Thứ năm, 20/10/2022, 09:49 AM

Niệm Phật trong kinh điển Hán tạng và Nikaya

Trước hết chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa niệm Phật được đề cập nhiều trong Kinh tạng Nikaya và A-hàm. Khi Phật tại thế, giáo lý căn bản dạy cho chúng xuất gia và tại gia là các phương pháp thiền (quán niệm), cụ thể nhất là thiền Tứ niệm xứ.

Thiền là một phương pháp thanh lọc tâm phiền não, nhằm chứng đạt sự giải thoát.

Trong quá trình tu học, niệm Phật (niệm Tam bảo) là một phương pháp mầu nhiệm giúp tâm an định, dứt trừ sợ hãi và bất an trước mọi nghịch cảnh. Quán niệm oai lực của Phật để vượt thoát mọi tâm lý trầm tịch và tán loạn. Trong kinh Niệm Tam bảo, Phật dạy: Một hôm, có các vị thương gia đang định vượt qua sa mạc, có nhiều điều khó khăn và nguy hiểm. Trước khi đi, họ đến lễ Phật và được Phật dạy ý nghĩa pháp niệm Phật, niệm Tam bảo như sau: “Các ông sắp vào nơi hoang mạc, sẽ gặp nhiều khủng bố, tâm kinh hoàng dựng đứng cả lông, lúc ấy nên niệm Như Lai sự: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác,... cho đến Phật, Thế Tôn. Niệm như vậy thì mọi khủng bố đều được tiêu trừ”(1) .

Nương nhờ tha lực, hồng ân Tam bảo là nền tảng của niềm tin tu tập và cứu cánh giác ngộ. Thời đại ngày nay phần nhiều chúng ta tu tập trong hoàn cảnh khá thuận lợi, như chùa viện hay tịnh xá tại thành phố, điều kiện an ninh rất cao. Trong trường hợp hành giả ẩn cư nơi rừng núi hay đồng trống hoang vu không có hội chúng, Đức Phật dạy phải quán niệm như sau: “Nếu Tỳ-kheo nào ở nơi vắng vẻ, dưới bóng cây, trong nhà trống, đôi khi bỗng khởi lên lòng sợ hãi, kinh hoàng đến độ lông dựng lên, thì nên niệm Phật, Pháp, Tăng, nói rộng như trước. Khi niệm đến Như Lai sự, Pháp sự, Tăng sự thì mọi sự sợ hãi tự tiêu trừ” (2).

Mục đích tu tập là lìa bỏ mọi tham muốn dục vọng thấp hèn, tu theo Phật, chứng quả vị Phật.

Mục đích tu tập là lìa bỏ mọi tham muốn dục vọng thấp hèn, tu theo Phật, chứng quả vị Phật.

Đối với người cư sĩ, Phật dạy phát tâm tu học năm giới, tu Bát quan trai, phát tâm quán niệm Bốn pháp tăng thượng: quán về Phật, Pháp, Tăng và Giới để phát triển phẩm đức, học theo nhân cách của Phật, thanh tịnh nội tâm để vượt qua các món phiền não, sự lôi cuốn của tham ái và hoàn cảnh bên ngoài giúp tâm phát sanh nhiều năng lượng giải thoát.

Trong quá trình tu tập, hành giả luôn nhớ nghĩ đến công đức của Phật. Tâm hành giả được chan hòa trong ánh sáng từ bi và trí tuệ của Phật thì tự nhiên ác niệm không phát sanh, thiện niệm sanh khởi. Đó là pháp tu rất thiết thực chung cho mọi người. Phật dạy: “Này Bà cư sĩ, Đa văn Thánh đệ tử duyên nơi Như Lai cho nên tâm tĩnh, được hỷ, ác tham lam nếu có liền bị diệt, pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng bị tiêu diệt” (3).

Mục đích tu tập là lìa bỏ mọi tham muốn dục vọng thấp hèn, tu theo Phật, chứng quả vị Phật. Người đệ tử luôn nhớ nghĩ đến Phật như tiêu chí của đạo đức, mục tiêu của sự giải thoát. Sự gắn bó chặt chẽ đời sống của mình với nhân cách của Phật để phát khởi sự tinh tấn, để bảo hộ tâm giải thoát, để làm thước đo trong mọi hành động thân khẩu ý. Lộ trình tu tập ấy, quán niệm sâu sắc về Đức Phật, tín niệm Phật để tâm thực hành đạo lý hướng đến giác ngộ, Niết-bàn là điều cần thiết. Phật dạy:“Có một pháp, này các Tỳ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là Niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỳ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn” (4).

Chính vì những lợi ích lớn lao của pháp Niệm Phật đối với sự tu tập, cho nên về sau Tịnh Độ tông chủ trương niệm Phật tiêu trừ tội chướng, niệm Phật để vãng sanh, niệm Phật để chứng đạt tâm chánh định, niệm Phật để được chứng ngộ giải thoát sanh tử luân hồi.

Chú thích: 

(1) Kinh Tạp A-hàm, kinh Niệm Tam bảo, số 980; Hán dịch: Tống, Tam tạng Cầu-na-bạt-đà-la; Việt dịch: Thích Đức Thắng, Hiệu đính & chú thích: Thích Tuệ Sỹ.

(2) Kinh Tạp A-hàm, kinh Cây phướn, số 981; Hán dịch: Tống, Tam tạng Cầu-na-bạt-đà-La; Việt dịch: Thích Đức Thắng, Hiệu đính & chú thích: Thích Tuệ Sỹ.

(3) Kinh Trung A-hàm, kinh Trì trai, số202, Hán dịch: Phật-đà-da-xá & Trúc Phật Niệm, Việt dịch & Hiệu chú: Thích Tuệ Sỹ.

(4) Kinh Tăng chi bộ, tập 1, chương 1, phẩm Một pháp, HT.Thích Minh Châu dịch.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm