Kinh duyên khởi

Đây là bài kinh rất quan trọng của Phật giáo, dạy về lý duyên khởi - chân lý của vạn pháp. Ai chưa thông đạt lý duyên khởi thì chưa hiểu Phật pháp. Vô thường, khổ, vô ngã, tính không là diễn nghĩa rộng của duyên khởi.

Khai kinh

Phật Pháp rất thâm diệu

Vạn ức kiếp khó tìm

Nay con được trì tụng

Nguyện hiểu và thực hành

449074224_359608827152830_5035608233937245667_n

Kinh Duyên Khởi 

Tôi nghe như vầy. một thời ĐứcThế Tôn trú ở vườn Cấp Cô Độc trong rừng Thệ Đa tại thành Xá-Vệ cùng với vô lượng vô số Thanh Văn, Bồ Tát, Trời, Người…câu hội. Bấy giờ Đức Thế Tôn bào chúng Tỳ Kheo: Nay Ta sẽ vì các ông tuyên nói nghĩa sự khởi đầu, sự sai biệt của Duyên Khởi. Các ông nên lắng nghe và khéo suy nghĩ . Nay Ta vì các ông phân biệt giảng nói. Các vị Tỳ kheo nói thưa: Xin Thế Tôn chỉ dạy, chúng con rất ưa thích lắng nghe.

Đức Phật dạy: “Thế nào gọi là sự khởi đầu của Duyên Khởi? Là y theo “Cái này có cho nên cái kia có, cái này sinh cho nên cái kia sinh”. Ấy là Vô Minh duyên với Hành, Hành duyên với Thức, Thức duyên với Danh Sắc, Danh sắc duyên với sáu Xứ, sáu Xứ duyên với Xúc, xúc duyên với Thọ, Thọ duyên với Ái, Ái duyên với Thủ, Thủ duyên với Hữu, Hữu duyên với Sinh, Sinh duyên với Lão Tử…dấy lên sự buồn rầu, than thở, đau khổ, lo lắng, bưc bội. Đây gọi là thuần đại Khổ Uẩn tập. Như vậy là nghĩa sự khởi đầu của Duyên Khởi. 

Thế nào gọi là sự sai biệt của duyên khởi? Là vô minh duyên với hành. 

Thế nào là vô minh? Là đối với đời trước thì không có hiểu biết, đối với đời sau thì không có hiểu biết, đối với đời trước đời sau thì không có hiểu biết, đối với bên trong thì không có hiểu biết, đối với bên ngoài thì không có hiểu biết, đối với bên trong bên ngoài thì không có hiểu biết, đối với Nghiệp thì không có hiểu biết, đối với Dị Thục (quả báo). Chỉ chung cho việc y theo điều thiện ác trong quá khứ mà được quả báo thì không có hiểu biết, đối với Nghiệp Dị Thục thì không có hiểu biết, đối với Phật thì không có hiểu biết, đối với Pháp thì không có hiểu biết, đối với Tăng thì không có hiểu biết, đối với Khổ thì không có hiểu biết, đối với Tập thì không có hiểu biết, đối với Diệt thì không có hiểu biết, đối với Đạo thì không có hiểu biết, đối với Nhân thì không có hiểu biết, đối với Quả thì không có hiểu biết, đối với Nhân đã sinh các Pháp thì không có hiểu biết, đối với Thiện thì không có hiểu biết, đối với Bất Thiện thì không có hiểu biết, đối với có tội thì không có hiểu biết, đối với không có tội thì không có hiểu biết, đối với nên tu tập thì không có hiểu biết, đối với chẳng nên tu tập thì không có hiểu biết, đối với thấp kém (hạ liệt) thì không có hiểu biết, đối với Thượng Diệu thì không có hiểu biết, đối với Hắc, điều xấu ác) thì không có hiểu biết, đối với Bạch, điều tốt lành thì không có hiểu biết, đối với Hữu Dị Phần (có tài năng, có sự đặc biệt) thì không có hiểu biết, đối với Duyên đã sinh hoặc sáu chỗ tiếp chạm, thông đạt như thật thì không có hiểu biết. Như vậy đối với sự Như Thật của mỗi mỗi nơi ấy thì không có hiểu biết, không có Kiến, không có Hiện Quán, ngu si, không có sáng tỏ, đen tối. Đây là Vô Minh

Thế nào là Hành? Hành có ba loại là Thân Hành, Khẩu Hành, Ý Hành. Đây gọi là Hành.

Hành duyên với Thức. Thế nào là Thức? Là sáu Thức: một là Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý thức. Đây gọi là Thức.

Thức duyên với Danh Sắc. Thế nào gọi là Danh? Là bốn cái không có sắc uẩn: Một là Thọ Uẩn, hai là Tưởng Uẩn, ba là Hành Uẩn, bốn là Thức Uẩn. Thế nào là Sắc? Là các hình thể màu sắc có được. Tất cả bốn Đại đất, nước, gió, lửa với cái mà bốn Đại chủng đã tạo ra. Sắc này với Danh lúc trước, gom lược lại làm một là Danh Sắc. Đây là danh sắc. 

Danh Sắc duyên với sáu Xứ (Lục nhập). Thế nào là sáu Xứ? Là sáu Nội Xứ: một là Nhãn Nội Xứ , hai là Nhĩ Nội Xứ, ba là Tỵ Nội Xứ, bốn là, năm là Thân Nội, sáu là Ý Nội Xứ. Đây là sáu Xứ. 

Sáu xứ duyên với Xúc. Thế nào là Xúc? Là sáu Xúc Thân: Một là Nhãn Xúc sự tiếp chạm của con mắt với hình thể màu sắc, hai là Nhĩ Xúc sự tiếp chạm của lỗ tai với âm thanh, ba là Tỵ Xúc sự tiếp chạm của lỗ mũi với mùi ngửi, bốn là Thiệt Xúc sự tiếp chạm của cái lưỡi với vị nếm, năm là Thân Xúc sự tiếp chạm của thân xác với các cảm xúc, sáu là Ý Xúc sự tiếp chạm của Ý Căn với trần cảnh. Đây gọi là Xúc.

Xúc duyên với Thọ. Thế nào là Thọ? Thọ có ba loại là Lạc Thọ cảm giác khoan khoái vui vẻ, Khổ Thọ cảm giác bực bội khó chịu, Bất Khổ Bất Lạc Thọ cảm giác dững dưng không khổ không vui. Đây gọi là Thọ.

Thọ duyên với Ái. Thế nào là Ái? Ái có ba loại là Dục Ái sự thỏa thích thương mến dính theo năm Dục và luyến ái ở Dục Giới, Sắc Ái sự thỏa thích thương mến dính theo hình thể màu sắc và luyến ái ở Sắc Giới, Vô Sắc Ái sự thỏa thích thương mến dính theo điều không có hình thể màu sắc và luyến ái ở Vô Sắc Giới. Đây gọi là Ái. 

Ái duyên với Thủ. Thế nào là Thủ? Là bốn Thủ: Một là Dục Thủ, khi đối với cảnh năm Dục của Dục Giới đã sinh khởi sự tham chấp, hai là Kiến Thủ, chấp trước vào cái thấy của Tâm Tà là chân thật, ba là Giới Cấm Thủ chấp trước cho cái Nhân chẳng phải chính đúng, con đường chẳng phải chính đúng mà cho là cái Nhân chính đúng, con đường chính đúng, bốn là Ngã Ngữ Thủ chấp trước thuận theo Ngã Chấp về tất cả điều đã dấy lên của chính thân mình. Đây gọi là Thủ.

Thủ duyên với hữu. Thế nào là Hữu, cái có, cái được? Hữu có ba loại là Dục Hữu, Sắc Hữu, Vô Sắc Hữu. Đây gọi là Hữu.

Hữu duyên với sinh. Thế nào là Sinh? Là mỗi một Hữu Tình kia đối với mỗi một loại Hữu Tình ấy, các Sinh Đẳng, Sinh Thú dấy lên hiện ra Uẩn, được Giới, được Xứ, được các Uẩn, sinh khởi mạng căn sự sống hiện ra. Đây gọi là Sinh. 

Sinh duyên với Lão Tử. Thế nào là Già? Là tóc bị suy kém biến đổi, làn da dần bị nhăn nheo suy kém tổn hoại, Xương sống trên thân bị cong gù, nốt ruồi màu đen xen kẽ trên thân, hơi thở hổn hển gấp gáp, hình mạo bị cong về phía trước bằng cớ là phải nương vào cây gậy, mê mờ gầy gò yếu kém, tổn giảm suy thoái, các Căn già nua, công dụng phá hoại, các Hành mục nát cho nên hình thể ấy bị hư nát. Đây gọi là Lão.

Thế nào là Chết? Là mỗi một hữu tình ấy, từ mỗi một loài hữu tình…cuối cùng bị hoại mất, buông bỏ tuổi thọ, buông bỏ sự ấm áp, Mạng Căn lùi diệt, vứt bỏ các Uẩn. Lúc chết thời xoay vần tận hết. Đây gọi là Chết. Cái chết này với sự Già hợp gọi là Lão Tử.

Như vậy gọi là nghĩa sai biệt của duyên khởi. 

Này các Tỳ Kheo! Ta đã vì các ông nói chỗ tiêu biểu về nghĩa của sự khởi đầu, sự sai biệt của Duyên Khởi”

Khi Đức Thế Tôn giảng nói kinh này xong, các vị Thanh Văn, Bồ Tát, Trời, Người…nghe Đức Phật giảng nói đều rất hoan hỷ, được điều chưa từng có, tin nhận hoan hỷ phụng hành.

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đều trọn thành Phật đạo

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Đây là bài kinh rất quan trọng của Phật giáo, dạy về lý duyên khởi - chân lý của vạn pháp. Ai chưa thông đạt lý duyên khởi thì chưa hiểu Phật pháp. Hãy học thuộc lòng và chiêm nghiệm. Vô thường, khổ, vô ngã, tính không là diễn nghĩa rộng của duyên khởi.

Từ giáo lý duyên khởi, chúng ta hiểu đúng như thật về con người, cuộc đời và thế giới, mọi thứ do duyên sinh và không có thật ngã, vượt thoát mọi sự bám víu cố chấp, hết khổ sầu trong nhân thế. Kinh này trong Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh, bản Hán dịch của ngài Huyền Trang. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Ái sanh (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)

Kinh Phật 17:30 20/12/2024

Phật nói Kinh Ái sanh, trích từ Trung Bộ Kinh tập 2, Kinh Ái sanh, số 87, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Kinh phân biệt về sự thật

Kinh Phật 19:00 19/12/2024

Phật nói Kinh Phân biệt về sự thật. Trích từ Kinh Trung Bộ III, Kinh Phân biệt về sự thật, số 141, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Kinh Diệu pháp Liên Hoa tóm lược – Thí dụ về 6 căn bản phiền não (P.3)

Kinh Phật 10:24 19/12/2024

Kinh Diệu pháp Liên Hoa sử dụng pháp môn phương tiện quyền xảo, khéo léo lấy nhiều ví dụ từ trần thế để mong giáo hoá được chúng sinh, dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi mê lầm.

Kinh phân biệt cúng dường (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)

Kinh Phật 19:30 18/12/2024

Kinh Phân biệt cúng dường (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu), Phật nói Kinh Phân biệt cúng dường. Trích từ “Kinh Điển Tam Tạng - Tạng Kinh - Kinh Trung Bộ III", Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

Xem thêm