Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 09/10/2024, 08:35 AM

Nói về chữ “Tâm”

Tâm là một từ quan trọng nhất đối với người tu đạo. Có thể nói Phật học chính là tâm học, người tu mà không hiểu đúng về tâm, không làm chủ tâm, không điều phục tâm, không làm cho tâm nhu nhuyến thì đường tu giác ngộ còn rất xa vời.

Đèn tâm một ngọn khơi lên được

Vạn cổ sầu bi phút sạch không

Tâm (chữ hán 心) là một từ quan trọng nhất trong đời sống con người. 

Tâm là một từ quan trọng nhất đối với người tu đạo. Có thể nói Phật học chính là tâm học, người tu mà không hiểu đúng về tâm, không làm chủ tâm, không điều phục tâm, không làm cho tâm nhu nhuyến thì đường tu giác ngộ còn rất xa vời. 

Tâm kinh Bát-nhã tức kinh lòng là một bài kinh ngắn gọn chỉ có 260 chữ, bao hàm tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển của Phật giáo Đại thừa là nói về tâm. 

Tâm cũng là một từ trừu tượng vô cùng khó hiểu.

Tâm vốn không hình tướng, không màu sắc không thể sờ mó nắm bắt. 

Trong đời sống thường ngày ai ai cũng thường đề cập đến chữ tâm: Sống cho có lương tâm; làm việc cho có tâm; miệng nó nói thế nhưng tâm nó tốt lắm đó; làm vậy mà không cắn rứt lương tâm à...

Tông chỉ của thiền tông Phật giáo là: "Không lập văn tự, truyền riêng ngoài giáo, chỉ thẳng tâm người, thấy tính thành Phật ". Nói đơn giản thiền tông chủ trương ngộ tâm thành Phật. 

Thật ra nói ngộ tâm, liễu ngộ tâm, triệt ngộ tâm, đại ngộ tâm chính là thấy biết đúng như thật về tâm. 

Toàn bộ hệ thống kinh điển Đại thừa Phật giáo giảng dạy về chữ "tâm" từ nhiều góc độ, ở nhiều chiều kích, trên nhiều phương diện, bằng nhiều phương thức khác nhau. 

Nói về Phật tánh (Phật tính)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Như kinh Hoa nghiêm nói:

Tâm như người hoạ sĩ

Vẽ các kiểu hình tướng

Mọi thứ trên thế gian

Không cái gì không tạo

Có nhiều cách hiểu và phân loại tâm từ nhiều góc độ khác nhau, ở đây tạm phân làm sáu loại:

- Chân như tâm hay Kiên thật tâm cũng gọi Phật tâm, Phật tính chỉ cái tuyệt đối không sinh không diệt mà thiền tông đề cập. 

- Nhục đoàn tâm chỉ cho trái tim da thịt có nhịp đập, khi trái tim hết đập là ngưng thở. 

- Tinh yếu tâm chỉ cái tinh hoa cốt tuỷ

Ba loại tâm trên được dịch từ danh từ hṛdaya trong tiếng Phạn

- Tập khởi tâm chỉ cho thức thứ tám tức A-lại-da thức

- Tư lượng tâm chỉ cho Mạt na là thức thứ bảy

- Duyên lự tâm chỉ cho ý thức tức là thức thứ sáu

Ba loại tâm sau là nói theo quan điểm của Duy biểu học. 

Theo Phật giáo Nam truyền cái biết của sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân ý hợp lại gọi là Tâm. 

Lương tâm (tâm lương thiện trong sáng) là một từ rất phổ biến trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, từ việc lớn ảnh hưởng đến nhiều người cho đến những việc nhỏ giữa con người với nhau. Vì lợi ích của mình mà không màng đến đau khổ của người khác là người vô lương tâm, còn người có lương tâm biết cân bằng giữa lợi ích của mình và người khác. Người không có lương tâm vô cảm trước nỗi đau của người; người có lương tâm biết đặt mình vào trường hợp của người khác để hiểu để thông cảm. 

Trong tiếng Anh, tâm được dịch là mind, có khi là heart, cũng có khi là Consciousness. 

Phẩm Thắng trong kinh bộ Tương ưng mô tả công năng của tâm:

- Vật gì dắt dẫn đời?

Vật gì tự não hại?

Và có một pháp nào

Mọi vật đều tùy thuộc?

- Chính tâm dắt dẫn đời

Chính tâm tự não hại

Chính tâm là một pháp

Mọi vật đều tùy thuộc.

Thời công phu chiều các chùa Bắc tông hay tụng bài kệ kinh Hoa nghiêm:

Nếu ai muốn biết rõ

Ba đời, mười phương Phật

Hãy quán tính pháp giới

Tất cả do tâm tạo

Người tu tập, muốn biết ba đời mười phương chư Phật tu như thế nào để thành Phật thì chỉ cần quán như thật: Tất cả do tâm. 

Muôn vạn phiền muộn bất an, khổ não, nghiệp chướng đều có nguồn gốc từ tâm bất thiện tham lam, ích kỷ, đố kỵ, sân si, cố chấp sinh ra. 

Tâm được tu tập, tập trung thông suốt, phát huy được công năng diệu dụng có thể giúp chúng ta giải quyết được tất cả những khó khăn, buồn phiền ách tắc trong cuộc đời. 

Khi nói đến tâm thường có từ đi chung như tâm thức hay tâm ý, có người chưa phân biệt rõ tâm - ý - thức có liên quan với nhau như thế nào. 

Luận Thành duy thức nói: Tâm, ý, thức cùng một thể, khi nói tích tụ tập khởi là tâm, nói tư duy trù lượng là ý, nói phân biệt nhận thức là thức.

Phẩm chất tâm liên quan mật thiết đến mọi mặt của đời sống con người, tâm không được tu tập, càng buông lung, tán loạn sẽ càng khổ; tâm có tu tập, có chánh niệm, có tập trung, được điều phục sẽ càng bình an hạnh phúc, hướng thượng. 

Chúng tôi kết thúc bài viết ngắn này bằng một bài kệ nổi tiếng về chữ tâm mô phỏng từ chữ hán:

Ba điểm như sao sáng

Hoành câu tợ trăng tà

Thú mang lông đội sừng

Làm Phật cũng do y. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm