Niệm tưởng khác nhau nên có cảnh giới khác nhau
Chúng sanh thế gian khởi tưởng điên đảo: vô thường chấp tưởng thường, không phải lạc cho là tưởng lạc, không ngã chấp có tưởng ngã, không phải tịnh chấp có tưởng tịnh, đường chánh khởi tưởng đường tà, ác khởi tưởng phước, phước khởi tưởng ác.
Kinh Tăng Nhất A Hàm
Phẩm Chín Chúng Sanh Cư
Tôi nghe như vầy: Một thời, đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt, cùng với đại chúng năm trăm Tỳ-kheo.
Lúc ấy, Thích Đề-hoàn Nhân biến mất khỏi trời Tam thập tam, hiện đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân, rồi đứng qua một bên, bạch Phật: “Trời cùng con người có niệm tưởng gì? Ý cầu mong những gì?”
Phật bảo: “Thế gian trôi nổi, tánh chất không đồng, định hướng khác biệt, niệm tưởng chẳng phải một. Thiên Đế nên biết, vô số a-tăng-kỳ kiếp xưa kia, Ta cũng sinh ý nghĩ này: Loài trời và chúng sanh, ý thú hướng về đâu? Ước nguyện điều gì? Từ kiếp đó đến nay, Ta không thấy tâm của một ai giống nhau.
Thích Đề-hòan Nhân nên biết, chúng sanh thế gian khởi tưởng điên đảo: vô thường chấp tưởng thường, không phải lạc cho là tưởng lạc, không ngã chấp có tưởng ngã, không phải tịnh chấp có tưởng tịnh, đường chánh khởi tưởng đường tà, ác khởi tưởng phước, phước khởi tưởng ác.
Do phương tiện này nên biết, căn tánh của các loài chúng sanh thật khó lường, tánh hạnh chúng khác biệt nhau. Nếu tất cả chúng sanh đều cùng một tưởng, không có nhiều tưởng, thì không thể nhận biết có chín chỗ cư trú của chúng sanh, cũng khó phân biệt được chín nơi cư trú của chúng sanh này; chỗ thần thức y tựa cũng lại khó rõ, cũng không biết có tám địa ngục lớn, cũng khó biết nơi hướng đến của súc sanh, không phân biệt có sự khổ của địa ngục, không biết có sự hào quí của bốn dòng họ, không biết con đường dẫn đến chỗ A-tu-la, cũng lại không biết có trời Tam thập tam.

Tánh và hành của chúng sanh không đồng, tưởng niệm mỗi khác. Vì hành vi của chúng sanh kia không đồng, nên đưa đến xanh, vàng, trắng, đen,cao thấp không đều.
Giả sử tất cả đều cùng một tâm, sẽ như trời Quang âm. Vì chúng sanh có nhiều loại thân khác nhau, nhiêu tưởng niệm cũng khác nhau, cho nên biết có chín nơi cư trú của chúng sanh, chín nơi thần thức y tựa ; biết có tám địa ngục lớn, ba đường ác, cho đến trời Tam thập tam.
Do phương tiện này mà biết tánh của các loài chúng sanh không đồng, những điều chúng làm đều khác.”
Lúc ấy, Thích Đề-hoàn Nhân bạch Thế Tôn:
“Kỳ diệu thay, những điều Như Lai đã nói! Tánh và hành của chúng sanh không đồng, tưởng niệm mỗi khác. Vì hành vi của chúng sanh kia không đồng, nên đưa đến xanh, vàng, trắng, đen,cao thấp không đều. “Bạch Thế Tôn, chư thiên bận rộn nhiều việc, con muốn quay trở về trời.”
Phật bảo Thích Đề-hòan Nhân: “Nên biết đúng thời.”
Lúc ấy Thích Đề-hòan Nhân liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân Phật, rồi lui đi.
Thích Đề-hoàn Nhân sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Kinh Hoa Nghiêm: Phẩm Thăng Tu Di Sơn Ðảnh Thứ mười ba (tập 1)
Kinh Phật
Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh đại thừa, là vua trong các kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ, tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp thân, tư tưởng và tâm nguyện của Phật.

Kinh Giáo Giới Phú Lâu Na
Kinh Phật
Phật nói Kinh Giáo Giới Phú Lâu Na, trích từ Kinh Trung Bộ tập 3, Kinh Giáo Giới Phú Lâu Na số 145, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Kinh tâm hoang vu
Kinh Phật
Phật nói Kinh Tâm Hoang Vu, trích từ Kinh Trung Bộ tập 1, Kinh Tâm Hoang Vu số 16, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Kinh A Nan Nhất Dạ Hiền Giả
Kinh Phật
Phật nói Kinh A Nan Nhất Dạ Hiền Giả, trích từ Kinh Trung Bộ tập 3, Kinh A Nan Nhất Dạ Hiền Giả số 132, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.
Xem thêm