Động thái này khẳng định thêm mối quan hệ ấm áp, nghĩa tình hai miền Triều Tiên sau Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều lịch sử và ra Tuyên bố Bàn Môn Điếm vào ngày 27/04/2018, khẳng định tiến tới phi hạt nhân hóa và ký kết Hiệp ước Hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Thông tin từ hãng Thông tấn xã Yonhap, Liên đoàn Phật giáo Bắc Triều Tiên đã gửi lời cầu nguyện cho Hiệp hội Phật giáo Hàn Quốc, nhân dịp lễ Kỷ niệm ngày Phật Đản PL.2562 (2018) vào cuối tháng này. Động thái này khẳng định thêm mối quan hệ ấm áp, nghĩa tình hai miền Triều Tiên sau Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều lịch sử và ra Tuyên bố Bàn Môn Điếm vào ngày 27/04/2018, khẳng định tiến tới phi hạt nhân hóa và ký kết Hiệp ước Hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Lời cầu nguyện được gửi đến Hòa thượng Jingwan, đồng Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Phật giáo Hàn Quốc vào ngày 09/05/2018. Hiệp hội Phật giáo cho biết, việc trì tụng kinh chú, cầu nguyện trong buổi lễ Phật giáo để quán sát sự Đản sinh của đức Phật lịch sử vào ngày 22 tháng 05 tới, thêm nhấn mạnh những hy vọng chung của các tổ chức Phật giáo Nam - Bắc Triều Tiên. Chư tôn tịnh đức Giáo phẩm Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc cũng đã tổ chức các cuộc họp, cầu nguyện trước Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều Tiên để cầu nguyện cho hòa bình, ổn định, phát triển và tái thống nhất trên bán đảo Triều Tiên.
Lời cầu nguyện từ Liên đoàn Phật giáo Bắc Triều Tiên: Tuyên bố Bàn Môn Điếm lịch sử khẳng định nguyên tắc tự chủ quốc gia, kêu gọi tự quyết định số phận của dân chúng ta là một ngọn lửa công bố một khởi đầu mới của lịch sử, và bước ngoặt mở ra một kỷ nguyên mới về sự thống nhất tự trị, và kết nối các dân tộc bị chia rẽ (Nam và Bắc Tiều Tiên).
Chúng ta mạnh dạn tiến tới việc thực hiện Tuyên bố Bàn Môn Điếm, một bài học cho sự thống nhất quốc gia, tự trị… Chúng ta sẽ để cho sự tuyên truyền hòa bình và thống nhất được lan rộng ở khắp mọi miền đất tổ quốc trên bán đảo Triều Tiên.
|
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, trái, và chủ tịch Hàn Quốc Moon Jae In đi bộ qua ranh giới quân sự tại Bàn Môn Điếm vào ngày 27/04/2018. Ảnh: straitstimes.com |
Trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao lịch sử quan trọng trên bán đảo Triều Tiên, hưởng ứng khát vọng lâu dài của người dân hai miền Triều Tiên về hòa bình, thịnh vượng và thống nhất, Tổng thống Đại hàn Dân quốc Mon Jae In và Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong Un đã tiến hành Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều tại “Gác chuông Hòa Bình” ở Bàn Môn Điếm vào ngày 27/04/2018.
Theo CNN, bản tuyên bố chung với tên gọi chính thức “Tuyên bố Bàn Môn Điếm về Hòa bình, Thịnh vượng và Thống nhất trên bán đảo Triều Tiên” được mở màn sau các cuộc trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc tại Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều vừa nêu trên. Tuyên bố nêu rõ: “Hai nhà lãnh đạo trang trọng tuyên bố sẽ không còn chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên và một kỷ nguyên hòa bình mới bắt đầu”.
Mặc dù Chính quyền Bắc Triều Tiên tích cực khuyến khích thực hành tôn giáo, nhưng thái độ của họ đối với Phật giáo rất phức tạp. Ánh sáng Từ bi Trí tuệ Phật giáo đã lan tỏa đến bán đảo Triều Tiên vào thế kỷ thứ 4, trước Chiến tranh Triều Tiên và sự phân chia của hai miền Triều Tiên từ rất lâu. Tư tưởng Phật giáo đã bám rễ sâu trong văn hóa và lịch sử Hàn Quốc, được tổ chức bởi các chế độ qua nhiều thời kỳ. Mặc dù chưa có dữ liệu thực sự đáng tin về Phật giáo ở Bắc Triều Tiên, nhưng có những thông tin một vị tăng sĩ từ ngôi Già lam Phổ Hiền tự, Bắc Triều Tiên trao đổi cùng VOA News rằng, có khoảng 2.000 phật tử đến thăm Bản tự của ông: “Họ đến đây dự lễ Phật giáo và cầu nguyện vào ngày kỷ niệm Phật giáo, hoặc khi họ có những sự kiện riêng của họ”.
Phổ Hiền cổ tự (普贤 寺) nằm trên dãy núi Diệu Hương (妙香山) ở tỉnh Bắc Pyongan, Bắc Triều Tiên, được thành lập vào thế kỷ 11, trong năm 1024 Triều đại Cao Ly (Koryo). Ngôi cổ tự này là một trung tâm lớn của Phật giáo Bắc Hàn và là di tích cấp Quốc gia, thuộc Thiền phái Tào Khê. Ngôi Phổ Hiền cổ tự ở Bắc Hàn được mang tên đức Bồ tát Phổ Hiền thì ở Nam Hàn có Hoa Nghiêm cổ tự nơi Bồ tát Văn Thù thị hiện.
Năm 1946, chính quyền Bắc Hàn đã chuyển ngôi cổ tự này thành Bảo tàng lịch sử. Năm 1951, bom Mỹ đã phá hủy 14 tòa nhà và những di vật lịch sử vô giá của Triều Tiên, chỉ trong số 14 tòa nhà được chính quyền phục dựng lại là Đại Hùng Bửu điện.
Đến những năm 2000, Thiền phái Tào Khê, một tông phái ảnh hưởng lớn nhất Phật giáo Hàn Quốc đã liên kết với Liên đoàn Phật giáo Bắc Triều Tiên để tái tạo lại ngôi Già lam cổ tự Bắc Triều Tiên: Thần Khê cổ tự tọa lạc tại núi Kim Cương.
Thần Khê cổ tự được trùng tu lại vào ngày 13/10/2007, thông qua sự hợp tác của Thiền phái Tào Khê Hàn Quốc và Liên đoàn Phật giáo Bắc Triều Tiên.
Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc với Liên đoàn Phật giáo Bắc Triều Tiên liên tục chia sẻ phật sự cho đến năm 2015. Nam Bắc Hàn Phật giáo đồng thống nhất chính thức tổ chức kỷ niệm ngày Phật Đản PL.2562 vào ngày 29 tháng 05 tới.
Vân Tuyền (Nguồn: The Korea Times)