Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 28/07/2019, 16:00 PM

Tu tập để ra khỏi luân hồi sanh tử

Quý Phật tử không theo đạo Phật thì thôi, đã theo thì phải nắm vững đường lối Phật chỉ dạy, tu cho đúng. Phải chọn con đường hợp với khả năng của mình, từng bước tu tập theo lời chỉ dẫn của Phật. Có thế mới không sợ ngày mai đường trước tối tăm, không biết lối đi.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Đức Phật thấy rõ sự nguy hiểm của luật nhân quả luân hồi nên chỉ cho mình đường lối tu, chớ không phải áp đặt chúng ta. Ảnh: Internet

Đức Phật thấy rõ sự nguy hiểm của luật nhân quả luân hồi nên chỉ cho mình đường lối tu, chớ không phải áp đặt chúng ta. Ảnh: Internet

Người thế gian không hiểu nên thường oán trách cha mẹ không có phước nên sanh ra mình khổ, hoặc cha mẹ không có tài nên mình thua sút người ta, mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo, nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế. Cha mẹ chỉ là phần phụ thôi, gốc ở bản thân chúng ta. Như vậy, thuyết luân hồi nói lên lẽ thực của kiếp người. Đức Phật đã thấy, đã nhớ rõ ràng nên nói ra cho chúng ta biết, chớ không phải do Ngài tự tưởng tượng, nhưng vì chúng sanh nhìn nông cạn quá nên không tin được.

Bài liên quan

Khi biết rõ kiếp luân hồi như vậy, ai can đảm tạo thêm những nghiệp ác để chịu khổ hơn? Cho nên chúng ta phải tinh tấn làm những điều lành, điều thiện. Nếu không làm cho ai, ít ra ta cũng giữ được phần mình, đừng phạm những giới phải đọa lạc. Đó là tu. Đức Phật thấy rõ sự nguy hiểm của luật nhân quả luân hồi nên chỉ cho mình đường lối tu, chớ không phải áp đặt chúng ta. Khi quy y thọ năm giới, quý thầy hỏi Phật tử “giữ được không”, quý vị giữ được thì nói “dạ được”, nếu giữ chưa được thì làm thinh, chớ đâu có ép. Vì giữ giới là giữ cho mình, không phải giữ cho Phật.

Đi sâu vào tâm lý mỗi người, chúng ta sẽ thấy mình đã từng quen thuộc, ưa thích với những việc làm của thuở quá khứ. Ví dụ như bản thân tôi, tại sao lại thích tu? Người đời lớn lên lo chuyện làm ăn hoặc lập gia đình, tại sao mình không thích những chuyện ấy mà lại thích đi tu? Như vậy là từ đời quá khứ ta đã tích lũy hạt giống Phật, nên bây giờ luôn nhớ việc tu. Rõ ràng chúng ta không quên hết nhân quá khứ, nhân nào chứa sâu đậm sẽ trở thành sở thích, việc làm của mình trong đời này.

Nhà Phật nói nghiệp từ thân, miệng, ý mà sanh, trong đó ý chủ động tạo nghiệp. Ảnh: Internet

Nhà Phật nói nghiệp từ thân, miệng, ý mà sanh, trong đó ý chủ động tạo nghiệp. Ảnh: Internet

Có người ra đời thích làm lành, có người ra đời lại hung dữ. Mỗi người thích mỗi cách, đó là do sự tích lũy của quá khứ khác nhau. Quá khứ đã tích lũy sẵn nên bây giờ nó hiện ra. Quý Phật tử kiểm lại xem, nếu do gien cha mẹ sanh ra là yếu tố duy nhất tạo thành những đứa con sau này, thì cha mẹ bệnh tật gì con cũng phải bệnh tật y hệt như thế. Tâm hồn của con do cái gì tạo? Có nhiều cha mẹ rất hiền nhưng con không hiền. Hoặc ngược lại cha mẹ dữ mà con lại hiền. Những sự khác biệt đó nhà Phật gọi là nghiệp tích lũy của quá khứ, chúng ta mang theo khi thọ sanh. Những gì mình đã chứa chấp đời trước, bây giờ nó hiện ra rõ ràng. Như hai anh em ruột, thể xác giống chút chút mà tâm hồn không giống nhau. Như vậy mới thấy mỗi người sanh ra mang một nghiệp khác nhau, từ đó có những sai biệt khác nhau.

Thế thì trên nẻo luân hồi muốn đi đường tốt, không đi đường xấu, chúng ta phải làm sao? Thấy người đáng ghét ta nên xử sự thế nào? Nên nghĩ rằng họ có làm gì hại mình mà ghét. Ghét người như vậy là ta đã có ý nghĩ xấu. Nếu tiếp tục nuôi dưỡng ý nghĩ này, sanh chuyện với người ta là cái cớ để tạo thêm nghiệp. Nếu mọi người đều biết tu như vậy thì gia đình, xã hội đẹp biết bao nhiêu.

Bài liên quan

Nhà Phật nói nghiệp từ thân, miệng, ý mà sanh, trong đó ý chủ động tạo nghiệp. Miệng nói tốt xấu cũng từ ý, thân làm tốt xấu cũng từ ý. Ý là nói chung cho tất cả những phân biệt thương ghét, buồn giận, hơn thua, phải quấy… đều từ ý nghĩ của mình. Chúng ta chạy theo ý nghĩ là chạy theo nghiệp. Ý nghĩ xấu nên nói bậy, làm bậy; ý nghĩ tốt nên nói lành, làm lành. Khi thân hoại, nghiệp vẫn không hoại, vì nó đâu có tướng mạo mà hoại, nên sẽ theo ta thọ sanh ở đời sau. Nhà Phật gọi là mang nghiệp đi trong luân hồi sanh tử. Vậy muốn chấm dứt nghiệp phải điều phục được ý thức của mình.

Tăng Ni trong thiền viện ngồi thiền cốt để định cái ý đó, nên gọi là thiền định. Tất cả những nghĩ suy lăng xăng, lộn xộn bắt nó lặng xuống hết. Chưa lặng thì điều phục lâu dần nó sẽ lặng. Nó lặng rồi thì nhân tạo nghiệp không còn, nhân tạo nghiệp không còn thì quả luân hồi sanh tử chấm dứt, gọi là giải thoát sanh tử.

Muốn biết có luân hồi hay không, chúng ta cứ nghiệm trong tâm niệm của mình sẽ rõ. Cha mẹ sanh thân được mà không thể sanh tâm niệm của con. Tâm niệm đó từ đâu ra? Từ sự tích lũy của đời trước. Nhiều người ngạc nhiên tại sao con còn nhỏ mà không chịu ăn mặn? Ngược lại, có kẻ cha mẹ khuyên ăn chay thì ăn không được, một ngày cũng ăn không nổi. Đó là do tích lũy từ trước, bây giờ gặp lại thấy quen, thấy thích, chớ không phải bỗng dưng mà có.

Vậy muốn chấm dứt nghiệp phải điều phục được ý thức của mình. Ảnh: Internet

Vậy muốn chấm dứt nghiệp phải điều phục được ý thức của mình. Ảnh: Internet

Tích lũy tức là những gì đời trước mình đã từng làm từng huân tập. Đời này trở lại những thứ ấy không mất. Vì vậy trong kiếp luân hồi chúng ta theo nghiệp mình đã tích lũy, chất chứa mà hiện ra thành tâm hồn cá biệt của mỗi người. Nên nói đến luân hồi chúng ta đừng suy gẫm gì hết, cứ nhìn lại nội tâm mình thì biết ngay. Tại sao người đó chưa quen thuộc mà mình thấy dễ thương, hoặc kẻ kia cũng chẳng quen thuộc mà mình thấy phát ghét. Vì chúng ta không nhớ nổi, nên nói không biết tại sao kỳ vậy. Thật ra do nghiệp tích lũy của quá khứ chiêu cảm nên.

Trên đời này ai không có những người thân, những kẻ thù. Có thân, có thù gặp lại nhau là khổ. Người thân thì mình thương, người thù thì mình ghét. Nhiều người nói tại sao anh chị có duyên quá, xin cái gì cũng được. Còn tôi vô duyên xin cái gì cũng không ai cho. Tại mình hay tại trời đất xui khiến. Chẳng qua hồi trước mình hất hủi thiên hạ, bây giờ tới phiên người ta hất hủi lại mình. Bình đẳng thôi. Như vậy mình tạo nghiệp lành, nghiệp dữ không đợi đời sau mới trả quả mà ngay hiện tại cũng ứng hiện quả báo phần nào. Đó là một lẽ thực.

Bài liên quan

Trong kinh kể lại Tôn giả Mục Kiền Liên khi chứng A-la-hán rồi, một hôm Ngài đi trên đường thấy có loài quỷ đầu rất to, bụng lại nhỏ xíu, thân thể ghê gớm lắm. Ngài về thuật lại với Phật, Phật nói ta cũng thường thấy chúng, nhưng nói không ai biết nên ta không nói. Những người tu chứng tới đó thì thấy như nhau, không phải chỉ riêng Phật. Nếu chúng ta đem con mắt phàm phu so sánh với con mắt Thánh nhân thì thật là quá thô thiển. Như những luồng điện đi trên hư không, mình thấy không? Không, mà nó vẫn có. Cho nên chúng ta không nên tin vào con mắt còn rất hạn chế của mình. Có những cái hiện thực mà mình chưa thấy, chưa hiểu được. Thế nên chớ vội cho cái thấy nghe của mình là đúng.

Nhiều người nói thương Phật quá nên tôi tu. Phật khổ cái gì mà thương? Chính mình mới khổ đây. Mình khổ, mình thương mình, mình tu chớ không phải thương Phật. Chúng ta mang ơn Phật chỉ đường cho mình tu, chớ không phải vì Phật mà tu. Mỗi vị tự kiểm điểm lại bản thân, xem hiện giờ mình đã thực hiện được những gì Phật dạy, xứng đáng đi đường nào? Như vậy tự biết mai kia khổ hay vui rồi, đâu cần phải hỏi ai. Phật tử có bệnh cứ thắp nhang cầu Phật độ cho con đời sau được sung sướng, hết khổ, mà cứ tạo nghiệp ác. Làm sao Phật cứu độ được?

Quý Phật tử không theo đạo Phật thì thôi, đã theo thì phải nắm vững đường lối Phật chỉ dạy, tu cho đúng. Phải chọn con đường hợp với khả năng của mình, từng bước tu tập theo lời chỉ dẫn của Phật. Ảnh: Internet

Quý Phật tử không theo đạo Phật thì thôi, đã theo thì phải nắm vững đường lối Phật chỉ dạy, tu cho đúng. Phải chọn con đường hợp với khả năng của mình, từng bước tu tập theo lời chỉ dẫn của Phật. Ảnh: Internet

Bài liên quan

Nhiều người không hiểu, cứ ngỡ ngồi thiền yên lặng cả ngày vô lý quá. Nhưng họ không ngờ chính đó là nhắm thẳng gốc để trị. Trị gốc được rồi thì sẽ dứt nhân, quả theo đó cũng không còn. Cho nên nói đạo Phật là đạo giải thoát. Giải thoát là dứt hết những mầm tạo nghiệp hoặc thiện hoặc ác, dẫn đi trong sanh tử. Phật dạy phải dừng những suy nghĩ đó lại thì cái chân thật hiện ra. Đó là mặt thật xưa nay của mình. Thật đơn giản!

Thế thì quý thầy, quý cô ở chùa vì quyết tu giải thoát nên phải tập ngồi thiền hoặc niệm Phật cho được nhất tâm. Nhất tâm thì đâu còn nghĩ bậy, đó là nhân giải thoát luân hồi sanh tử. Quý Phật tử không theo đạo Phật thì thôi, đã theo thì phải nắm vững đường lối Phật chỉ dạy, tu cho đúng. Phải chọn con đường hợp với khả năng của mình, từng bước tu tập theo lời chỉ dẫn của Phật. Có thế mới không sợ ngày mai đường trước tối tăm, không biết lối đi. Quý vị khéo ứng dụng tu, cần phải phát tâm dũng mãnh, bền bỉ thực hành cho tới bao giờ thành tựu mới thôi.

Chúc tất cả Tăng Ni, Phật tử mau chấm dứt khổ luân hồi sanh tử.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Kiến thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Kiến thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Kiến thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Tám phước báo của người không nói lời hung ác

Kiến thức 13:15 23/04/2024

Phật dạy người nào lìa được lời nói hung dữ, tức là không la mắng chửi rủa người thì được tám món tịnh nghiệp.

Xem thêm