Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 12/09/2019, 08:20 AM

Giới thiệu Kinh Kim Cương

Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh là một bộ kinh quan trọng thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh, được lưu truyền rộng rãi vùng Đông Á. Kinh còn mang những tên ngắn khác là Kim cương kinh, Kim cương bát-nhã kinh

 >>Kinh thư

Kinh Kim Cương (hay Kim Cang), tên đầy đủ là Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa (Vajracchedika-prajñaparamita), là một trong những bài kinh quan trọng nhất của Phật giáo, đồng thời được xem là một bài kinh căn bản của Thiền tông, vì chứa đựng tinh hoa, cốt tủy của giáo lý Bát Nhã.

Đối với người tu học Thiền, Kinh Kim Cương đóng một vai trò khai ngộ đặc biệt, bởi vì chính nhờ câu "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" trong bài Kinh mà Lục tổ Huệ Năng và nhà vua Trần Thái Tông đều đạt được đại ngộ.

Bìa Kinh Kim Cương.

Bìa Kinh Kim Cương.

Bài liên quan

Bài Kinh này thường được tụng niệm tại các chùa thuộc hệ Đại Thừa, nhưng ít khi được tìm hiểu và trình bày một cách cặn kẽ, ngoài một vài câu nổi tiếng được dẫn chứng trong các bài thuyết pháp. Lý do có lẽ là Kinh nói chung khó hiểu, với một hình thức đặc biệt làm cho người đọc dễ bị lôi cuốn bởi các câu rườm rà, và lướt qua nhanh một số câu cô đọng chứa đựng tất cả cái cốt tủy tinh hoa.

Hơn nữa, cũng như đối với đa số kinh điển Phật giáo, dùng trí thức thuần túy để mà phân tích, suy luận và diễn giải, không thể nào đầy đủ. Người ta còn phải hiểu bằng trí huệ Bát Nhã, bằng trực giác, bằng linh cảm, bằng tất cả cái tâm của mình. Trong Kinh, đức Phật há đã chẳng nói "Kinh này không thể nghĩ bàn, không thể đo lường được" (Hán văn: Thị kinh hữu bất khả tư nghị, bất khả xứng lượng, chương 15, 16) hay sao?

Lịch sử Kinh Kim Cương

Hình ảnh bản gốc Kim Cương Kinh in đời nhà Đường, năm 868.

Hình ảnh bản gốc Kim Cương Kinh in đời nhà Đường, năm 868.

Kinh Kim Cương thuộc vào bộ kinh đồ sộ nhất của Phật giáo Đại Thừa, tức là bộ Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa gồm 40 bài kinh, in thành 600 cuốn. Cũng nằm trong bộ kinh này là bài Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.

Bài liên quan

Nguồn gốc và thời điểm của sự xuất hiện của bộ Bát Nhã Ba La Mật Đa còn mang nhiều điều bí ẩn. Sự xuất hiện của Kinh Kim Cương vẫn chưa được xác định một cách rõ rệt. Nhưng người ta có thể phỏng đoán rằng bài Kinh này, dưới một hình thức này hay một hình thức khác, xuất hiện vào một thời kỳ rất sớm trong bộ kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, tức là vào khoảng thế kỷ I-II SCN.

Kinh Kim Cương cũng được xem là cuốn sách đầu tiên được in bằng phương pháp khắc gỗ, với một ấn bản được khám phá ra năm 1907 bởi nhà khảo cổ Aurel Stein tại một hang động gần Đôn Hoàng vùng Tây Bắc Trung quốc. Ấn bản này được ước lượng in vào năm 868 SCN, và hiện đang được tàng trữ tại Thư viện Anh quốc.

Tại Việt Nam cũng có những bản Kinh Kim Cương được giữ như một pháp bảo, như tại chùa Trúc Lâm, tỉnh Quảng Trị, có một bản kinh Kim Cang bằng gấm lót nhiễu điều thêu chỉ ngũ sắc từ thời Tây Sơn, được đánh giá là bản kinh thêu lớn nhất Việt Nam. Toàn bộ bản kinh dài 2,47 m, rộng 23,4 cm, số lượng chữ được thêu khoảng 7000 chữ Hán, đặt trong một chiếc hộp gỗ trầm có khắc chạm hoa văn rất đẹp. Bản kinh được thêu vào đời nhà Tây Sơn năm Cảnh Thịnh thứ tám (1800) bởi ni sư Diệu Tâm, trụ trì chùa Sài Sơn thuộc huyện Yên Sơn, tỉnh Sơn Tây, sau đó bị thất lạc trong dân gian, cuối cùng được mua lại bởi Sư bà Diệu Không và gìn giữ tại chùa Tây Thiên rồi chùa Trúc Lâm.

Các bản dịch Kinh Kim Cương

Kinh Kim Cương được các Thiền sư và Giảng sư Trung Hoa sớ giải:

1- Ngài Trí Khải đời Tùy để tên là “Kim Cang Bát-nhã kinh sớ” gồm một quyển.

2- Ngài Kiết Tạng đời Tùy để tên là “Kim Cang Bát-nhã sớ”, gồm bốn quyển.

3- Ngài Khuy Cơ đời Đường để tên là “Kim Cang Bát-nhã kinh tán thuật” gồm hai quyển.

4- Ngài Tông Mật tức ngài Khuê Phong cũng ở đời Đường, để tên là “Kim Cang Bát-nhã kinh sớ luận toát yếu” gồm hai quyển.

5- Ngài Trí Nghiêm cũng thuộc đời Đường, để tên là “Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật kinh lược sớ” gồm hai quyển.

6- Ngài Tử Cừ đời Tống, để tên là “Kim Cang kinh toát yếu san định ký” gồm bảy quyển.

7- Ngài Tông Lặc và Như Khởi vào đời Minh, để tên là “Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật chú giải” gồm một quyển.

8- “Kim Cang chư gia” trích lời giảng của các Thiền sư .

Bài liên quan

Gần đây có ngài Thái Hư, để tên là “Kim Cang giảng lục”.

Gần đây nhất là cư sĩ Giang Vị Nông, để tên là “Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật kinh giảng nghĩa”.

Các bản dịch Kinh Kim Cương từ tiếng Hán sang tiếng Việt

1- Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch trong bộ Tam Bảo tụng hằng ngày.

2- Hòa thượng Thích Thiện Hoa dịch trong bộ Phật Học Phổ Thông (tức là trong mười hai nấc thang giáo lý).

3- Thượng tọa Huệ Hưng dịch quyển Kim Cang Giảng Lục của ngài Thái Hư.

4- Cư sĩ Đồ Nam dịch bản của ông Giang Vị Nông.

Cấu trúc của Kinh Kim Cương

Bản nguyên văn chữ Phạn không chia ra chương mục, nhưng theo truyền thuyết bài kinh được Chiêu Minh thái tử (501-531) đời nhà Lương chia ra làm 32 đoạn (gọi là phân hay phận) cho dễ nhớ. Thật ra theo một nguồn tin có căn cứ hơn, sự phân chia này là do một gia đình họ Quá, tỉnh Tứ Xuyên, vào cuối thế kỷ thứ IX-đầu thế kỷ thứ X SCN.

Trong các bản dịch tiếng Hán, có những bản dài hơn và được chia làm 52 đoạn. Đặc biệt là bản dịch Việt của HT Thích Trí Quang gồm những câu 4 chữ, để cho dễ tụng niệm. Toàn bài có 1544 câu, chia làm 52 đoạn, với 3 phần: "mở đầu, nội dung và kết thúc", mỗi phần chia ra làm 5 lớp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Sư cô Suối Thông: Sách có thể chữa lành tâm hồn

Sách Phật giáo 10:47 19/04/2024

Với sư cô Suối Thông, việc dùng cụm từ "chữa lành" để nói về sách là khá chính xác. Có lúc cơ thể không khỏe thì mình phải chữa bệnh, thì tâm hồn cũng vậy.

Thân thể và hơi thở

Sách Phật giáo 20:18 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Sinh và tử

Sách Phật giáo 15:50 11/04/2024

Những lời dạy ngắn trong cuốn "Chẳng Có Ai Cả" được trích từ những bài pháp mà Ngài Ajahn Chah đã dạy cho các Phật tử, nhất là các học trò Tây phương. Lời văn thật súc tích, dí dỏm và đi thẳng vào tâm người đọc.

Thầy Đồng Tâm ra mắt bộ 3 cuốn sách giúp bạn đọc lắng lại để nhìn sâu

Sách Phật giáo 23:26 10/04/2024

Đó là ba cuốn gồm Đủ duyên ta lại tương phùng, Sát-na này là thiên thu và Tịch tịnh do First News và NXB Dân Trí ấn hành. Trong đó, 2 cuốn đầu tái bản và làm mới, còn Tịch tịnh là tác phẩm in lần đầu.

Xem thêm