Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 25/01/2024, 13:35 PM

Phật dạy về ba hạng người hiếm có và khó gặp ở đời

Kinh Phật thường nhắc đến những sự kiện hiếm có (hi hữu), chưa từng có (vị tằng hữu). Ba hạng người được đề cập trong pháp thoại này chỉ là hi hữu, tức hiếm có và khó gặp ở đời. Tuy khó tìm và khó gặp nhưng sự đời vốn hữu duyên thiên lý năng tương ngộ.

Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala, dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, sự xuất hiện của ba hạng người này, khó tìm được ở đời. Thế nào là ba?

Này các Tỷ kheo, sự xuất hiện của Như Lai, bậc A la hán, Chánh đẳng giác, khó tìm được ở đời. Người có thể thuyết Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, khó tìm được ở đời. Người biết ơn và đền ơn, khó tìm được ở đời.

Sự xuất hiện của ba hạng người này, này các Tỷ kheo, khó tìm được ở đời.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Đọa xứ, phần Khó tìm được, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.483)

Phật dạy năm đặc điểm nhận biết người trong nhóm tà kiến

bi-quyet-thoat-ngheo-theo-loi-duc-phat-day-khong-ai-ngheo-den-muc-khong-co-mot-hat-com-de-bo-thi-cho-con-kien-3-1663212750

Lời bàn: 

Kinh Phật thường nhắc đến những sự kiện hiếm có (hi hữu), chưa từng có (vị tằng hữu). Ba hạng người được đề cập trong pháp thoại này chỉ là hi hữu, tức hiếm có và khó gặp ở đời. Tuy khó tìm và khó gặp nhưng sự đời vốn hữu duyên thiên lý năng tương ngộ.

Trong ba hạng người khó tìm được ở đời, theo lời dạy của Thế Tôn, gặp được Phật, bậc A la hán Chánh đẳng giác quả là rất khó. Bởi sự xuất hiện của bậc Như Lai được ví như loài hoa thiêng Ưu đàm 3000 năm mới nở một lần. Người đầy đủ phước báo mới sinh ra đời gặp Phật và được khai ngộ. Vì thế, trong thời mạt pháp, khi Phật đã nhập diệt lâu xa thì chỉ cần gặp được minh sư hướng dẫn tu trì Giới Định Tuệ đã là có phúc duyên và hạnh ngộ lắm rồi.

Hạng người có thể tuyên thuyết giáo pháp của Như Lai cũng khó tìm ở đời. Do vô minh nghiệp lực che lấp, nên không phải ai cũng có thể nói và cảm nhận đúng đắn về các sự thật của chân lý như duyên khởi, vô thường, vô ngã.

Trong khi tiếng nói của tham vọng, cuồng tín và si mê lại có sức cuốn hút mạnh mẽ, chinh phục được nhiều người, thậm chí đôi khi họ còn xem cách hành xử đầy nhân bản và tuệ giác như từ bi hỷ xả là yếm thế, tiêu cực…

Hạng người biết ơn và đền ơn đúng nghĩa tuy có nhưng không nhiều, vì thế Như Lai nói khó tìm được ở đời. Lãng quên (cố ý hoặc vô tình) là thói quen của nhiều người. Chính sự lãng quên này mà khi thành công rồi người ta dễ trở thành vô ơn, bạc nghĩa. Bởi bất cứ thành công nào cũng nhờ sự góp sức, thậm chí phải hy sinh thân mạng của người thân, bà con, bạn bè, đồng đội.

Biết rằng khó tìm được ở đời nhưng bình tâm nhìn lại cuộc sống thì ba hạng người này vẫn thấp thoáng quanh ta. Đó là nền tảng của hy vọng về một tương lai tươi sáng, khi con người biết hướng thiện, tri ân và hướng đến xây dựng đất nước thanh bình, an lạc, phồn vinh và thịnh vượng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thiện tri thức - Gần đèn thì sáng

Lời Phật dạy 15:30 01/05/2024

Ai cũng biết câu “Gần đèn thì sáng”. Trong đạo cho đến ngoài đời, nếu gặp thầy hay và bạn tốt, chắc chắn sự nghiệp của chúng ta sẽ thăng tiến, cuộc sống sẽ gặp nhiều điều tốt lành.

Tham đắm mùi vị

Lời Phật dạy 13:10 30/04/2024

Muốn tu cái mũi và cái lưỡi thì hãy bắt đầu bằng tuệ giác về ẩm thực, nên ăn uống những gì cơ thể cần hơn là thọ dụng những gì mà chúng ta thích để tiết chế tâm tham đắm mùi vị.

Âm nhạc, nghệ thuật làm chướng ngại thiền định

Lời Phật dạy 10:30 30/04/2024

Âm nhạc và nghệ thuật nói chung rất cần thiết để khám phá cái đẹp, di dưỡng và thăng hoa tinh thần. Tuy vậy, với người chuyên tâm thiền định, khi chánh niệm chưa sâu, tâm chưa vững vàng thì âm nhạc, nghệ thuật dẫu thanh cao nhưng không khéo cũng trở thành chướng ngại, ràng buộc tâm một cách êm ái phiêu bồng.

Không được nghe Pháp, không biết tu hành là khổ nạn lớn

Lời Phật dạy 10:00 29/04/2024

Là đệ tử Phật, được tu hành trong giáo pháp của Như Lai, đôi khi chúng ta nghĩ đó là bình thường nhưng kỳ thực, được nương tựa Tam bảo là có phước duyên lớn. Vì nếu thiếu duyên, chúng ta sẽ rơi vào tám trường hợp “không được nghe pháp, không biết tu hành”.

Xem thêm