Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

"Núi được xem là nơi cư ngụ của thần thánh"

Dưới đây là một diễn văn xúc động của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 về núi rừng Tây Tạng. Bài viết được phát hành vào ngày 16 tháng 7 năm 1992. Bài viết được đăng trên trang nhà của Ngài, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, chúng tôi dẫn link trang này vào cuối bài viết. A di đà Phật.

Bài liên quan

Ở Tây Tạng, núi thường được xem là nơi cư trú của những vị thần thánh. Thí dụ như, Amnye Machen, một ngọn núi ở đông bắc Tây Tạng, được xem là ngôi nhà của Machen Pomra - một trong những Vị Thánh quan trọng của Amdo - quê hương tôi. Vì tất cả mọi người xứ Amdo đều xem Machen Pomra là bạn đặc biệt của họ, nhiều người đi hành hương vòng quanh chân núi.

Người Tạng thường không thích lắm về việc mở rộng các đỉnh núi bao quanh họ, có thể là điều đó là thiếu sự tôn trọng đối với những vị Thần linh đang ngự ở đó. Tuy nhiên, tôi nghĩ có một lý do thực tế hơn. Hầu hết người Tạng thà là phải leo xa hơn qua các đường đèo núi để thể hiện lòng mong ước của họ; hơn là trèo cao hơn ở những nơi mà họ bắt buộc phải thực hiện. Thỉnh thoảng cư dân Lhasa leo núi để thưởng ngoạn, họ chọn những ngọn đồi kích cỡ tương đối, và khi lên tới đỉnh, họ thường đốt trầm hương, dâng lời cầu nguyện và thư giãn với buổi cắm trại.

nui tay tang

Các du khách theo truyền thống Tây Tạng thường đặt thêm một cục đá lên những tảng Đá hình Tháp trên đỉnh những ngọn đồi hay những ngọn đèo rồi hô thật to “Lha-gyal-lo” (Thần Chiến Thắng). Về sau, “đá Mani” - những tảng đá được khắc các lời cầu nguyện và những kinh điển khác - được đặt thêm vào với những lá cờ cầu nguyện. Một sự thực hành xuất phát từ ý thức truyền thống này đối với môi trường là để thể hiện một mối quan tâm sâu xa để bảo vệ nó.

Chỉ có các nhà ẩn tu, động vật hoang dã - và, vào mùa hè, những người dân du mục và các đàn gia súc của họ là thực sự sống ở giữa những vùng núi cao đó; nhưng trong sự đơn giản và yên tĩnh của các ngọn núi của chúng tôi, có nhiều sự an lạc trong tâm hồn hơn ở hầu hết các thành phố trên thế giới. Vì sự thực hành trong đạo Phật là xem các hiện tượng đều không có tự tánh cố hữu của nó, cho nên sẽ rất hữu ích cho người hòa giải có thể nhìn vào khoảng không gian mênh mông, trống rỗng từ một đỉnh núi cao.

Trong các cửa hàng bán sản phẩm thiên nhiên này, bác sĩ của chúng ta tìm thấy nhiều loại thảo dược quý hiếm để họ kết hợp cùng với thuốc của mình; trong khi người du mục tìm thấy các đồng cỏ phì nhiêu cho gia súc của họ, điều này rất quan trọng đối với nền kinh tế Tây Tạng. Nhưng thậm chí còn tác động đến phạm vi rộng lớn hơn, vùng đất của núi tuyết là nguồn của nhiều con sông lớn ở Châu Á. Những trận lụt lớn gần đây trên tiểu lục địa Ấn Độ và Trung Hoa có thể được cho là bị ảnh hưởng một phần do sự tàn phá rừng rộng lớn cùng với việc hủy hoại môi trường.

Trong hơn 1.000 năm qua, người Tây Tạng chúng tôi đã tuân thủ các giá trị tinh thần và môi trường để duy trì sự cân bằng tinh tế của cuộc sống trên cao nguyên cao mà chúng tôi đang sống. Được truyền cảm hứng bởi thông điệp của Đức Phật về tinh thần bất bạo động cùng với tâm từ bi; và được bảo vệ bởi các ngọn núi, chúng tôi đã tìm cách tôn trọng mọi giống loài của cuộc sống, trong khi những người hàng xóm của chúng tôi vẫn cứ sống thản nhiên.

Ngày nay, khi chúng ta nói về bảo vệ môi trường, cho dù chúng ta muốn nói đến động vật hoang dã, rừng, đại dương, sông hoặc núi; thì cuối cùng quyết định hành động cũng phải đến từ trái tim. Vì vậy, điểm cốt yếu, theo tôi nghĩ, là tất cả chúng ta cùng phát triển ý thức trách nhiệm chung, không chỉ đối với hành tinh xanh xinh đẹp là nhà của chúng ta, mà còn đối với vô số chúng hữu tình mà chúng ta đang cùng chung sống.

Trong một diễn văn về môi trường, Ngài nhấn mạnh:

Khi chúng tôi ở Tây Tạng, chúng tôi luôn cho là môi trường trong sạch. Đối với người Tây Tạng, bất cứ khi nào chúng tôi nhìn thấy một dòng suối ở Tây Tạng, không có câu hỏi nào đặt ra liệu có an toàn để uống hay không. Tuy nhiên, nó đã khác khi chúng tôi đến Ấn Độ và những nơi khác. Ví dụ, Thụy Sĩ là một quốc gia rất đẹp và ấn tượng, nhưng mọi người nói "Đừng uống nước từ dòng suối này, nó đã bị ô nhiễm!"

Ảnh trang nhà Đạt Lai Lạt Ma.

Ảnh trang nhà Đạt Lai Lạt Ma.

Rồi dần dần, người Tây Tạng chúng tôi cũng có những kiến thức và nhận thức tiến bộ hơn rằng một vài thứ đã bị ô nhiễm và không thể sử dụng. Trên thực tế, ở Ấn Độ, khi việc định cư của chúng tôi bắt đầu ở một số nơi, nhiều người Tây Tạng đã mắc bệnh dạ dày, đó là hậu quả của việc uống nước ô nhiễm. Qua những trải nghiệm đó của chúng tôi và qua những cuộc hội thảo về khoa học, chúng tôi đã có giáo dục tốt hơn về môi trường.

Khi chúng tôi nhìn lại đất nước mình - Tây tạng, đó là một đất nước có diện tích cao nguyên rộng lớn, với khí hậu lạnh và khô. Những điều này có lẽ là sự bảo vệ tự nhiên cho môi trường của Tây Tạng - giữ cho Tây Tạng được trong lành và mát mẻ. Ở những đồng cỏ phía Bắc, vùng sỏi đá, vùng rừng rậm và các thung lũng sông ngòi thường có rất nhiều động vật hoang dã, cá và các loài chim. Vì là một quốc gia Phật giáo lâu đời, "một số truyền thống những luật pháp ở Tây tạng lưu tâm tới việc cấm hoàn toàn việc câu cá và săn bắn" (Phật tử có thể đọc toàn bài).

> Trang nhà Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

(*) BBT đặt lại tiêu đề

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM

Tin tức 22:17 21/11/2024

Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Tin tức 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Nét đẹp tri ân của Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Hà Nội

Tin tức 13:31 21/11/2024

Tối 20/11, tại Hội trường Bảo tàng Học viện PGVN tại Hà Nội đã trang nghiêm tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Tin tức 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Xem thêm