Phát hiện thất lạc thêm hơn 100 sách cổ lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Viện Nghiên cứu Hán Nôm thông báo "bị thiếu" 110 cuốn sách cổ ở kho sưu tầm, đồng thời nhiều sách của viện bị hư hỏng nặng.
Viện Nghiên cứu Hán Nôm xác nhận mất 25 cuốn sách cổ quý hiếm, có 4 cuốn Toàn Việt thi lục
Chiều 20-3, ông Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam làm việc với Viện Nghiên cứu Hán Nôm, yêu cầu làm rõ thông tin việc số lượng lớn sách của viện bị cho là mất.
Tối cùng ngày, Viện Nghiên cứu Hán Nôm ra thông cáo, không dùng từ "mất" mà chỉ ghi "thiếu". Theo đại diện Viện, hồi giữa tháng 3, hội đồng kiểm kê báo cáo việc kho Sưu tầm của viện thiếu 121 cuốn sách, gồm cả 11 cuốn thuộc danh sách báo mất thất thoát năm ngoái. Ngoài ra, có 339 quyển đã vào sổ nhưng lẫn lộn ký hiệu, chưa xác định rõ 121 sách thiếu có nằm trong số này hay không. Nhóm kiểm kê cũng rà soát toàn bộ 17.712 sách trong kho và xác định có 877 quyển (5%) bị hư hỏng nặng.
Viện đang mời các chuyên gia tham gia đối chiếu sách bị lẫn ký hiệu với các sách thiếu để sàng lọc, đồng thời lập hội đồng đánh giá tình trạng hư hại nhằm tìm phương án xử lý.
Hồi tháng 12-2022, Viện Nghiên cứu Hán Nôm thông báo thất lạc 25 cuốn, trong đó có bốn cuốn Toàn Việt thi lục, thuộc ba bộ khác nhau, do Lê Quý Đôn biên soạn, Việt âm thi tập do nhà sử học Phan Phu Tiên và Thị Ngự sử Chu Xa kế tục biên soạn. Các cuốn sách bị thất thoát vốn đã có bản scan màu, bản photocopy, được thực hiện từ trước (tức nội dung sách không bị mất).
Đại diện Viện khi đó cho biết ưu tiên tìm kiếm sách thất lạc, bao gồm việc rà soát trên giá một lần nữa để tránh tình trạng sách bị lẫn. Viện đã có công văn mời cơ quan an ninh điều tra, hiện vẫn chưa có kết quả.
Viện Nghiên cứu Hán Nôm trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, là nơi tổ chức nghiên cứu, khai thác và biên dịch, xuất bản di sản Hán Nôm của dân tộc, đào tạo cán bộ nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, phục chế, nhân bản, góp phần phát triển văn hóa của dân tộc. Kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm được Nhà nước giao quản lý là tài sản quốc gia quý giá, kế thừa các kho sách cổ mà Viện Viễn Đông Bác Cổ sưu tập được.
Viện là đơn vị bảo quản các tài liệu Hán Nôm gồm gần 35.000 cuốn sách và gần 60.000 thác bản văn bia đã có biên mục; đồng thời mở cửa thư viện để các tổ chức, nhà nghiên cứu và các cá nhân trong và ngoài nước quan tâm đến văn bản cổ của dân tộc có cơ hội tiếp cận tài liệu.
Theo quy định tại đơn vị này, nhằm mục tiêu bảo quản các tài liệu quý hiếm, tài liệu gốc đều được lưu tại Phòng Bảo quản. Viện tổ chức phục vụ bạn đọc nghiên cứu chủ yếu thông qua bản photocopy, bạn đọc muốn tiếp cận tài liệu gốc cần có phê duyệt bằng văn bản của lãnh đạo Viện.
Hiểu Nhân/ Theo VnExpress
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch
Trong nước 05:45 03/12/2024Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni
Trong nước 14:00 02/12/2024Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.
“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”
Trong nước 12:15 02/12/2024Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.
Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)
Trong nước 13:15 01/12/2024Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.
Xem thêm