Chủ nhật, 19/01/2025, 14:00 PM

Lời Phật dạy về 5 nghề không nên làm

Kinh doanh, buôn bán là một trong những nghề nghiệp đem lại hiệu qua kinh tế cao, có nhiều cơ hội để thành công trở nên giàu có nhưng đồng thời cũng dễ dàng chuốc lấy thất bại.

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Tại ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo. Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Này các Tỷ kheo, có năm nghề buôn bán mà người cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm?

Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu và buôn bán thuốc độc.

Năm nghề buôn bán này, này các Tỷ kheo, người cư sĩ không nên làm.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Nam cư sĩ, phần Người buôn bán, VNCPHVN ấn hành 1996, tr.646)

Lời Phật dạy về 5 nghề không nên làm 1
Ảnh minh hoạ.

Lời bàn: Kinh doanh, buôn bán là một trong những nghề nghiệp đem lại hiệu qua kinh tế cao, có nhiều cơ hội để thành công trở nên giàu có nhưng đồng thời cũng dễ dàng chuốc lấy thất bại. Vì lẽ, sự biến động về thị trường, giá cả và cạnh tranh rất dữ dội, trong khi quyết định đầu tư đôi lúc chỉ xảy ra trong tích tắc. Dù thương trường luôn là chiến trường nhưng từ xưa cho đến nay, kinh doanh buôn bán vẫn là một nghề hấp dẫn vì “phi thương bất phú” không lao vào kinh doanh thì khó mà giàu lên được.

Tuy nhiên, không phải ai cũng dùng công sức và trí tuệ của mình để làm ăn chân chính, kinh doanh hợp pháp với hoài bảo đem lại sự hạnh phúc cho tự thân và góp phần cải thiện, nâng cao đời sống xã hội. Để kiếm tiền nhanh chóng, chạy theo siêu lợi nhuận không ít người đã táng tận lương tâm, làm ăn phi pháp, gây ra biết bao tai họa. 

Không phải đến tận ngày nay nhân loại mới báo động đỏ, tấn công không khoan nhượng với các loại tội phạm kinh tế, mà ngay từ thời Thế Tôn, Ngài đã lên án, tuyên chiến và khai tử đối với các loại tội phạm vô cùng nguy hiểm này. Người Phật tử, vâng lời răn dạy của Thế Tôn không nên và không được buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu và buôn bán thuốc độc.

Ngày nay, nhân loại đang sống trong thời đại văn minh và tiến bộ, song những thủ đoạn làm ăn bất chính của các tập đoàn, băng đảng tội phạm lại càng tinh vi hơn, đặc biệt cực kỳ nguy hiểm vì mang tính toàn cầu. Hơn ai hết, người con Phật luôn ý thức sâu sắc về sự nguy hại của những hoạt động kinh doanh phi pháp, chạy theo lợi nhuận mà không màng đến hậu quả để làm ăn lương thiện nhằm xây dựng hạnh phúc, an vui bền vững cho bản thân và xã hội. Kiên quyết đấu tranh với các hình thức kinh doanh bất chính, phi nhân và phi nghĩa là hành động thiết thực của người Phật tử, sống theo lời Phật dạy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Kẻ trì pháp tại gia sao được gọi Tỳ-kheo?

Lời Phật dạy 17:38 22/03/2025

Sa-môn là một từ chung để chỉ những người tu ở Ấn Độ, gần giống như ông đạo ở xứ ta. Thời Phật, có nhiều hạng loại Sa-môn, nên đệ tử xuất gia của Ngài được gọi riêng là Sa-môn Thích tử.

Pháp sư là thiện thuyết

Lời Phật dạy 13:27 20/03/2025

Pháp sư đa phần chỉ là tạm gọi, pháp sư đích thực phải là bậc thiện thuyết, khéo nói; nói ra sự thật ngũ uẩn giai không để người nghe tin hiểu mà buông bỏ, xả ly, không còn chấp thủ tự ngã.

Tu ngay nơi nếm và ngửi

Lời Phật dạy 19:00 19/03/2025

Muốn tu cái mũi và cái lưỡi thì hãy bắt đầu bằng tuệ giác về ẩm thực, nên ăn uống những gì cơ thể cần hơn là thọ dụng những gì mà chúng ta thích để tiết chế tâm tham đắm mùi vị.

“Thí mạng, thí sắc, thí an, thí sức, thí biện” theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy 17:00 18/03/2025

Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tại và vị lai. Hạnh thí xả của người con Phật luôn bắt đầu từ nơi tâm, rồi từ đó thể hiện ra bằng sự buông bỏ trong các phương diện của đời sống hàng ngày.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo