Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 10/10/2019, 07:40 AM

Nói với người xuất gia trẻ

Xuất gia, sống trong chùa hay trong học viện, chúng ta cũng có thể có những khó khăn như sống trong gia đình. Nếu trong đời sống gia đình, ta có thể có vấn đề với cha mẹ hay anh chị em, thì sống trong chùa cũng thế.

 >>Phật pháp và cuộc sống

Này người xuất gia trẻ, các em hãy lắng nghe tôi nói đây. Tôi biết có những người xuất gia trẻ hiện đang được sống trong một môi trường tu học thích ứng, được thầy thương yêu và tin cậy, được anh chị em đồng tu khuyến khích và nâng đỡ, được có cơ hội học hỏi và thực tập hằng ngày. Tuy nhiên số lượng những người may mắn ấy còn rất hiếm. Có thể đọc đến dòng chữ này em đang khóc. Tôi biết có rất nhiều người học tăng trẻ đang gặp nhiều khó khăn, kể cả những khó khăn về cơm áo. Tôi đã đi ngang qua những chặng đường như thế rồi, nên tôi hiểu họ.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Những khó khăn

Bài liên quan

Xuất gia, sống trong chùa hay trong học viện, chúng ta cũng có thể có những khó khăn như sống trong gia đình. Nếu trong đời sống gia đình, ta có thể có vấn đề với cha mẹ hay anh chị em, thì sống trong chùa cũng thế. Em có thể đang có khó khăn với thầy em, và hai thầy trò đang khổ. Có thể em đang có cảm giác thầy em không thương em, không hiểu em, và có thể thầy em cũng đang nghĩ là em không có đủ tinh thần trách nhiệm, không chịu nghe lời thầy. Việc truyền thông giữa hai thầy trò đã trở nên khó khăn, và cả hai thầy trò đang không có hạnh phúc. Em nghĩ là đời sống ở chùa bận rộn quá, em phải làm nhiều việc quá, em không có thời giờ để học hỏi và tu tập, mà chính thầy em cũng không có thì giờ học hỏi và tu tập. Em rất muốn được thầy em gửi em vào nội trú một Viện Phật Học để em có thể để hết thì giờ vào việc tu học, nhưng vì chùa neo người, thầy em chưa cho em đi.

Các vị thân sinh ra em có thể đã không muốn em đi tu. Họ nói gia đình đang cần em chống đỡ mà em lại bỏ đi tu. Các vị nghĩ rằng đi tu là bỏ bê gia đình, và em rất lấy làm khổ tâm. Người khác đi xuất gia thì được gia đình yểm trợ tinh thần, còn em thì không. Em có thể đang có vấn đề với sư anh, sư chị hay sư em của em. Em trách họ không hiểu em, nặng lời với em, kỳ thị em, mách những khuyết điểm của em với thầy để thầy không thương em… Những vấn đề như thế có bản chất giống hệt như những vấn đề ngoài đời. Em khổ. Và sự kiện em đang khổ là một thua thiệt lớn cho em, cho tôi, cho tất cả tăng thân. Em khổ mà không chuyển hóa được cái khổ của em thì làm sao em đi trọn con đường tu học?

Xuất gia, sống trong chùa hay trong học viện, chúng ta cũng có thể có những khó khăn như sống trong gia đình. Nếu trong đời sống gia đình, ta có thể có vấn đề với cha mẹ hay anh chị em, thì sống trong chùa cũng thế.

Xuất gia, sống trong chùa hay trong học viện, chúng ta cũng có thể có những khó khăn như sống trong gia đình. Nếu trong đời sống gia đình, ta có thể có vấn đề với cha mẹ hay anh chị em, thì sống trong chùa cũng thế.

Bài liên quan

Có khi em bực mình nghĩ rằng hay là em nên ly khai tăng thân, ra lập một cái am nhỏ, kiếm vài bà bổn đạo yểm trợ tài chánh cho em, đủ để trả tiền nhà, tiền ăn và tiền đi xe buýt, để em có thể đi học. Em tự bảo: học Phật pháp và sinh hoạt với tăng đoàn là chuyện ta sẽ làm suốt đời, cần gì phải gấp gáp; bây giờ mình hãy lo học để đạt tới một trình độ văn hóa khá cao của thế học đã, rồi nghiên cứu Phật học sau cũng không muộn. Hơn nữa nếu có một cái bằng cấp tốt nghiệp đại học thì không những học Phật mau thành mà nói gì người ta cũng tin, tại vì mình đã đậu cử nhân, phó tiến sĩ hay tiến sĩ… Những tư tưởng như vậy làm em bất an, không an trú được trong nếp sống thường nhật. Những tư tưởng ấy lại rất tai hại, bởi vì chúng đang có thể kéo em ra khỏi con đường tu mà em không biết.

Con đường thoát

Nếu em đang ở vào một hoàn cảnh có nhiều khó khăn, tôi muốn em đừng vội ly khai môi trường hiện tại, bỏ thầy bỏ chùa bỏ chúng mà đi tìm nơi khác. Đừng đi vào dấu chân của những người đứng núi này trông núi nọ. Có thể em đang mơ ước được vào nội trú Viện Phật Học, nhưng cũng có thể một người khác đang nội trú trong Viện Phật Học lại mơ ước được ra ở chùa ngoài như em. Nếu em chưa tìm ra một giải pháp thỏa đáng thích hợp với những điều tôi căn dặn trong bài pháp thoại ngày 2 tháng 5 năm 1996 thì em phải tìm tới tham vấn một vị thiện tri thức mà em tin cậy. Vị thiện tri thức này có thể là một thầy hay một sư cô có tuệ giác, có đức độ, có an lạc. Em hãy trình bày lên vị ấy tất cả những nỗi lòng của em và những sự thực về hoàn cảnh em. Vị ấy sẽ chỉ cho em đường đi nước bước em cần phải theo. Nếu tôi được em tham vấn, tôi sẽ nói rằng em cần thực tập để thiết lập ngay lại sự truyền thông với thầy em và với huynh đệ em càng sớm càng tốt. Em phải học hạnh đế thính (lắng nghe) và ái ngữ (ngôn từ hòa ái).

Phải tập theo dõi hơi thở để giữ sự bình tĩnh trong lúc nghe, để tiếp thu được những điều mình nghe, dù những điều đang nghe không phù hợp với nhận thức sẵn có của em về sự thật.

Phải tập theo dõi hơi thở để giữ sự bình tĩnh trong lúc nghe, để tiếp thu được những điều mình nghe, dù những điều đang nghe không phù hợp với nhận thức sẵn có của em về sự thật.

Bài liên quan

Phải biết ngồi nghe một cách chăm chú, tĩnh lặng, phải học nghe với tâm không thành kiến, đừng tỏ vẻ nóng nảy, đừng có khuynh hướng phán xét và phản ứng; những năng lượng này một khi biểu hiện ra nét mặt, đôi mắt, hơi thở hay ra cử chỉ sẽ làm cho người nói không còn cảm hứng nói ra những điều người ấy muốn nói. Phải tập theo dõi hơi thở để giữ sự bình tĩnh trong lúc nghe, để tiếp thu được những điều mình nghe, dù những điều đang nghe không phù hợp với nhận thức sẵn có của em về sự thật. Em phải tập nghe thầy, nghe huynh đệ em theo cách ấy, và khoảng một tháng sau, sự truyền thông (communication) sẽ được tái lập giữa em và những người ấy. Khi em nói, em phải tập nói với ngôn từ hòa ái. Phải nói như thế nào để chứng tỏ mình đang bình tĩnh trình bày cho người kia thấy sự thật, chứ không phải là mình đang nói để tỏ lộ sự bực dọc hay bất bình của mình. Tuyệt đối không trách móc. Em chỉ nói về những khó khăn, những đau khổ của em thôi, và cầu xin sự giúp đỡ của người kia. Đế thính và ái ngữ là nội dung của giới thứ tư trong năm giới quý báu.

Thực tập giới này em sẽ chuyển đổi được tình trạng, em có thể thuyết phục thầy và huynh đệ của em cùng góp sức chuyển hóa môi trường hiện thời thành một môi trường thích hợp hơn cho sự tu học, nghĩa là cho sự thực hiện lý tưởng cao đẹp của người xuất gia hảo tâm. Trong một Viện Phật Học, có thể cũng có những hiện tượng chống báng, phe phái, chia rẽ và kỳ thị.

Đau khổ cần thiết cho tuệ giác nếu ta biết quán chiếu nó, nhìn sâu vào bản chất nó, để tìm lối ra. Vì vậy đau khổ là một thánh đế, nghĩa là một sự thật linh thiêng. Nhưng nếu ta tự để đắm chìm trong khổ đau mà không thấy được bản chất và con đường thoát khổ, thì đau khổ không còn là một thánh đế nữa.

Đau khổ cần thiết cho tuệ giác nếu ta biết quán chiếu nó, nhìn sâu vào bản chất nó, để tìm lối ra. Vì vậy đau khổ là một thánh đế, nghĩa là một sự thật linh thiêng. Nhưng nếu ta tự để đắm chìm trong khổ đau mà không thấy được bản chất và con đường thoát khổ, thì đau khổ không còn là một thánh đế nữa.

Bài liên quan

Nếu em là tăng sinh trong Viện Phật Học, hoặc giả nếu em là một vị giáo thọ trẻ của Viện Phật Học, em cũng phải thực tập như thế để dần dần chuyển hóa Viện Phật Học thành một môi trường thật sự thuận lợi cho sự thực hiện lý tưởng của người xuất gia. Tôi biết những lời tôi đang viết đây cũng sẽ được các vị sư trưởng của các chùa, các vị giáo thọ trong các Viện Phật Học đọc, tôi tin chắc quý vị cũng đang thao thức như tôi và như em trong vấn đề chuyển hóa môi trường tu học cho môi trường ấy trở thành thuận lợi, và như thế mọi người trong ban giám hiệu, ban giáo thọ cũng như tất cả các tăng sinh sẽ có hạnh phúc nhiều hơn trong đời sống tu học hằng ngày. Hạnh phúc của em rất cần thiết cho tôi và cho tất cả mọi người, vì vậy em không có quyền tiếp tục đau khổ. Nếu em tiếp tục đau khổ, chúng tôi sẽ mất em. Đau khổ cần thiết cho tuệ giác nếu ta biết quán chiếu nó, nhìn sâu vào bản chất nó, để tìm lối ra. Vì vậy đau khổ là một thánh đế, nghĩa là một sự thật linh thiêng. Nhưng nếu ta tự để đắm chìm trong khổ đau mà không thấy được bản chất và con đường thoát khổ, thì đau khổ không còn là một thánh đế nữa.

Trích từ sách: Bước Tới Thảnh Thơi - Giới Luật Và Uy Nghi Của Các Vị Sa Di

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ca sĩ Phật tử Sa Huỳnh: "Được gặp Đức Dalai Lama là hạnh phúc lớn với tôi"

Phật giáo và người trẻ 11:12 20/03/2024

Ba ngày trước, trong chuyến hành hương đất Phật (Ấn Độ), ca sĩ - Phật tử Sa Huỳnh đã được diện kiến Đức Dalai Lama tại trú xứ của ngài ở Dharamshala.

"Người đẹp Tây Đô" Việt Trinh sau giải nghệ: Là Phật tử nhiều năm, ăn chay, sống an yên

Phật giáo và người trẻ 10:00 20/03/2024

Sau khi giải nghệ, Việt Trinh chuyển từ TP. HCM về Bình Dương sinh sống. Hàng ngày, cô tận hưởng thú vui điền viên trong nhà vườn rộng 3.000m2 ở Bình Dương.

“Cuộc đời đức Phật” đã thay đổi cuộc đời Gagan Malik

Phật giáo và người trẻ 17:00 16/03/2024

Cư sĩ Gagan Malik, một trong những diễn viên nổi tiếng ở Ấn Độ. Một trong những vai diễn của ông được đánh giá cao là Thái tử Siddhartha trong phim “Sri Siddhartha Gautama - Cuộc đời đức Phật”.

Thợ săn và những viên đạn oan nghiệt

Phật giáo và người trẻ 12:40 14/03/2024

Bao năm săn bắn, chắc ông chỉ cảm nhận được cái thích thú khi cầm khẩu súng, nhẹ bóp cò “đoàng” một phát là có được một con mồi, là có được tiền bạc rủng rỉnh, chứ ông đâu có biết con thú bị trúng đạn nó đau thế nào.

Xem thêm