Thành kính hướng về kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo mùng 8 tháng 12 Âm lịch
Khi những cơn gió đông bắt đầu thổi, khí trời trở nên se lạnh, cũng là lúc trong lòng mỗi người Phật tử đều nao nức đón chào một sự kiện trọng đại, đồng thời hân hoan chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc, đó chính là ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, mùng 8 tháng 12 âm lịch.
"Cội Bồ Đề trang nghiêm thiền định
Thắng thiên ma, vạn chướng trùng trùng
Chúng con lạy đấng Đại Hùng
Rọi vô biên Trí tận cùng thế gian.."
Chúng con xin chắp tay sen búp đồng một dạ chí thành hướng về kỷ niệm ngày Bồ tát Siddhartha Gautama thành tựu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Cách đây hơn 2500 năm về trước, tại thành Kapilavastu (Ấn Độ), Thái tử Siddhartha Gautama- Vì thấy được bản chất cuộc đời là đau khổ nên Người đã khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy và lạc thú thế gian để lựa chọn con đường xuất gia học đạo, quyết chí tìm ra một hướng đi mới cho nhân loại và giúp chúng sinh thoát khỏi đau khổ.
Suốt 49 ngày đêm tọa thiền dưới cội cây Bồ Đề, đến rạng sáng mùng 8 tháng 12 năm Tân Mùi, Người đã chứng thành Vô Thượng Đạo, trở thành một bậc Chánh Đẳng Chánh Giác - tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Đấng Thiên Nhơn Sư - Vị giáo chủ đã Khai sáng ra Đạo Phật .
Đức Phật - Bậc Thầy vĩ đại của nhân loại mà Liên Hiệp Quốc đã tôn vinh và lấy ngày sinh nhật của Đức Phật làm ngày Lễ hội văn hoá và tôn giáo của Liên Hiệp Quốc và tổ chức Đạo Lễ Vesak hằng năm của Liên Hiệp Quốc, Đạo lễ Tam Hợp: Kỷ niệm 3 sự kiện quan trọng trong cuộc đời Đức Phật: Đản Sinh, Thành Đạo và Nhập Niết Bàn.
Đức Phật thành đạo, Ngài mở ra con đường giải thoát, mở ra kỷ nguyên mới cho loài người. Ngài thuyết pháp giáo hóa chúng sanh, trang trải tình thương vô điều kiện (vô duyên đại từ). Ngài và giáo pháp của Ngài đã không công nhận chế độ đẳng cấp. Ngài nói: "Không có giai cấp trong khi dòng máu cùng đỏ nước mắt cùng mặn”, thâu nhận và chỉ dạy cho tất cả mọi người mà không phân biệt người đó thuộc giai cấp nào.
Ngài thự thi tư do tuyệt đối, chỉ dạy mọi người nhưng không buộc mọi người phải tin một cách mù quáng:” Chớ vội tin vì đó là thầy tổ mình nói, vì nhiều người tin, vì tập quán thói quen, vì kinh sách...”. Ngài khuyến khích mọi người thực hành và kiểm nghiệm ngay trong đời sống. Ai muốn hết khổ, giải thoát thì theo tu học, ai không tin thì cứ tự do ra đi…
Ngài cũng thực thi tinh thần bình đẳng và dân chủ một cách tuyệt đối:” Sanh Phật bất nhị”,”Tất cả chúng sanh đều có trí huệ đức tướng của Như Lai”, “ Ta là phật đã thành các ông là Phật sẽ thành”…
BẢY Ý NGHĨA PHẬT THÀNH ĐẠO
1. Ý nghĩa thứ nhất của Thành đạo nói lên rằng con đường đi đến giải thoát là Trung đạo
2. Ý nghĩa thứ hai là, bằng nỗ lực của tự thân, với sự tu tập đúng pháp, con người có thể giác ngộ ngay tại đời này.
3. Ý nghĩa thứ ba, nội dung của Thành đạo là đoạn trừ vô minh, ái, thủ (đoạn diệt Mười hai nhân duyên), hay đoạn trừ Mười kiết sử
4. Ý nghĩa thứ tư, có sự kiện Thành đạo có nghĩa là vô minh, ái, thủ... không thực có, hay không có tự ngã. Tự ngã chỉ là sản phẩm của vô minh, không thuộc thực tại.
5. Ý nghĩa thứ năm, đức Phật thành đạo có nghĩa là các pháp được nhìn dưới cái nhìn vô chấp thủ, được thấy thoát ly các tướng hay Vô ngã tướng
6. Ý nghĩa thứ sáu, Thành đạo là trở về Thật pháp, trở về “Vô sinh”, “Tịch diệt”, đi ra mọi nghĩa đối đãi của thường, đoạn, khứ, lai, hữu, vô, sinh và diệt
7. Ý nghĩa thứ bảy, sự kiện Thành đạo của Thế Tôn mở ra cho nhân loại một con đường thoát khổ, một niềm tin thoát khổ.
Đón mừng sự kiện vĩ đại này, chúng tôi khởi đăng loạt bài xiển dương Đạo Phật và ngày Đức Phật thành Đạo, cũng như kêu gọi Phật tử mọi miền có các hành động thiết thực tưởng nhớ Ngài.
Kính chúc tất cả chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử một mùa lễ Phật Thành Đạo vô lượng an lành trong ánh từ quang đức Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm