Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 26/12/2023, 16:00 PM

Phật giáo với gia đình: Bổn phận vợ chồng

Trong gia đình người chồng nên khéo giữ năm việc đối với vợ, và đối lại, vợ cũng có năm việc phụng sự chồng. Nói rộng ra thì bổn phận người vợ phải gắng giữ trọn vẹn mười bốn điều.

Trong gia đình người chồng nên khéo giữ năm việc đối với vợ:

1- Phải kính trọng, biết chiều thuận vợ theo lời khuyên hợp lý, đừng nên có thái độ rẻ rúng, tự chuyên.

2- Ðể ý săn sóc vợ trong việc ăn mặc.

3- Tùy phần sắm sửa đồ tư trang cho vợ.

4- Tín cẩn và giao phó cho vợ hiền nhà cửa, tiền bạc cùng của cải.

5- Không nên ngoại tình, tư riêng, để cho vợ sanh lòng lo buồn.

Ðối lại, vợ cũng có năm việc phụng sự chồng:

1- Chồng ở ngoài về, phải vui vẻ đón chào.

2- Chồng đi làm, vợ ở nhà phải quét dọn sửa sang trong ngoài cho ngăn nắp sạch sẽ, và lo sẵn cơm nước chờ về để cùng ăn.

3- Không được ngoại tình; đôi khi bị chồng rầy la, phải nhẫn nại và nhẹ nhàng giải thích, chẳng nên cau có cãi mắng lại.

4- Biết nghe lời phải của chồng, không được cất giấu để của tư riêng.

5- Ban đêm, đợi chồng vào nằm rồi, tự mình kiểm soát cửa nẻo, đậy cất đồ vật, rồi mới đi nghỉ sau.

Đạo Phật phải đi vào trong gia đình, trong học đường, trong xã hội

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nói rộng ra, bổn phận người vợ phải gắng giữ trọn vẹn mười bốn điều:

1- Khéo léo trong việc làm.

2- Vâng lời và làm cho xong việc chồng dặn dò, giao phó.

3- Cẩn thận trong việc xuất nhập, chi thu.

4- Sáng dậy sớm.

5- Tối ngủ muộn.

6- Rành rẽ việc nội trợ, nên tập cho biết các việc cần thiết để giúp chồng.

7- Trọn bổn phận khi chồng đi vắng.

8- Săn sóc hỏi han chồng.

9- Dáng điệu từ hòa.

10- Nói năng nhu thuận.

11- Sửa sang dọn dẹp bàn ghế đồ đạc cho có ngăn nắp.

12- Khéo léo, sạch sẽ trong việc nấu ăn.

13- Rộng rãi, bố thí.

14- Sắm các thức cần dùng cho chồng.

Ðiểm cần yếu là vợ chồng phải trung thật với nhau, không nên có ngoại tâm. Bởi sự tà dâm có sáu điều nguy hại:

1- Khó giữ vẹn thân mình.

2- Gây sự xáo trộn buồn rầu cho gia đình con cái.

3- Công việc sanh nhai có thể do đó thất bại, sự sản tiêu hao.

4- Thân thuộc khinh chê, trong gia đình thường có sự hiềm nghi, chống trái.

5- Kẻ thù được cơ hội thuận tiện.

6- Các sự khổ càng ngày thêm buộc ràng, chồng chất. (Kinh Thiện-Sanh)

BỔN PHẬN VỢ CHỒNG

Trưởng-giả Cấp-Cô-Ðộc ở nước Xá-Vệ cưới vợ cho con. Cô dâu là nàng Ngọc-Gia, con gái một vị đại-thần của vua Ba-Tư-Nặc. Ngọc-Gia nữ ỷ mình xinh đẹp, cậy thế phụ thân, xem thường chàng rể, thậm chí không cung kính cha mẹ chồng, cũng chẳng quy thuận Tam-bảo. Trưởng-giả lo buồn, thỉnh Phật quang lâm giáo hóa. Ðức Thế-Tôn đến nơi, gọi Ngọc-Gia nữ dùng nhiều lời phủ dụ và bảo rằng:

- Trong đời, kẻ làm vợ có bảy hạng: vợ như mẹ, vợ như em gái, vợ như thiện tri thức, vợ đúng tư cách người vợ, vợ như tôi tớ, vợ như oan gia, vợ như cừu địch. Nay ta vì ngươi giải thích, hãy chú tâm lắng nghe:

- Thế nào là vợ như mẹ? Ðó là người vợ nghĩ tưởng đến chồng như mẹ thương lo cho con. Mỗi ngày, từ sớm đến tối phụng dưỡng chồng không thiếu xót, thương mến và lo lắng cho chồng từ chút, chẳng khi nào nhàm chán trễ nãi.

- Thế nào là vợ như em gái? Ðó là người vợ biết phục tùng vâng lời, luôn luôn nhỏ nhẹ kính thuận chồng như em gái đối với anh. Khi có hoạn nạn, vui khổ, đồng cùng chung nhau, tợ tình cốt nhục.

- Thế nào là vợ như thiện tri thức? Ðó là người vợ hiểu biết rộng nhiều, thường khuyên chồng điều hay lẽ phải. Khi chồng có việc nan giải thì giúp ý kiến gỡ rối. Những duyên sự trong ngoài, công tư, đời hay đạo, thường cùng nhau mưu tính luận bàn.

- Thế nào là vợ đúng tư cách người vợ? Ðó là người vợ rành rẽ việc nội trợ để cung phụng và giúp đỡ chồng. Khi hôm sớm, lúc chồng đi vắng hay có ở nhà, vẫn giữ tròn bổn phận, không phạm đạo nghĩa, không trái lễ độ.

- Thế nào là vợ như tôi tớ? Ðây là người vợ trung thuận hiền lành, đối với chồng như tôi thờ chúa. Khi chồng nặng lời vẫn nhẫn chịu, chồng hiếp đáp không oán hờn chống trả, miệng chẳng khi nào có lời thô, thân siêng năng làm lụng không biếng trễ, và tâm hằng từ ái. Người vợ nầy trong việc ăn mặc không buồn hiềm vì ngon dở hay xấu đẹp, dù vui khổ vẫn cam chịu, không hai lòng.

- Thế nào là vợ như oan gia? Ðó là người vợ thường hay ganh hờn, không có thái độ vui vẻ với chồng. Kẻ nầy tuy cùng chồng sống chung, nhưng xem như ăn nhờ ở tạm, đối với chồng xuồng xã, không trọn việc nội trợ, chẳng siêng kế sanh nhai, cũng không để ý đến chuyện săn sóc và nuôi nấng dạy dỗ con cái. Có khi lại gây việc phạm pháp, làm cho liên lụy khổ nhục đến chồng.

- Thế nào là vợ như cừu địch? Ðó là người vợ sâu độc, hung dữ, ngoại tình. Kẻ nầy hằng có thái độ vô lễ, thù hận, mắng chửi chồng, mưu chiếm đoạt tiền bạc của cải, khi đã được rồi thì tìm cách ly thân. Ðôi khi lại đồng lõa với người ngoài, âm mưu hại chồng, chồng chết liền trao thân cho kẻ khác.

- Nầy Ngọc Gia! Người vợ hiền lành trọn đạo đối với chồng, khi mạng chung sẽ được sanh lên cõi trời hưởng phước lạc tự nhiên. Lúc thọ số hết lại được sanh xuống nhân gian làm con cháu bậc vương hầu sang giàu quyền thế, tư dung xinh đẹp, mọi người đều kính mến. Còn kẻ ác phụ sẽ bị tiếng xấu, hiện đời thân không yên ổn, thường bị ác mộng, oan quỷ theo bên mình, hoặc gặp bịnh khổ cùng tai nạn. Kẻ ấy sau khi chết sẽ đọa xuống Tam-đồ. Ngọc-Gia nữ nghe Phật thuyết pháp xong, hổ thẹn rơi lệ và thưa rằng:

- Bạch Ðức Thế-Tôn! Con vì ngu si nên có lỗi với cha mẹ chồng và không trọn đạo người hiền phụ. Từ đây về sau, đối với chồng con nguyện làm người vợ như tôi tớ, không còn dám khinh mạn nữa! Bạch xong, liền quỳ trước Phật, xin thọ quy giới. (Kinh Ngọc-Gia-Nữ) 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Chánh niệm hơi thở để làm mới tâm trí”

Phật giáo và người trẻ 10:19 26/04/2024

Đây là chủ đề khóa tu "Xuất gia gieo duyên" tổ chức tại thiền viện Phước Sơn (Biên Hòa, Đồng Nai), với sự tham gia của 117 thiện tín, Phật tử phát tâm trải nghiệm đời sống tu sĩ trong thời gian ngắn.

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Xem thêm