Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 30/01/2024, 15:07 PM

Văn khấn cúng ông Công ông Táo theo quan điểm của Phật giáo

Theo tục lệ, ngày 23 tháng Chạp, người Việt thường làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh những lễ vật, mâm cỗ, các gia đình cũng cần quan tâm tới văn khấn. Văn cúng khấn ông Công, ông Táo chính là một nghi thức không thể thiếu trong ngày con cháu làm cơm cúng tiễn đưa ông Táo về chầu.

Dưới góc nhìn của Phật giáo, việc thờ ông Địa, thần Tài hay ông Công ông Táo là tập tục, tín ngưỡng dân gian. Từ xa xưa, người ta tin rằng, mỗi lĩnh vực của đời sống con người đều có một vị thần cai quản nên thờ phụng, cúng bái các vị thần ấy thì sẽ được phù hộ.

Người Phật tử sau khi quy y Tam bảo đều biết rõ “quy y Phật không quy y trời thần quỷ vật”. Tuy nhiên, tập tục thờ thần đã in sâu vào tâm thức, phổ biến trong dân gian Việt Nam nên một số Phật tử vẫn duy trì các hình thức thờ thần này.

Trong tinh thần phương tiện và bao dung của Phật giáo, những vị Phật tử nào chưa đủ Chánh kiến để phụng hành chỉ ba ngôi Tam bảo thì vẫn có thể duy trì tập tục thờ các vị thần này. Nhưng cần lưu ý rằng, đạo Phật không chủ trương thờ thần, mặt khác, những thành tựu trong đời sống đều do phước đức của tự thân đã gieo trồng trong quá khứ và hiện tại mà được, chứ không phải nhờ thần linh phù hộ.

Dưới góc nhìn của Phật giáo, việc thờ ông Địa, thần Tài hay ông Công ông Táo là tập tục, tín ngưỡng dân gian. Từ xa xưa, người ta tin rằng, mỗi lĩnh vực của đời sống con người đều có một vị thần cai quản nên thờ phụng, cúng bái các vị thần ấy thì sẽ được phù hộ. Ảnh minh họa

Dưới góc nhìn của Phật giáo, việc thờ ông Địa, thần Tài hay ông Công ông Táo là tập tục, tín ngưỡng dân gian. Từ xa xưa, người ta tin rằng, mỗi lĩnh vực của đời sống con người đều có một vị thần cai quản nên thờ phụng, cúng bái các vị thần ấy thì sẽ được phù hộ. Ảnh minh họa

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày Táo Quân về trời báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế. Phương tiện để Táo Quân lên chầu trời chính là cá chép vàng. Sau khi mâm cỗ được bày biện đầy đủ, đến giờ hành lễ là lúc con cháu bắt đầu đọc bài văn cúng khấn ông Công, ông Táo để tỏ lòng thành kính. Dù thế, không phải ai cũng biết bài khấn nào là đúng, là chuẩn xác nhất.

Sau đây, là hai bài văn cúng khấn ông Công, ông Táo phổ biến của người Việt ta:

Bài 1: Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Văn cúng khấn ông Công, ông Táo chính là một nghi thức không thể thiếu trong ngày con cháu làm cơm cúng tiễn đưa ông Táo về chầu. Ảnh minh họa

Văn cúng khấn ông Công, ông Táo chính là một nghi thức không thể thiếu trong ngày con cháu làm cơm cúng tiễn đưa ông Táo về chầu. Ảnh minh họa

Bài 2: Văn khấn ông Táo, bài cúng ông Táo được lưu truyền trong dân gian

Bài liên quan

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!

Tín chủ con là :.............

Ngụ tại :.......................

Nhằm ngày 23 tháng Chạp , tín chủ chúng con thành tâm , sửa biện hương hoa phẩm vật , xiêm hài áo mũ , nghi lễ cung trần , dâng lên trước án , dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời :

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Theo GS Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian - phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta không phải là một hủ tục mê tín dị đoan.

Đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Theo đó, cứ đến ngày 23, 24 tháng Chạp, Táo quân lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng việc làm tốt, xấu của gia chủ trong năm. Nên khi cúng người ta hay cúng bánh mật để Táo quân ăn, khi lên báo cáo thiên đình sẽ nói những lời ngọt ngào, có lợi cho gia chủ…

Tín ngưỡng này giàu ý nghĩa nhân văn, hướng con người ta tích cực làm việc tốt, sống lương thiện. GS Trần Lâm Biền chia sẻ: "Theo truyền thống thì lễ cúng Táo quân chỉ cần mâm cơm, chè ngọt, trầu cau, hoa quả đơn giản, không cần quá cầu kỳ...".

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024

Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.

Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất

Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024

Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.

Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 06:00 03/09/2024

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.

Rằm tháng 7 cúng gì cho đúng pháp và có phúc báu?

Tâm linh Việt 08:13 16/08/2024

Rằm tháng 7 cúng gì cho đầy đủ và đúng pháp chắc hẳn đang là câu hỏi khiến nhiều Phật tử băn khoăn. Vậy mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 nên chuẩn bị những gì để được nhiều lợi ích và phúc báu?

Xem thêm