Dạy con nên người theo tuệ giác của Thế Tôn
Theo tuệ giác của Thế Tôn, một trong những nội dung quan trọng của vấn đề giáo dục con cái là phải cảnh giác (nếu không nói là tránh xa) với mùi danh lợi. Bởi trên đời, lắm chuyện trớ trêu, ngang trái và đắng cay cũng đều xuất phát từ đây.
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, gọi các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo, một tín nữ chơn chánh khuyên dạy đứa con trai độc nhất, đáng yêu, đáng mến của mình như sau:
“Này con thân yêu, hãy giống như gia chủ Citta, hãy giống như Hattaka ở Avala”. Các vị ấy là mẫu mực trong những đệ tử nam cư sĩ của Ta. “Này con thân yêu, nếu con xuất gia, hãy giống như Sàriputta và Moggalana”. Các vị ấy là mẫu mực trong những đệ tử Tỷ kheo của Ta.
Này các Tỷ kheo, một tín nữ chơn chánh khuyên dạy đứa con gái độc nhất, đáng yêu, đáng mến của mình như sau:
“Này con thân yêu, hãy giống như nữ cư sĩ Khujjutarà và Velukandakiyà, mẹ của Nanda”. Các vị ấy là mẫu mực trong những đệ tử nữ cư sĩ của Ta. “Này con thân yêu, nếu con xuất gia, hãy giống như Tỷ kheo ni Khema và Uppàlavanna”. Các vị ấy là mẫu mực trong những đệ tử Tỷ kheo ni của Ta.
“Này con thân yêu, chớ để cho lợi đắc, cung kính và danh vọng chạm đến người”.
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ II, chương 6, phẩm 3, phần Con trai- Con gái một [trích], VNCPHVN ấn hành,1993, tr.408)
Dạy con trẻ một đời sống hướng tới những giá trị nội tâm
Lời bàn:
Người ta thường nói “cha mẹ sinh con, trời sanh tánh”, điều này có nghĩa tánh nết của con cái tùy thuộc vào nghiệp lực của nó, cha mẹ khó can thiệp vào.
Đành rằng tánh nết của con người phản ánh nghiệp lực của chính họ. Tuy nhiên, nghiệp cũng như các phương diện khác đều chịu sự chi phối của vô thường, biến đổi vì thế có thể chuyển hóa nó. Do vậy, ngoài sanh dưỡng thì giáo dục để định hướng nhân cách tốt cho con cái là trách nhiệm của các bậc cha mẹ. Nói cách khác, cha mẹ cần tham gia vào quá trình chuyển hóa nghiệp lực cho con cái. Đó chính là nội dung giáo dục cần yếu để tác thành nhân cách cho con cái nên người.
Có câu “dạy con từ thuở lên ba” nhưng thực tế thì cha mẹ đã dạy con từ thuở… mang thai và điều đó vẫn được duy trì cho đến lúc từ giả cõi đời.
Theo tuệ giác của Thế Tôn, một trong những nội dung quan trọng của vấn đề giáo dục con cái là phải cảnh giác (nếu không nói là tránh xa) với mùi danh lợi. Bởi trên đời, lắm chuyện trớ trêu, ngang trái và đắng cay cũng đều xuất phát từ đây. Đã không ít người, vì mãi chạy theo bả lợi danh nên biến chất, trơ lì, vô cảm đành cam phản bội, vong ân, bất hiếu, bất mục…
Không chỉ cảnh giác, thận trọng không để mùi danh lợi chạm đến người, các bậc cha mẹ cần đề cao những tấm gương sáng như: Citta và Hattaka, Khujjutarà và Velukandakiyà, các vị nam nữ cư sĩ đức hạnh cho đến các bậc Thánh xuất chúng như Sàriputta và Moggalana, Khema và Uppàlavanna, cho con cái học tập, noi theo.
Điều quan trọng nhất, chính nhân cách của cha mẹ sẽ ảnh hưởng sâu đậm đến con cái. Vì thế, muốn con nên người, cha mẹ cần nỗ lực để xứng đáng làm điểm tựa, là ngọn đuốc sáng soi đường cho con.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu tập
Lời Phật dạy 08:15 26/11/2024Kinh Tứ thập nhị chương ghi lại, có một vị Tỳ-kheo hỏi Phật thế này: Kính bạch Đức Thế Tôn, làm thế nào người xuất gia như chúng con có thể đến được chí đạo?Phật dạy: Bao giờ các ông quyết tâm dứt tất cả những tham cầu, ngược xuôi, lăng xăng, trong lòng thực sự yên ổn, lặng lẽ thì đến được chí đạo.
Năm sự trói buộc trong tâm
Lời Phật dạy 08:00 24/11/2024Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc. Tham ái đối với năm dục (tiền bạc, sắc dục, danh vị, ăn uống, ngủ nghỉ) và năm trần cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc) là những trói buộc lớn.
Không đắm nhiễm thì sống vui
Lời Phật dạy 12:25 23/11/2024Hạnh phúc thế thường chủ yếu vẫn quẩn quanh nơi thọ lạc, sự thỏa mãn các giác quan. Người có phước thì sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý luôn tiếp xúc với sáu cảnh trần sắc đẹp, thanh hay, hương thơm, vị ngon, xúc chạm êm ái, cảnh trong tâm (pháp trần) vừa ý, đẹp lòng.
Đức Phật dạy về bốn hạng người không nên xem là bạn?
Lời Phật dạy 18:00 22/11/2024Người nào bạn càng gần gũi, người ấy càng có ảnh hưởng đến bạn.
Xem thêm