Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 28/10/2024, 08:00 AM

Nói về Thất giác chi (Bảy pháp giác ngộ)

Thất giác chi hay Thất bồ đề phần chỉ cho bảy pháp tu tập đưa đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn, không còn khổ đau trong sáu nẻo luân hồi.

Thất giác chi (pi. sattabojjhanga, h.七覺支, ja. shichikakushi, Trong ba mươi bảy phần Bồ đề thì Thất giác chi là phần thứ sáu.

Theo Phật giáo Đại thừa, Thất giác chi được trình bày như sau:

1 là Trạch pháp (擇法) phân biệt các pháp đúng sai, chọn phương pháp tu đúng; 2 là tinh tấn (精進) siêng năng nỗ lực kiên trì; 3 là Hỷ (喜), sự hoan hỷ; 4 là Khinh an (輕安) tâm nhẹ nhàng, thứ thái; 5 là Niệm (念),, sự chú tâm tỉnh giác; 6 là Định (定), tâm được tập trung, chuyên chú không tán loạn; 7 là Xả (捨) buông xả, không vướng chấp bất cứ thứ gì.

Phật giáo Nguyên thủy trình bày Thất giác chi như sau: Niệm (Sati), Trạch Pháp, (Dhammavicaya), Tinh tấn (Viriya), Hỷ (Piti), Khinh an (Passadhi), Ðịnh (Samadhi) và Xả (Upekkha).

Về bản chất Thất giác chi của hai truyền thống không khác nhau, chỉ khác trật tự chữ " Niệm" và "Trạch pháp". 

Có thể tu tập Thất giác chi như một tiến trình được không?

3

Niệm giác chi.

Chánh niệm, tỉnh giác ghi nhận mọi thứ đang xảy ra một cách đơn thuần chân thật và rõ ràng. Đây là nền tảng quan trọng để tu tập phát triển sáu phần giác chi sau

Có thể tu tập phát triển Niệm giác chi qua cách niệm thân, thọ, tâm, pháp (Tứ niệm xứ)

Tinh tấn giác chi (Cần giác chi).

Tu tập Niệm giác chi làm cho tâm tỉnh giác sáng suốt, cân bằng thì tinh tấn giác chi thúc đẩy năng lượng của sự nỗ lực siêng năng mạnh mẽ dứt trừ, ngăn chặn lời nói hành vi, việc làm, suy nghĩ xấu ác bất thiện; thúc đẩy, làm phát sinh, phát triển các pháp lành, thanh tịnh, hướng thiện, giác ngộ (Tứ chánh cần)

Cụ thể là siêng năng toạ thiền, học pháp, tụng kinh, dứt trừ chuyển hoá tập khí phiền não thói hư tật xấu, tính ác tham chấp, đố kỵ, ích kỷ, ngã mạn, lười biếng...

Trạch pháp giác chi.

Trí tuệ suy lường các pháp, mọi thứ theo tính vốn có của chúng, là chọn pháp đúng trong đời sống tu tập. Trí tuệ trạch pháp rất quan trọng giúp người tu học nhìn nhận rõ ràng minh bạch về mọi mặt của đời sống, nếu chọn pháp sai sẽ sống sai, làm sai, tu sai thì kết quả sẽ không tốt là đương nhiên

Ví như chọn xuất gia tu hành, phát triển giá trị đạo đức trí tuệ là hướng tâm cao thượng khác với người thế tục chọn danh lợi tiền tài thỏa mãn lạc thú thế gian làm mục đích sống. Đây là trạch pháp. Người tu chọn hành thiền hay niệm Phật hoặc trì chú làm công phu thường xuyên là trạch pháp; tìm minh sư, đạo tràng tu học tốt cũng là trạch pháp; người mới tu, chuyên tâm thực hành giới định tuệ hay làm truyền thông Phật giáo cũng là trạch pháp

Hỷ giác chi.

Tu tập niệm, trạch pháp, tinh tấn tốt, hỷ lạc sẽ phát sinh. Tu tập phát triển tâm hoan hỷ, khoáng đạt, rộng mở vui vẻ, an lạc sẽ thúc đẩy tiến trình tu tập thăng hoa. Nói theo ngôn ngữ thông thường hỷ là nàng lượng sức sống tích cực vui vẻ tràn trề. Cái hạnh phúc mà thế gian đi tìm không ngoài tâm hỷ lạc

Định giác chi.

Nhìn từ góc độ động tĩnh, thì tinh tấn, trạch pháp, hỷ có tính động và ba giác chi tiếp theo có tính tĩnh.

Định là sự vững vàng, tập trung, chuyên chú không tán loạn, dao động của tâm. Có nhiều cách tu tập phát triển định như chú tâm vào một đối tượng như hơi thở, câu thoại đầu, câu thần chú, câu niệm Phật, một đề mục giáo lý hoặc là tập định tâm với các đối tượng diễn ra trong đời sống. Ngồi thiền là phương pháp phát triển định tốt nhất. Tu tập định, phát triển định có ý nghĩa quan trọng trong việc tu tập hướng đến thành tựu trí tuệ giác ngộ giải thoát. Các phương pháp tu tập theo Phật giáo đúng hướng thì chắc chắn phải đi ngang qua cửa định. Có thể nói mọi nâng lực, trí tuệ diệu dụng được phát huy là nhờ yếu tố định

Khinh an giấc chi (Tĩnh giác chi).

Khinh an ở đây là trạng thái tâm nhẹ nhàng, thư thái, yên ắng nhờ tu tập năm giác chi trước, các tâm bất thiện, tập khí phiền não được chuyển hoá, dịu bớt, lắng xuống. Khi giải phóng, cởi mở, những gánh nặng phiền não tập khí cũng như tâm vượt thoát một số trói buộc vướng mắc, cố chấp tự nhiên được nhẹ nhàng thư thái yên tĩnh

Xả giác chi.

Trong tứ vô lượng tâm, xả là pháp cuối cùng, ở thất giác chi cũng vậy.

Xả nghĩa đơn giản là không dính mắc, không vướng chấp, là buông bỏ.

Người tu tập thất giác chi, nhờ quán xét tư duy sáu pháp thuận xả mà có được sự tương ưng giữa vô lậu và tác ý, tâm trụ vào tính bình đẳng, tâm trụ vào tính chánh trực, tâm không còn vướng mắc mà trụ vào tính tịch tĩnh gọi chung là xả, cũng gọi là xả giác chi.

Người tu tập có khả năng diệt hết khổ; đối với các hàng hữu học, các hành như sở kiến của mình mà tư duy quán sát sẽ đạt cứu cánh; nhìn rõ trong các hành thấy rõ lỗi lầm, đối Niết bàn vĩnh viễn thấy rõ công đức.

Nếu là A la hán như tâm giải thoát, tư duy quán sát, khiến đạt cứu cánh và sẽ có được sự tương ưng giữa vô lậu và tác ý, tâm trụ vào tính bình đẳng, tâm trụ vào tính chính trực, trụ vào tính tịch tĩnh thì, đó gọi là xả giác chi.

Ở nghĩa thông thường tùy theo căn cơ trình độ, nghiệp thức, vướng mắc chướng ngại mà thực hành phát triển pháp xả phù hợp.

Ví dụ bản chất của thiền thứ 4 là xả niệm thanh tịnh.

Tu tập thành tựu được một chút thành quả mà không tu pháp xả, vướng chấp vào đó sẽ chướng ngại trên lộ trình giác ngộ giải thoát.

Theo kinh Tương ưng, tu tập 1 trong 7 hoặc theo thứ lớp đều tốt. Do trú chánh niệm như vậy, với trí tuệ tư sát, quyết trạch, thành tựu được quán sát pháp ấy. Theo đó Trạch pháp giác chi bắt đầu phát sinh trong vị ấy. Khi tu tập Trạch pháp giác chi, với trí tuệ quyết trạch, tư sát pháp ấy, thì tinh tấn bắt đầu phát khởi. Tinh cần tu tập tinh tấn giác chi hướng đến viên mãn thì Hỷ giác chi bắt đầu phát khởi. Hỷ giác chi tu tập đến viên mãn thì hành giả có thân khinh an và tâm khinh an, Khinh an giác chi phát khởi. Khinh an giác chi tu tập đến viên mãn, thì hành giả có lạc, có lạc tâm sinh, tâm trở nên định tĩnh, Định giác chi bắt đầu phát khởi. Định giác chi tu tập đến viên mãn, hành giả khéo trú xả. Xả giác chi bắt đầu phát khởi, tu tập xả, xả giác chi đi đến viên mãn hướng đến giải thoát giác ngộ cuối cùng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm