Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 13/01/2020, 08:33 AM

Cách bố thí hưởng phước nhiều và bố thí hưởng phước ít

Cũng như các nông phu gặt hái được mùa hay không tuỳ theo sự khéo léo, cần cù của họ trước đã gắng sức, các người thí giả sẽ thọ hưởng được phước báo tuỳ theo trình độ thông minh, niềm vui khi làm lành và cố gắng chơn thành của họ khi bố thí.

>>Kiến thức

Bố thí cũng như gieo hạt giống.

Người thọ giả cũng như ruộng phước;

Người thí giả như kẻ nông phu.

Bố thí như gieo hạt giống,

Trổ quả lành phước báo về sau.

Người tín đồ mộ đạo thuần thành, có lòng sùng kính Đức Phật và mong muốn giáo pháp của Ngài được trường tồn, cùng sự khởi sắc kế tục của giáo hội Tăng-già để giữ vững sự thanh khiết và phát triển của giáo lý (Sasana), thì phải nên ủng hộ nhiệt thành tổ chức Tăng-già bằng cách dâng cúng thực phẩm đều đặn cho các tu sĩ.

Người tín đồ mộ đạo thuần thành, có lòng sùng kính Đức Phật và mong muốn giáo pháp của Ngài được trường tồn, cùng sự khởi sắc kế tục của giáo hội Tăng-già để giữ vững sự thanh khiết và phát triển của giáo lý (Sasana), thì phải nên ủng hộ nhiệt thành tổ chức Tăng-già bằng cách dâng cúng thực phẩm đều đặn cho các tu sĩ.

Bài liên quan

Trong Kinh Peta Vatthu (Peta = ngạ qủi, qủi đói), tiếng Pali, có đoạn nói: "Người thọ nhận của bố thí cũng như đồng ruộng; kẻ thí giả là người nông phu; còn vật đem hiến tặng là những hạt giống được gieo trồng. Những phước báo tăng trưởng theo thời gian của cuộc sống Luân hồi (Samsara) là những hoa quả trổ trên cành cây." Chúng ta hãy tìm hiểu thêm về lời kinh nầy:

1. Trong ngành nông nghiệp, tùy loại đất đai tốt hay xấu mà ta gặt hái được mùa màng trúng hay thất. Cùng thế ấy, đức hạnh cao quí và tánh thanh liêm chánh trực của người thọ giả sẽ quyết định tánh chất của phước báo.

2. Cũng như mạch sống của hạt giống quyết định sự tăng trưởng và năng xuất của các cây được trồng, sự thanh khiết của các phẩm vật hiến tặng, đã do vì phương tiện sanh kế có chơn chánh hay không mà tạo nên được, sẽ quyết định tánh chất của phước báo.

3. Cũng như các nông phu gặt hái được mùa hay không tuỳ theo sự khéo léo, cần cù của họ trước đã gắng sức, các người thí giả sẽ thọ hưởng được phước báo tuỳ theo trình độ thông minh, niềm vui khi làm lành và cố gắng chơn thành của họ khi bố thí.

Trong khi cúng dường lên Tăng-già (Sanghika dana), người thí giả phải hướng tâm mình về toàn thể giáo hội Tăng-già nói chung.

Trong khi cúng dường lên Tăng-già (Sanghika dana), người thí giả phải hướng tâm mình về toàn thể giáo hội Tăng-già nói chung.

4. Nông phu phải cày, bừa, dọn đất sạch sẽ trước khi gieo trồng, mới mong có được mùa màng tốt. Cùng thế ấy, các thí giả phải làm phát khởi trong tâm thức mình một tiền tế ý hành bố thí (pubba cétana)  (= có sẵn ý định muốn bố thí trưóc khi bố thí), một cách mạnh mẽ, trước khi thực sự thực hiện việc bố thí. Kết quả về phước báo sẽ tuỳ thuộc vào cường độ của ý hành tiền tế nầy.

Bài liên quan

5. Nông phu có siêng làm cỏ, tưới nước thì các cây trồng mới sởn sơ đâm chồi nẩy lộc. Cùng thế ấy, người thí giả cần, khi nhớ lại sự bố thí trước kia của mình, phải tỏ ra vui sướng, toại ý về hành vi tốt lành của mình. Đó là hậu tế ý hành bố thí (apara cetana)  (= ý hành phát khởi sau khi đã bố thí xong). Cũng chính ý hành hậu tế nầy đã dự phần quan trọng trong việc quyết định tánh chất của phước báo.

6. Nếu vì lẽ nào đó, nông phu lại huỷ hoại các mầm non của hạt giống đã gieo, anh ta sẽ chẳng thể nào thọ hưởng được công lao khó nhọc của mình. Cùng thế ấy, nếu người thí giả tỏ ra hối hận về việc bố thí, nuối tiếc phẩm vật đã hiến tặng, thì người ấy chẳng hưởng được niềm vui trong phước báo tốt lành, chỉ vì hậu tế ý hành (apara cetana) của anh ta quá hạ liệt.

Dâng cúng thực phẩm cho một vị tỳ-kheo nào trong buổi khất thực, hay cho một vị được giáo hội chỉ định đến nhận lãnh, chỉ được xem như đang cúng dường cho Tăng-già, nếu tâm thức của thí giả thật sự hoàn toàn hướng về toàn thể Tăng-già (Sangha) khi dâng cúng.

Dâng cúng thực phẩm cho một vị tỳ-kheo nào trong buổi khất thực, hay cho một vị được giáo hội chỉ định đến nhận lãnh, chỉ được xem như đang cúng dường cho Tăng-già, nếu tâm thức của thí giả thật sự hoàn toàn hướng về toàn thể Tăng-già (Sangha) khi dâng cúng.

Bài liên quan

7. Mặc dầu đất phì nhiêu và hạt giống rất tốt, nhưng việc gieo trồng cũng phải đúng vào thời tiết, mới có thể được kết quả như ý mong muốn. Cùng thế ấy, ta phải biết bố thí đến đúng người thật đang cần sự giúp đỡ, vào đúng lúc và thật đúng nơi. Việc bố thí như thế mới đem lại kết quả mỹ mãn về phước báo.

Trên đây là những bài học quí báu rút tỉa trong bản kinh Peta Vatthu theo sự hướng dẫn có liên quan đến sự bố thí. Do đó, trong việc bố thí, sự lựa chọn đúng người thọ giả, sự đúng lúc và đúng nơi là điều rất quan trọng. Việc bố thí lại cần được thi hành với tâm trạng thiện lành và với một ý hành rộn vui. Hơn nữa, ta chẳng nên vì danh, vì lợi mà bố thí vì, trong các trường hợp nầy, tấm lòng bố thí bị tâm sở tham lam làm vẩn đục. Ý hành bố thí (cetana dana) càng thanh tịnh chừng nào thì càng quí chừng nấy.

lam-phuoc-khong-de-1-1441

Thọ giả cũng quyết định phước báo trong việc bố thí

Trong bản kinh Peta Vatthu, có dạy: người thọ nhận của bố thí cũng như ruộng đất để gieo trồng hạt giống. Đất đai có ba hạng: đất phì nhiêu, đất trung bình và đất khô cằn. Cùng thế ấy, người thọ giả cũng phân ra làm ba cấp. Như thửa ruộng có sạch cỏ thì mức sản xuất mới cao; nếu người thọ giả chẳng bị vướng bận vì các phiền não tham, sân, si, thì phước báo mang lại cho người thí giả mới nhiều được. Như thửa ruộng được bón nhiều phân tốt sẽ đem lại sự trúng mùa, phước báo đến với người thí giả sẽ gia bội, nếu người thọ giả là bực đầy đủ cả đức hạnh và trí huệ.

Bố thí cúng dường lên Giáo hội Tăng-già (Sanghikadana)

Bài liên quan

Danh từ Pali Sanghika dana có nghĩa là dâng hiến tứ sự cúng dường lên cho Giáo hội Tăng-già. (Tứ sự cúng dường là danh từ thường dùng trong kinh sách Bắc tông, gồm có bốn việc dâng hiến: (1) thực phẩm, (2) y phục, (3) thuốc men, (4) phòng ốc) Thí dụ như bạn hiến tặng một số tiền cho một hội đoàn; tất cả mọi hội viên, giàu hay nghèo, đều được chia một phần của số tiền đó. Cùng thế ấy, một bát thực phẩm, một bộ cà sa, cúng dường cho Tăng-già (Sangha), thì tất cả tu sĩ trong giáo hội đều được quyền hưởng một phần trong chỗ dâng hiến đó. Bạn chẳng cần đi khắp thế giới để cúng dường cho toàn thể Tăng-già. Một sự cúng dường cho bất cứ một nhơn viên nào trong giáo hội nói chung, cũng được xem như là một Sanghika dana cả; tất cả mọi tỳ-kheo đều được chia phần ra hưởng thọ.

Khi sự cúng dường hằng ngày được thực hiện như thế, sự dâng cúng mới thật sự là một sự dâng hiến cho Tăng-già (Sanghika dana).

Khi sự cúng dường hằng ngày được thực hiện như thế, sự dâng cúng mới thật sự là một sự dâng hiến cho Tăng-già (Sanghika dana).

Làm cách nào để phóng chiếu thiện chí của mình?

Bài liên quan

Trong khi cúng dường lên Tăng-già (Sanghika dana), người thí giả phải hướng tâm mình về toàn thể giáo hội Tăng-già nói chung. Mặc dầu trong khi dâng cúng, bạn có khấn vái: ‘Sanghassa demi", "Tôi dâng cúng lên Tăng-già", nếu trong lòng bạn lại riêng nghĩ đến một vị tỳ-kheo nào, thì sự cúng dường đó chẳng phải là một Sanghika dana, còn chưa phải là một việc cúng dường cho Tăng-già được. Dâng cúng thực phẩm cho một vị tỳ-kheo nào trong buổi khất thực, hay cho một vị được giáo hội chỉ định đến nhận lãnh, chỉ được xem như đang cúng dường cho Tăng-già, nếu tâm thức của thí giả thật sự hoàn toàn hướng về toàn thể Tăng-già (Sangha) khi dâng cúng.

Thái độ tinh thần trong khi cúng dường

Người tín đồ mộ đạo thuần thành, có lòng sùng kính Đức Phật và mong muốn giáo pháp của Ngài được trường tồn, cùng sự khởi sắc kế tục của giáo hội Tăng-già để giữ vững sự thanh khiết và phát triển của giáo lý (Sasana), thì phải nên ủng hộ nhiệt thành tổ chức Tăng-già bằng cách dâng cúng thực phẩm đều đặn cho các tu sĩ. Nhưng khi vật thực được chuẩn bị xong, sắp dâng hiến, người tín đồ phải gạt bỏ ra khỏi tâm thức mình mọi ý nghĩ luyến ái, như "Món nầy dành cho thầy tôi", "Món kia để dâng lên vị tỳ-kheo tôi kính mến nhứt", v.v. Trái lại, người ấy phải hướng tâm thức mình đến toàn thể Tăng-già, chẳng phân biệt vị nào cả, và khấn vái:"Sanghika demi, Sanghika demi" ("Tôi nguyện dâng cúng lên Tăng-già") Khi sự cúng dường hằng ngày được thực hiện như thế, sự dâng cúng mới thật sự là một sự dâng hiến cho Tăng-già (Sanghika dana). Vi Diệu Pháp Nhựt Dụng.

Hòa thượng Janakabhivamsa

U Ko Lay dịch sang Anh ngữ - Cư sĩ Thiện Nhựt dịch sang Việt ngữ 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm