Những kiến thức cơ bản về Luân Hồi trong đạo Phật
HT Thích Thanh Từ từng nói: Muốn biết có luân hồi hay không, chúng ta cứ nghiệm trong tâm niệm của mình sẽ rõ. Cha mẹ sanh thân được mà không thể sanh tâm niệm của con. Tâm niệm đó từ đâu ra? Từ sự tích lũy của đời trước.
Trong cuốn Phật Học Phổ Thông của HT. Thích Thiện Hoa có viết: luân hồi dịch ở chữ Samsera trong tiếng Phạn. Theo chữ Hán thì Luân là bánh xe; Hồi là xoay tròn. Hình ảnh bánh xe quay tròn là hình ảnh rõ ràng mà Phật đã dùng để hình dung sự xoay chuyển, lên xuống, xuất hiện của mỗi chúng sinh trong sáu cõi khi đầu thai ở cõi này, khi ở cõi khác, luôn luôn tiếp nối tử sinh, sinh tử không ngừng, như bánh xe lăn.
Nói cách khác, chúng ta lúc sinh tiền tạo nhân gì, thì khi chết rồi, nghiệp lực dắt dẫn tinh thần đến chỗ nó thọ báo không sai. nếu tạo nhân tốt, thì Luân hồi đến cảnh giới giàu sang, thân người tốt đẹp. Còn tạo nhân tội ác, thì Luân hồi đến cảnh giới nghèo hèn, thân hình xấu xa, tàn tật, sự nghiệp khi thăng khi giáng. Sáu cảnh giới tái sinh trong Đạo Phật thường được minh họa bởi Bhava Chakra hoặc Wheel of Life (Bánh Xe Sự Sống hay Vòng Luân Hồi).
Sau đây là những cảnh giới mà một chúng sinh có thể bị hay được nhập vào, tùy theo nghiệp nhân mà mình tạo:
Ðịa ngục(tiếng Phạn: niraya): Con người sân hận, độc ác làm nhiều điều tội lỗi vừa hại mình vừa hại người, phải Luân hồi vào địa ngục, chịu đủ điều khổ sở.
Ngạ quỷ(tiếng Phạn: petta): Con người tham lam, bỏn sẻn, không biết bố thí, giúp đỡ người, từ tiền của đến giáo pháp. Trái lại, còn mưa sâu, kế độc, để cướp đoạt của người, sau khi chết, Luân hồi làm ngạ quỷ.
Súc sinh(tiếng Phạn: tiracchānayoni): Con người si mê sa đọa theo thất tình, lục dục, tửu sắc, tài khí, không xét hay dở, tốt xấu, chết rồi, Luân hồi làm súc sinh.
A Tu La(tiếng Phạn: asura): gặp việc nhân nghĩa thì làm, gặp việc sai quấy cũng không tránh. Mặc dù có làm những điều phước thiện nhưng tính tình hung hăng nóng nảy vẫn còn lại thêm si mê, tin theo tà giáo. Người như vậy sẽ Luân hồi làm A Tu La, gặp vui sướng cũng có, mà buồn khổ cũng nhiều.
Loài người(tiếng Phạn: manussa): Tu nhân Ngũ Giới: Không sát hại, không trộm cướp, không tà dâm, không dối trá, không rượu say sưa, thì đời sau trở lại làm người, cao quý hơn muôn vật.
Cõi trời(tiếng Phạn: deva) Bỏ mười điều ác tu nhân Thập thiện thì sau khi chết, được sinh lên cõi trời. Nhưng cõi trời này cũng còn ở trong vòng phàm tục, chịu cảnh sinh tử, Luân hồi.
Đặc điểm chung của các cõi luân hồi là vô thường, chúng sinh sau khi chết sẽ được tái sinh vào một trong 6 cõi trên. Còn những chúng sinh đã nhập niết bàn thì sẽ không phải luân hồi sau khi chết nữa. Muốn thoát ra ngoài cảnh giới sinh tử Luân hồi thì phải tu nhân giải thoát để nhập Niết Bàn.
Giáo lý luân hồi làm cho chúng ta thêm lòng tự tin, tự thấy mình là chủ nhân của đời mình, mình tạo nghiệp nhân gì, thì mình chịu nghiệp quả ấy, không ai cầm cân thưởng phạt, ban phước, giáng họa cả.
Chúng ta đã hiểu ý nghĩa và giá trị của giáo lý luân hồi vì thế nên cố gắng cải tạo tư tưởng, lời nói là hành vi để tránh cho kiếp sau khỏi lâm vào cảnh giới đau khổ. Một khi các nhân ác đã được rửa sạch, những quả lành đầy đủ, các nghiệp hữu lậu không còn, thì khi ấy chúng ta có thể thoát ra khỏi luân hồi sinh tử và đạt đến cảnh giới tốt đẹp, bất sinh bất diệt của các vị A La Hán, Bồ Tát hay Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm