Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 14/12/2023, 13:29 PM

Niệm Phật thế nào mới dứt tạp niệm?

Mở mắt niệm Phật, tâm dễ tán động, nên nhắm mắt mà niệm. Trước khi niệm phải ngồi yên giây phút, buông bỏ tất cả, để lòng rỗng không, rồi từ từ tuyên danh hiệu Phật, vừa niệm vừa nghe, vừa nghe vừa niệm, mật niệm nối nhau, hành trì lâu, tâm phát ra mỗi câu tha thiết nhớ mong Tịnh Độ.

Có phương pháp hệ niệm là khi không niệm Phật, đem tâm niệm mình buộc để trên thân đức A Di Đà Phật. Làm như thế, tâm được thanh tịnh, không lay động, chính là chỗ dụng công đắc lực.

A Di Đà Phật

A Di Đà Phật

– Có người thắc mắc liền thưa hỏi: Tạp niệm từ đâu sanh?

– Đại Sư đáp: Tâm ta chỉ có một niệm, niệm Phật tức là chánh niệm mà cũng là tạp niệm. Chỉ vì ta niệm Phật chưa tinh chuyên, nên tạp niệm còn vơ vẩn, thế thôi.

– Lại thưa hỏi tiếp: Làm sao trừ được tạp niệm kia?

– Đại Sư đáp: Không cần phải cố công diệt trừ, chỉ đem tâm niệm hoàn toàn để trên hiệu Phật, tạp niệm vẩn vơ kia liền mất.

– Lại thưa hỏi tiếp: Nhưng nếu tinh thần sức lực yếu kém, công phu chưa đủ, không thể khiến cho vọng niệm kia tiêu mất, thì phải làm sao?

– Đại Sư đáp: Người đạo đức chưa thuần, nên tán loạn nhiều, phải cố thâu nhiếp sáu căn lần lần sẽ được thanh tịnh. Nếu chưa làm được như thế thì mở mắt nhìn chăm chú tượng Phật mà niệm, tạp tưởng vọng niệm sẽ tiêu.

– Lại thưa hỏi tiếp: Phương pháp ấy cũng hay, nhưng sợ e lần hồi mỏi mệt, tạp niệm lại nổi lên thì làm sao?

– Đại Sư đáp: Trong tâm mờ tối, nên bị ngoại cảnh lôi kéo, niệm Phật không đắc lực, thậm chí vọng niệm dày đặc không tan. Nhưng đừng vội vàng nóng nảy, phải lóng định tâm tư, niệm chậm rãi tôn hiệu Phật, xuất ra từ nơi tâm, phát ra thành tiếng nơi miệng, rồi lại vào nơi tai; tâm nghĩ, miệng niệm, tai nghe, cứ tuần hoàn như thế, tạp niệm sẽ dứt.

– Lại thưa hỏi tiếp: Phương pháp này rất hay, nhưng chỉ e người căn tánh quá tối, không làm được thì phải làm thế nào?

– Đại Sư đáp: Nên đem sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật mà niệm. Khi niệm cần phải ghi nhớ rành rẽ tiếng thứ nhất là Nam, tiếng thứ nhì là Mô, như thế cứ đủ sáu chữ, liên hoàn không dứt, thì vọng niệm không còn chỗ xuất sanh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hãy xem mình là khách viễn du

Kiến thức 14:40 25/11/2024

Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.

Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?

Kiến thức 11:44 25/11/2024

Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.

Thế nào gọi là pháp sư?

Kiến thức 09:37 25/11/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Xem thêm