Đạo Phật phải đi vào trong gia đình, trong học đường, trong xã hội
Mỗi chúng ta phải có chiều hướng tâm linh (spiritual dimension), nếu không thì không tháo gỡ được những khó khăn, bức xúc trong đời sống của mình, mà như thế thì rất khó thành công. Đạo Phật vì thế cần phải cung cấp cho mỗi người trong xã hội cái bình diện, chiều hướng tâm linh.
Chúng tôi đã nói, cái học của chúng ta phải thay đổi, phải học những biện pháp cụ thể để chuyển hóa thân tâm chứ không học như lý thuyết suông. Sinh viên y khoa ngoài giờ học trong lớp thì phải vào bệnh viện xem các giáo sư chẩn mạch, cho thuốc. Các thầy, sư cô trong các phật học viện cũng vậy, phải có khả năng tổ chức giúp đỡ, tham vấn, soi sáng cho những người tới với mình. Họ có những khó khăn, bức xúc, khổ đau, tai nạn, thì mình phải dùng trí tuệ đạo Phật để giúp họ tháo gỡ...
Chúng tôi cũng nghĩ Đạo Phật cần đi vào đời sống của tuổi trẻ. Chúng tôi mong tổ chức Gia đình phật tử ở Việt Nam được phục hồi, sẽ có những đoàn thanh niên Phật tử, những đoàn Phật tử hoạt động trong xã hội lành mạnh và từ bi hơn.
Chúng tôi nghĩ rằng, làm cha mẹ phải học Phật để tháo gỡ khó khăn, chăm sóc nhau, giúp cho con mình học đạo Phật từ mình. Thầy cô giáo phải buông thả căng thẳng trong con người của mình, đối phó với những bức xúc trong tâm như sợ hãi lo lắng. Khi bố mẹ, thầy cô làm được thì sẽ giúp con cái và học trò. Vì thế, đạo Phật phải đi vào trong gia đình, trong học đường, trong xã hội.
Ví dụ ông là một doanh nhân, ông biết nếu đem Đạo Phật vào trong doanh nghiệp thì sẽ tạo ra sự hiểu biết, chấp nhận, thương yêu, và nếu biết cách thì những công nhân trong doanh nghiệp biết phương pháp buông thư, có thời giờ để tìm hiểu khổ đau, khó khăn của nhau, thì sự hiểu nhau, chấp nhận nhau, thương yêu nhau sẽ làm công việc phát triển và thành công hơn.
Nếu ông là nhà chính trị mà biết Phật Pháp thì có thể đem phương pháp thực tập vào đảng của ông, thiết lập được sự đồng cảm, thương yêu, tin cậy giữa những người cộng sự thì sự nghiệp chính trị sẽ thành công.
Mỗi chúng ta phải có chiều hướng tâm linh (spiritual dimension), nếu không thì không tháo gỡ được những khó khăn, bức xúc trong đời sống của mình, mà như thế thì rất khó thành công. Đạo Phật vì thế cần phải cung cấp cho mỗi người trong xã hội cái bình diện, chiều hướng tâm linh. Đó là điều mà giáo hội Phật giáo cần lưu tâm, đó là cái đẹp nhất, quý nhất mà đạo Phật có thể cống hiến cho xã hội, cho dân tộc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?
Kiến thức 10:35 05/11/2024Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp
Kiến thức 19:30 04/11/2024Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.
Xem thêm