Người trí tuệ đem phước báo cả đời tu được hưởng vào lúc nào?
Người thông minh nhất, người trí tuệ nhất thì đem phước báo cả đời của họ tu được hưởng vào lúc nào?
Vào lúc lâm chung. Lúc lâm chung hưởng phước gì?
Mười loại tâm nghịch sanh tử luân hồi: Thứ tư, Phật dạy chúng ta “bất phú hà tì”.
Chính mình tạo tác lỗi lầm không nên che giấu, mà phải phát lồ sám hối, “tôi làm sai rồi!”, có dũng khí nói ra cho người khác nghe. Người khác biết rồi trách cứ bạn vài câu, mắng bạn vài tiếng thì tội này của bạn đã báo hết, cho nên gọi là “trọng tội nhẹ báo”. Tốt rồi, tội trả hết, tốt quá!
Làm việc thiện thì đừng để người khác biết, vì để người khác biết, người này tán thán bạn vài câu, người kia tán thán bạn vài câu, bạn đã hưởng hết rồi, thiện không còn thì thiệt thòi này sẽ rất lớn. Cho nên, thánh nhân thế xuất thế gian dạy chúng ta phải tích âm đức.
Thời khắc lâm chung là quan trọng nhất đời người
Thế nào gọi là âm đức? Âm là không để cho người khác biết, chúng ta đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức không nên để người khác biết, không nên để người tán thán. Địa vị của chính chúng ta càng thấp càng tốt, làm công đức có tốt hơn cũng như là không hề có làm việc gì, chính mình cung kính khiêm hạ đối với tất cả mọi người, vậy thì tốt, công đức mà chính chúng ta tích được có thể bảo toàn. Bảo toàn công đức thì tương lai quả báo sẽ lớn, sẽ thù thắng.
Người thông minh nhất, người có trí tuệ nhất thì đem phước báo cả đời của họ tu được hưởng vào lúc nào? Vào lúc lâm chung. Lúc lâm chung hưởng phước gì? Không có bệnh khổ, đó là đại phước báo.
Lâm chung không bị bệnh, lâm chung rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, có thể đứng mà ra đi, có thể ngồi mà ra đi, biết được chính mình đi đến nơi nào. Nơi đi đến thù thắng nhất là Thế giới Cực Lạc.
Sau khi nghiệp báo của cái thân này đã trả hết, thì đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Đến Thế giới Cực Lạc chính là làm Phật. Việc này ở trong mười pháp giới là chọn lựa tối cao.
Chọn lựa làm Phật, không chọn lựa sanh thiên, đương nhiên cũng sẽ không chọn lựa đời sau đến nhân gian để hưởng phú quý, vì phú quý là giả.
Chúng ta xem lịch sử ra sẽ thấy những hoàng đế, tướng quân trải qua nhiều thời đại, khi còn ở đời thì oanh oanh liệt liệt nhưng không quá một đời, ngày nay ở đâu vậy? Đều chôn vào lòng đất. Họ có gì để đời đâu?
Nếu bạn thấy tường tận chân tướng sự thật này thì công danh phú quý của thế gian bạn liền buông bỏ, không ý nghĩa gì. Hưởng những phước báo này của thế gian có rất nhiều khổ báo.
Cho nên, lỗi lầm không nên che giấu, càng không thể đùn đẩy cho người khác, phải phát lộ sám hối (lộ chính là hoàn toàn phơi bày ra hết, một chút che giấu cũng không có).
Trích trong: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Ký tập 18.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp
Kiến thức 09:36 23/11/2024Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Xem thêm