Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 25/03/2022, 07:10 AM

Những yếu tố làm ta không được hưởng phúc trọn vẹn ( Phần 1)

Khi ta làm phước giúp người mà cứ đem ra khoe thì có khi phước mất hết như chưa từng bố thí.

Khi ta làm phước giúp người mà cứ đem ra khoe thì có khi phước mất hết như chưa từng bố thí. Ví dụ, bên hàng xóm, người vợ chuyển dạ sinh con trong lúc chồng vắng nhà. Trước tình cảnh này, ta bèn kêu gọi sự giúp sức của cả gia đình để đưa người đó đi bệnh viện, và đã cùng vợ con lo lắng chăm sóc chu đáo. Người chồng về biết chuyện liền sang cảm ơn.

Việc ta đã giúp cho nhà hàng xóm được mẹ tròn con vuông, ta đi khoe từ đầu làng đến cuối xóm rằng: “Thằng này mà bữa đó không có tôi là nó chết rồi”. Ta cứ kể mãi, kể mãi cho tới khi đứa trẻ lớn lên, thậm chí đã trở thành ông nội, ông ngoại rồi mà ta vẫn còn kể, khiến người từng là đứa bé “được cứu” kia càng lớn chừng nào thì lại càng mắc cỡ nhiều chừng nấy.

Từ cái ơn ban đầu, ta như người cha, người mẹ thứ hai của đứa trẻ, nhưng cứ đi khoe mãi làm cho người kia không thể chịu nổi nữa. Khi ta đã già và người kia cũng đã đầu hai thứ tóc rồi mà gặp ta ở đâu là trốn tới đó, vì mỗi khi gặp mặt là ta lại nhắc chuyện cũ, nên ơn đâu không thấy mà trở thành ghét. Đó là làm phước mà khoe khoang thì sẽ mau hết phước.

Khi chúng ta làm phúc phải nhớ giữ kín không được nói cho ai biết thì ta sẽ được phước rất bền, không sứt mẻ gì cả.

Khi chúng ta làm phúc phải nhớ giữ kín không được nói cho ai biết thì ta sẽ được phước rất bền, không sứt mẻ gì cả.

Hoặc như vào một ngày giỗ Tổ ở chùa, ta mang rau quả và gạo cúng dường thì đã có phước, vì đã phụ với chùa đãi thập phương bá tánh. Nhưng rồi ta bắt đầu kể suốt một năm từ lần giỗ này cho đến lần giỗ năm sau. Gặp ai mình cũng nói: “Năm ngoái tôi cúng chùa một bao rau quả với gạo để nấu ăn cho mọi người đó nha”. Mấy hôm sau gặp người khác, ta lại nói: “Anh có đi chùa không? Giỗ năm ngoái tôi cũng cúng một bao gạo, một bao rau quả đó”. Ta nói cho đủ một năm rồi năm sau ta cũng cúng nữa, thì trong một năm liên tục nói về việc ta làm, phước đã mất hết, quả báo lành không đến nữa.

Mười năm sau, lúc gặp hoàn cảnh khó khăn thiếu gạo ăn, ta mới ngồi chống cằm tự hỏi: “Sao kỳ vậy, năm nào mình cũng đem gạo cúng chùa, bố thí cho thập phương bá tánh mà bây giờ lại thiếu gạo ăn?”. Đâu biết rằng vì ta cúng bao nhiêu là đã đem khoe hết bấy nhiêu rồi, mà càng khoe thì càng tổn phước giống như chưa từng cho một hạt gạo nào.

Cho nên, khi chúng ta làm phúc phải nhớ giữ kín không được nói cho ai biết thì ta sẽ được phước rất bền, không sứt mẻ gì cả.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa của chân ngôn thần chú trong việc chữa lành

Kiến thức 15:29 20/09/2024

Chân ngôn là một đơn âm hoặc chuỗi âm thanh đầy năng lực, những âm thanh này chứa đựng hàng loạt sóng âm ba và năng lượng. Khi trì tụng, chân ngôn không chỉ giúp tiêu trừ bệnh tật, phiền não, nghiệp chướng mà còn có năng lực kết nối, hợp nhất tâm chúng ta với những tầng tâm thức cao hơn. 

Người trí tuệ đem phước báo cả đời tu được hưởng vào lúc nào?

Kiến thức 15:00 20/09/2024

Người thông minh nhất, người trí tuệ nhất thì đem phước báo cả đời của họ tu được hưởng vào lúc nào?

Nơi nào cõi Tịnh?

Kiến thức 14:53 20/09/2024

Có người cắt tóc lên núi cao tìm cõi Phật. Có người khoác áo nâu sồng vào rừng sâu tìm cõi Phật.

Nên niệm Phật trước khi đi ngủ

Kiến thức 14:00 20/09/2024

Chúng ta hãy tập thói quen, trước khi đi ngủ nên (gồng mình) ngồi dậy niệm từ 1 đến 108 lần câu Phật hiệu. Hay có thể niệm từ 5 cho đến 15 hay 30 phút hoặc hơn thế nữa. Vì sao?

Xem thêm