Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 08/09/2019, 09:12 AM

Những vần kệ nên đọc hàng ngày

Tập những vần kệ này nhằm đề cao những đức tính cao quý, giúp người đọc hằng ngày tỉnh nhận vô thường, vô ngã. Nhận thức vô thường là quy luật để sự sống thiên nhiên thường vui, tươi, mới.

>>Những lời Phật dạy sâu sắc 

Tinh tấn thực tập giữ thân tâm trong sạch, bỏ dính chấp, không sợ hãi, không mê tín cầu xin dựa dẫm, không tưởng luận mơ hồ. Dứt tham sân si, khởi tâm đại từ, lợi ích cho đời, sống an vui hạnh phúc. Nguyện cho tất cả chúng sinh khắp trong pháp giới dứt mê lầm, được lợi ích, thanh tịnh, an vui.

mot so bai ke

1. Nguyện Hương

Mười phương Hồi hướng

Như Lai Trí tuệ từ bi

Mười phương nhận thức

vô thường vô ngã nhân quả hiện tiền

Mười phương tỉnh thức

Dứt mê lầm ngã chấp đảo điên

Rõ nhân quả ba thời diển biến

Nguyện Tinh Thức Tinh Cần Chánh Niệm

Thắp Giới Định Huệ Giải thoát hương

Cung dưởng tam bảo khắp mười phương

Giới hương, từ bi

Dứt si tham sân, lợi ích chúng sinh

Định hương, Tỉnh thức

Làm chủ tư tưởng, không dính chấp

Huệ hương, nhận thức

Thân, thọ, tâm, pháp vô thường, vô ngã

Giải thoát hương, dứt mê tưỡng

Sự Sống Thiên Nhiên thuần tịnh an vui

Nguyện tâm hương tỏa mười phương

Tỏa khắp Chúng sanh toàn pháp giới

Đồng cảm nhận Thiên Nhiên Thực Tại

Xa rời tưỡng nghiệp, thoát trần mê

Tinh cần nhận thức Sự Sống đồng nhất

 Tỉnh thức cơn mê ngã chấp đảo điên

2. Hành trang 

Không một ai biết trước

Cái chết đến lúc nào

Tử thần không hẹn trước

Những gì mang theo đi?

Xác thân đã hư hoại

Tài sản đành bỏ lại

 Danh vọng có nghĩa gì ?

Chỉ “Nghiệp” theo ta đi

Nghiệp ác oằn vai gánh

Vay trả phải cưu mang

Nghiệp thiện tâm nhẹ nhàng

Thường được vui an lạc

Thế nên sớm tỉnh giác

Dứt hẳn những việc ác

Việc lành cố gắng làm

Khiêm cung và vị tha

Biết đủ, ít ham muốn

Hỉ xả giận, ích kỷ

Hòa thuận, thương từ bi

Thân miệng ý trong sạch

Là hành trang người trí

3. Năm giới           

Tâm từ bi: Giới: Trí tỉnh sáng

Không rượu say, bạc bài, ma túy

Không xem phim, sách, ảnh đồi trụy

Luôn tỉnh trí xét suy nhân quả

 Tâm từ bi: Giới: Không nói dối

không tham gian nói thêm nói bớt

Không sân hận, hung ác hét, la

Không ganh ghét, vu oan, chia rẻ

 Tâm từ bi: Giới: Không tham gian

Không ham muốn, tham tài sản người

Không mờ ám, lén lút trộm cắp

Không cưỡng đoạt, lấy của không cho

 Tâm từ bi: Giới: Không tà dâm

Không đắm nhiễm, say mê dục lạc

Không sắc dục, tham vợ chồng người

 Tâm tà dâm sợ hãi, bất an

 Tâm từ bi: Giới: Chẳng sát sanh

 Không vui thích, thấy nghe giết hại

 Không xúc phạm, tổn thương người vật

Không nhẫn tâm sát hại thú cầm

4. Dứt gốc nghiệp chướng

Thân trang nghiêm thanh tịnh

Nhận thức gốc nghiệp chướng

Sự Sống vốn đồng nhất

Do vô minh lầm lẩn

Dính chấp mê tưởng “tôi”

Tham sở hữu, hưỡng thụ

muốn hiện diện, tồn tại

 Thường tự cao, tự đại

Sân hận và ghét ganh

Tự khổ, khổ chúng sanh

Gây tạo bao ác nghiệp

 Duyên lành gặp Diệu pháp

 Biết cội gốc lỗi lầm

Tỉnh thức quyết lìa mê

Nguyện dứt Si Tham Sân

 Vui thuận đền lỗi cũ

Không tái phạm lổi lầm

Buông ngã, xả nghiệp ác

Thực hành Tám chánh đạo

 Sự Sống thiên nhiên vốn không lổi

Lổi do tâm khởi si tham sân

Biết gốc lỗi, không lầm nhân quả

Sự Sống đồng nhất thường cảm nhận

Dứt tưởng “tôi" là chân sám hối

5. Năm đặc tính

Pháp Như Lai “Thực Tế”

Giải quyết khổ thực tại

 Nhận thức nguyên nhân khổ

Dứt cội gốc khổ đau

  Pháp Như Lai “Sáng Tỏ”

Nhân-Duyên-quả ba thời

Không mê tín mơ hồ

Không ẩn ý, bí mật

 Pháp Như Lai “Đơn Giản”

 Ngay động tỉnh thân tâm

Rỏ vô thường vô ngã

Tỉnh thức trong thực tại

Pháp Như Lai “Tự Lực”

Không cầu xin dựa dẫm

Buông bỏ tham sân si

Tự dứt “mê tưởng tôi”

 Pháp Như Lai “Phổ Thông”

Khắp mười phương ba thời

Không luận người cao thấp

Thực hành đều dứt khổ

6. Thực tế

Tinh cần nhận thức

 Đất, nước, gió, lửa

Tùy duyên tụ tán

 Thân Tâm năm uẩn

 Vạn pháp mười phương

Tánh Thể Tướng Dụng

Sự Sống đồng nhất 

Mê tưởng đảo điên

tự tạo ưu phiền

Đau khổ triền miên

Ứng dụng  Diệu Đế

Không sợ không cầu

Lìa tưởng điên đảo

Dứt “mê tưởng tôi”

Sự Sống đồng nhất

Tự tại an vui

7. Đơn giản

Pháp Thế Tôn đơn giản

Chánh niệm “nhỏ” vậy thôi

Tỉnh thức trong thực tại

  Dứt bỏ “mê tưởng tôi”

Tâm cầu kỳ lý luận

Phóng tác “Lớn” “Đông” “Tây”

Tưởng luận ngày thêm rối

Ngã cầm mối giựt dây

Nhân quả có vậy thôi

Thiên Nhiên thật tuyệt vời

Ngã nhân, chỉ tạm gọi

Đạo đời mỉm miệng cười

8. Tâm từ giới luật

Sự Sống vốn đồng nhất

Mê lầm cần giử giới

Tỉnh sáng khởi tâm từ

Giới luật là Từ bi

Ở đâu có Tâm Từ

Si mê và ích kỷ

Thành vô Ngã, vị tha

Tham lam và dục vọng

Thành biết đủ, bố thí

Sân hận và tị hiềm

Thành tha thứ, thuận hòa

Ở đâu có Tâm Từ

Ngã mạn thành khiêm cung

Ngăn cách thành giao cảm

Hờ hững thành ân cần

Trách phiền thành dung thứ

Ác cảm thành thuận lành

Oan trái thành bạn lữ

Dù quen hay xa lạ

Trên môi một nụ cười

Hành giả tu Tâm Từ

Sống an vui hạnh phúc

9. Nếu biết 

Quá khứ là đả qua

Tương lai là chưa tới

Hiện tại là sự sống

Nếu biết là “Du Hí”

Tỉnh thức và chánh niệm

Nhân Duyên Quả ba thời

Tham sân si tự dứt

Tâm đại từ tự khởi

Hằng thuận lợi chúng sinh

 Sự Sống thật tuyệt vời

Không biết là phiền não

 Dính chấp “mê tưởng tôi”

Nhận sinh tử, luân hồi

Chấp ngã, nghiệp gây tạo 

Trôi lăn theo lục đạo

sự sống thành khổ đau

Chỉ khác “tỉnh” hay “mê”

10. Cốt lõi 

 Đời là khổ bởi mê dính chấp

Cốt lỏi là mê tưởng chấp “tôi”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thế nào là rộng duyên lành?

Kiến thức 16:56 02/04/2024

Duyên có nghĩa là quan hệ. Xây dựng mối quan hệ là gieo duyên. Hai bên từng có mối quan hệ qua lại gọi là hữu duyên (có duyên với nhau). Có mối quan hệ lợi ích cho nhau, gọi là thiện duyên (duyên lành).

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Kiến thức 13:41 02/04/2024

Đạo Phật là Đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do thái tử là Tất đạt đa Cồ đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Nghịch lý của bản ngã vô minh

Kiến thức 13:33 02/04/2024

Khi chúng ta không thấy biết rõ một điều gì tưởng tượng liền xen vào tô vẽ thêm thắt để tạo dựng điều ấy thành một khái niệm chủ quan theo tầm nhìn, kiến thức, và kinh nghiệm giới hạn của mình.

Người chết có hưởng được các phẩm vật cúng thí?

Kiến thức 11:08 02/04/2024

Không biết tự bao giờ, trong sanh hoạt dân gian, tháng Bảy được xem là tháng cô hồn. Rất nhiều chùa viện và rất đông những gia đình tổ chức cúng thí trong tiết trời tháng Bảy ảm đạm bởi những ngày mưa ngâu, làm cho không khí càng thêm u uẩn.

Xem thêm