Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/04/2019, 06:45 AM

Nơi ra đời câu thành ngữ “Vắng như chùa Bà Đanh”

Cách không xa Tam Chúc, ở xã Ngọc Sơn cùng huyện Kim Bảng (Hà Nam), chùa Bà Đanh huyền thoại đi vào thành ngữ dân gian truyền khẩu "Vắng như chùa Bà Đanh" xứng đáng được hành hương như một ưu tiên khi bạn đã đặt chân đến vùng chiêm trũng xứ này.

>>Những ngôi chùa Việt độc đáo

Chùa Bà Đanh vẫn giữa được nét cổ kính của những ngôi chùa Bắc Bộ. Ảnh Quang Nam

Chùa Bà Đanh vẫn giữa được nét cổ kính của những ngôi chùa Bắc Bộ. Ảnh Quang Nam

Rất gần trung tâm thành phố tỉnh lỵ Phủ Lý, trong một khuôn viên đất phủ rợp bóng cổ thụ xưa cũ mà nếu nhìn từ trên không - ở một thế đất tuyệt mỹ ba mặt được ôm bởi sông Đáy, lối độc đạo dẫn vào lại có hai ngõ: một đưa đến chính điện, ngõ kia đến núi Ngọc cận kề Chùa.

Bài liên quan

Diện tích 10 ha trải rộng cho chừng gần 40 gian nhà gạch ngói - bề thế ấy cùng lịch sử dài lâu - chùa Bà Đanh được xem như thắng tích Phật giáo nổi bật ở Hà Nam hay của cả miền Bắc.

Tham cứu những tài liệu tin cậy, xuất xứ từ ngôi đền ở thế kỷ VII - hành trình dựng chùa thành một nơi dung hợp tín ngưỡng dân gian và thờ Phật diễn ra với nhiều lần trùng tu sửa chữa mở rộng...

Khởi thủy chùa là nơi thờ Tứ pháp: pháp điện, pháp lôi, pháp vân, pháp vũ - các hiện tượng tự nhiên. Các tài liệu đã nói đề cập một thời điểm xa xưa nơi đây từng là đền thờ một nữ thần Champa. Cứ liệu ấy vững vàng khi dẫn đến vị thế cửa ngõ Đại Việt ngày trước với biên thùy quốc gia Champa và nơi kết nối giao thoa văn hóa tín ngưỡng Việt - Champa bên cạnh kết nối văn hóa tín  ngưỡng từ phương Bắc. Quá trình mở rộng lãnh thổ, Nam tiến song hành quá trình đồng hóa giao lưu tương tác văn hóa tín ngưỡng như một tất yếu và chùa Bà Đanh đóng vai trò quan trọng trong quá trình tinh tế ấy.

Với những nét kiến trúc cổ kính, cũng như giá trị lịch sử để lại, năm 1994, chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa - Thể Thao & Du lịch cấp bằng Di tích lịch sử Quốc gia. Ảnh: Quang Nam

Với những nét kiến trúc cổ kính, cũng như giá trị lịch sử để lại, năm 1994, chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa - Thể Thao & Du lịch cấp bằng Di tích lịch sử Quốc gia. Ảnh: Quang Nam

Bài liên quan

Tên chùa Bà Đanh dựa trên địa danh thôn Đanh xá nơi chùa tọa lạc và sự vắng vẻ khó hiểu một chốn linh thiêng trang nghiêm bậc nhất như thế có khi được dẫn giải do vị trí độc đạo và thế khuất vắng của chùa. Tuy nhiên cũng có giả thuyết khác về việc sự mai một hành hương  chiêm bái theo một hướng rất khác dẫn đến nguồn tư liệu sử lạ: trong những cuộc chinh phạt phía Nam, cửa ngõ Hà Nam là vùng các nhà cầm quân Việt mang theo về tù binh và chiến lợi phẩm.

Chùa Bà Đanh xây dựng trong vùng sinh cư của đông đảo tù binh Champa và đền thờ nữ thần Champa đáp ứng tín ngưỡng của cộng đồng người Champa ấy. Theo "đà" tư liệu kia, các chùa Bà Đanh ở Hà Nội có sau đấy cũng tương tự và cũng vắng do nguyên nhân tương tự, hoặc khi thờ Phật hay thờ phụng khác không đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng thuần túy Champa, người Champa không đến hoặc có dịch chuyển cộng đồng Champa ở Đại Việt dẫn đến sự vắng vẻ hành hương chiêm bái và phụng cúng. Cũng có suy luận về sự vắng chùa Bà Đanh vì ngoài bề thế kiến trúc và diện tích rộng, mô típ Chùa Bà Đanh không phù hợp với tín ngưỡng bản địa trong quan niệm dân chúng Việt về "Chùa" nói chung. Quả thực điều này cũng đáng suy nghĩ...

Có nhiều lý giải cho sự vắng vẻ đi vào thành ngữ “Vắng như chùa Bà Đanh” của ngôi cổ tự này. Ảnh: Quang Nam

Có nhiều lý giải cho sự vắng vẻ đi vào thành ngữ “Vắng như chùa Bà Đanh” của ngôi cổ tự này. Ảnh: Quang Nam

Bài liên quan

Chùa Bà Đanh Hà Nam ngày nay vẫn đẹp lung linh trong vị thế thắng tích bậc nhất đất Bắc trong hệ thống chùa phật giáo. Mặt trước, nơi hướng ra sông Đáy, có ngôi đền kín cửa rêu cũ kỳ bí không rõ bên trong thờ phượng vị Thần hay Thánh nào. Và không xa nơi ấy, mấy bước chân, núi Ngọc tua tủa rễ cây nghìn năm bổ túc cho nét hay của cổ tự.

Chính điện hương khói ngưỡng Phật, có trì tụng kinh kệ trước tam bảo. Các khối nhà cũ mốc chen giữa các cội cây trãi rộng, và ở phía hậu, có giếng cổ.

Đến Hà Nam, đến Ba Sao mà không hành hương chùa Bà Đanh là đáng tiếc. Cơ hội càng rõ hơn khi khoảng cách từ Tam Chúc tự sang chùa Bà Đanh non 10 cây số! Hành hương cổ tự, vãn cảnh xưa, lắng lòng nhìn sông Đáy hiền hòa...

Gốc Lộc Vừng trăm năm bên cạnh cổng chùa Bà Đanh. Ảnh: Quang Nam

Gốc Lộc Vừng trăm năm bên cạnh cổng chùa Bà Đanh. Ảnh: Quang Nam

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Phát huy di sản chùa Thầy

Chùa Việt 11:23 13/04/2024

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội.

Xem thêm