. Khi Ngài A Nan bạch Phật cách chữa trị những bệnh căn này, Ngài đã từ bi chỉ dạy như sau:

“Mặc tẫn” là gì?

Kiến thức 14:00 16/04/2024

Pháp thế xuất thế gian, các vị đều phải biết, cái gọi là “làm việc tốt gặp lắm giày vò”. Đặc biệt là vào thời đại này là thời kỳ mạt pháp.

Vui trong Pháp lành, vui trong Pháp Phật

Kiến thức 13:30 16/04/2024

Ai sống theo lời dạy của đức Phật (sống trong pháp), cả lời nói, hành vi, thái độ việc làm, suy nghĩ theo hướng tích cực tử tế lương thiện thì cuộc sống sẽ mãi an vui hạnh phúc thăng hoa.

Kiếp súc sinh - dễ đọa, khó thoát

Kiến thức 09:24 16/04/2024

Sinh làm loài súc sinh phải chịu đựng năm loại khổ sau: nỗi khổ ăn thịt lẫn nhau, nỗi khổ do ngu si ám chướng, nỗi khổ chịu nóng lạnh, nỗi khổ chịu đói khát, nỗi khổ bị khai thác đọa đày hoặc sai làm việc nặng. Hãy tưởng tượng bạn tái sinh làm một loài thú trong tự nhiên.

Xem thêm