Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 12/10/2019, 09:22 AM

Phật dạy La Hầu La cách tu tập và ứng xử

Nếu Tâm con rộng lớn bao la vô lượng như nước, thì con cũng có thể tiếp nhận và chuyển hoá tất cả mọi bất công, oan ức...và những thứ ấy sẽ không thể làm cho con đau khổ và buồn tủi.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Này La Hầu La, con hãy học cách hành xử của Đất:

Bài liên quan

Dù người ta có đổ hay rải lên đất những thứ tinh sạch và thơm tho như hương hoa, nước ngọt, sữa thơm...hoặc những thứ hôi hám và dơ dáy như máu mủ, nước tiểu phân rác.. thì đất cũng tiếp nhận những thứ ấy một cách rất thản nhiên, không vướng mắc, tự hào, cũng không oán hờn tủi nhục...

Tại sao? Tại vì đất là địa đại có dung tích rộng lớn, có khả năng tiếp nhận và chuyển hoá. Nếu tâm con rộng lớn vô lượng như đất, thì con cũng có thể tiếp nhận và chuyển hoá tất cả mọi bất công, oan ức.. và những thứ ấy không thể làm cho con buồn tủi và khổ đau.

Này La Hầu La, con hãy học cách ứng xử của Nước:

Dù người ta có đổ xuống nước những chất thơm tho đẹp đẽ..hoặc giặt rửa trong nước những thứ dơ bẩn, hôi hám...thì cũng không vì thế mà nước bị vương mắc, tự hào, hoặc cảm thấy oán hờn và tủi nhục....

Tại sao? Tại vì nước là thuỷ đại có dung tích rộng lớn, có khả năng lưu chuyển, có thể tiếp nhận và chuyển hoá tất cả những gì đã tiếp nhận. Nếu Tâm con rộng lớn bao la vô lượng như nước, thì con cũng có thể tiếp nhận và chuyển hoá tất cả mọi bất công, oan ức.. và những thứ ấy sẽ không thể làm cho con đau khổ và buồn tủi.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Này La Hầu La con hãy học cách cư xử của Gió:

Gió có thể tiếp nhận, thổi và di chuyển mọi mùi hương...dù thơm, dù thối mà không bị vướng mắc, tự hào, buồn khổ, hay tủi nhục...

Tại sao? Tại vì gió là phong đại có dung tích rộng lớn, có khả năng di động phi thường. Nếu Tâm con có khả năng chuyển hoá và di động, thì con cũng có thể tiếp nhận và chuyển hoá tất cả mọi bất công và oan ức..mà kẻ khác trút lên con và những thứ ấy không thể làm xáo trộn được sự bình an và hạnh phúc trong con.

Này La Hầu La, con hãy học cách hành xử của Lửa:
Bài liên quan

Lửa có thể tiếp nhận và đốt cháy mọi thứ, dù là những cái xấu dơ bẩn...lửa cũng không vì thế mà cảm thấy tủi nhục, buồn khổ, chán chường.

Tại sao? Tại vì lửa là hoả đại có dung tích rộng lớn, có khả năng thiêu đốt và chuyển hoá tất cả nhưng gì người ta đem tới. Nếu Tâm con không kỳ thị, không vướng mắc, con cũng có thể tiếp nhận và chuyển hoá tất cả mọi bất công, oan ức... và những thứ ấy sẽ không thể nào làm xáo trộn hạnh phúc và bình an trong con.

- Lời Phật dạy-

Namo Buddhaya

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Đức Phật 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Ý nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết bàn

Đức Phật 09:04 24/03/2024

Ngày Rằm tháng Hai vào năm 544 TCN, Đúc Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Ngay lúc ấy, mặt đất rung động mạnh. Trời, người, muôn vật đều khủng khiếp kinh hoàng. Chư Thiên Trời Đao Lợi ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi để cúng dường Đức Như Lai.

Cả đêm, rừng Sālā không ngủ

Đức Phật 13:25 22/03/2024

Thế là đến chiều tối, đức Phật và chúng tỳ-khưu mới tới được nơi dự định. Trăng vừa lên, sương mù bàng bạc, không gian như trải một màn lụa mỏng. Đất trời thanh sạch như không nhiễm một chút bụi trần, có lẽ là do có sự hiện thân của một nhân cách siêu việt chăng?

Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam

Đức Phật 09:03 20/03/2024

Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.

Xem thêm