Thứ, 13/03/2023, 14:32 PM

Học Hán Nôm, tôi thêm yêu đạo Phật

Thấm thoát, các học viên lớp Cao học Hán Nôm K29, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã tốt nghiệp, con không còn được lên lớp với các thầy hằng tuần, nghe thầy giảng đạo giải kinh.

Tôi tốt nghiệp cử nhân Báo chí và hiện đang làm việc trong ngành giáo dục nghề nghiệp. Vậy nên khi tôi đăng ký học cao học ngành Hán Nôm rất nhiều bạn bè tôi đã cười, bảo tôi dở, tôi rảnh thời gian. Ấy nhưng tôi rất yêu thích lịch sử, muốn tự mình giải mã được văn tự xưa tại các đình, đền chùa, đó chính là lý do tôi học Hán Nôm chứ không phải vì bằng cấp hay công việc.

Trên danh sách lớp được công bố, ngoài tôi còn 4 người nữa chưa biết mặt, tôi rất háo hức được gặp họ ngày khai giảng. Và tôi đã thực sự bất ngờ khi cả 4 người đồng môn đều là các thầy tu, 2 thầy và 2 ni với tôi là 5 học viên của lớp Hán Nôm K29. Lần đầu giáp mặt, tôi bối rối cúi đầu chào các thầy, xưng con, tôi e sợ sẽ nói năng không cận thận, ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của đạo Phật nên trong lớp tôi ngồi im thin thít, trong lồng ngực cứ nôn nao, hồi hộp.

Tác giả (áo cam), thầy Thiện Pháp (đứng áp bảng) cùng lớp học Hán Nôm và Ngôn ngữ học K29 chụp ảnh lưu niệm kết thúc môn học

Tác giả (áo cam), thầy Thiện Pháp (đứng áp bảng) cùng lớp học Hán Nôm và Ngôn ngữ học K29 chụp ảnh lưu niệm kết thúc môn học

Được học cùng các thầy, tôi đã hiểu thêm rất nhiều về đạo Phật. Hồi nhỏ trên các giấy tờ tùy thân, tôi đều vô thức ghi vào dòng “Tôn giáo: Đạo Phật”, nhưng khi lớn lên mới biết không phải. Có lẽ vì hầu hết người dân Việt Nam đều có cảm mến với đạo Phật nên có không ít đứa trẻ như tôi tưởng như vậy.

Hồi bé, bà nội tôi hay lên chùa nên tôi cũng thường lên theo và tôi cũng đã được các các thầy tu từ ngày ấy. Nhưng trước kia tôi nghĩ rằng các thầy tu chủ yếu sống trong chùa, ít ra ngoài và đều xuất gia từ nhỏ nhưng thực tế có rất nhiều thầy vì yêu mến đạo Phật mà đã xuống tóc đi tu khi đã trưởng thành. Điều đó chứng tỏ đạo Phật đã lay động trái tim của biết bao con người bằng chính triết lý của mình.

Tan buổi học đầu tiên, tôi được thầy Thiện Pháp mời về thăm chùa Đăm ở Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Trên chuyến xe ô tô, thầy kể rằng trước kia thầy là sĩ quan hải quân, công việc đang rất thuận lợi nhưng vì ngộ đạo, thầy đã ra quân rồi xuất gia đi tu, đặc biệt là bố mẹ thầy rất ủng hộ quyết định này của thầy.

Vốn là một sĩ quan quân đội, thầy có vóc dáng quắc thước, nhanh nhẹn và rất tươi cười, khác hẳn với suy nghĩ của tôi về thầy tu trước kia như trầm mặc, hiền từ và nhẹ nhàng. Các tài sản của thầy như ô tô, điện thoại đều có từ trước lúc thầy xuất gia, thầy bảo tiền công đức của Phật tử vào chùa thầy tuyệt đối không sử dụng cho cá nhân, chỉ sử dụng vào việc của nhà chùa, người tu hành nên hạn chế tiếp xúc với tiền.

Đến giờ ăn trưa, thầy và tôi cùng ngồi ăn ở gian nhà nhỏ trong chùa. Đó là lần đầu tiên tôi ăn cơm chay. Những món ăn chỉ có rau luộc, đậu phụ, lạc và cơm. Tôi cố gắng ăn, cố gắng nuốt vì chưa bao giờ tôi ăn cơm mà không có thịt, cá cả. Thầy biết tôi khó nuốt và ngỏ ý nếu không ăn được sẽ dẫn tôi ra quán cơm bình dân. Nhưng tôi thấy thầy ăn rất ngon miệng, vui vẻ và tràn đầy năng lượng trong người, tôi cố gắng ăn và thấy cũng rất ngon. Lúc đó tôi mới hiểu rằng đi tu là sự khổ hạnh, là cả một hành trình tự sửa mình chứ không phải sự giải thoát hay lẩn tránh số phận.

Thầy rất vui tính, nói chuyện với thầy những lần đầu tôi có cảm giác như đã thân quen từ lâu. Trong lớp học, thầy Thiện Pháp là người có kiến thức về Hán Nôm tốt nhất tuy trước đó thầy chỉ tự học mà chưa qua trường đào tạo nào. Những lúc giờ ra chơi tôi lại được nghe các thầy kể chuyện về đạo Phật và bát chính đạo và luật nhân quả trong cuộc sống. Những câu chuyện dung dị, kể đơn sơ mà chứa đầy triết lý nhân sinh giữa thiện và ác, duyên và phận.

Trong giờ, các thầy xưng hô rất lễ phép với giảng viên như một học viên bình thường, ngoài ra không khí trao đổi học thuật diễn ra sôi nổi không như vẻ bề ngoài người ta thường nghĩ về người tu hành. Thầy Thiện Pháp bảo rằng, là nhà tu hành thì càng phải học, học không phải để lấy bằng cấp để lên chức này tước kia mà để thông tuệ Phật Pháp và hoằng pháp đến chúng sinh, học giúp con người thông tuệ và sáng suốt. Thật vậy, tôi nhớ lần về thăm chùa Đăm, căn phòng nhỏ của thầy chật kín kinh sách, có cuốn vài nghìn trang giấy...đã được thầy đọc hết.

Thầy Thiện Pháp giờ đã về chùa Bảo Khánh làm trụ trì

Thầy Thiện Pháp giờ đã về chùa Bảo Khánh làm trụ trì

Mỗi môn học kết thúc, các thầy đều mời giảng viên và cả tôi đi ăn đồ chay tại chùa hoặc một cửa hàng nào đó, ăn nhiều lần tôi cũng bắt đầu thấy quen và dễ ăn hơn. Đến giờ, tôi vẫn không thể nào quên được cảm giác ăn những món đồ chay trong một không gian thanh tịnh của nhà chùa, lúc đó thanh tâm tôi thật an lạc.

Thời gian trôi thật nhanh, 2 năm học Hán Nôm đã đi qua, tôi trở lại với công việc bộn bề còn các thầy trở về chùa trụ trì. Thầy Thiện Pháp đã về chùa Bảo Khánh ở huyện Quế Võ, Bắc Ninh mà tôi chưa có dịp về chùa thăm thầy lần nào. Thỉnh thoảng trên facebook, tôi thấy thầy vẫn rất khỏe, giảng kinh cho Phật tử tràn đầy năng lượng và khí thái y chang như mấy năm trước tôi với thầy còn là đồng môn Hán Nôm.

Từ ngày được tiếp xúc với thầy, được hiểu hơn về đạo Phật tôi càng thêm tôn kính đạo Phật hơn, tôi thường xuyên lên mạng tìm hiểu về các vị Phật, vị Bồ-tát và những bậc chân tu. Tuy kiến thức của tôi về đạo Phật còn ít ỏi nhưng tôi vẫn cố gắng tìm hiểu thật nhiều, vì đạo Phật là một khoa học như nhà khoa học Einstein đã từng nói.

Có lúc tôi than với thầy Thiện Pháp về khối lượng tri thức, kinh Phật khổng lồ làm sao các Phật tử có thể hiểu hết, thầy bảo tôi rằng, hãy cứ nghĩ đơn giản thế này: “Tôn giáo của tôi rất đơn giản. Tôn giáo của tôi là tình yêu thương”.

Phải chăng, tình yêu thương là gốc rễ của đạo Phật!

*Bài dự thi được gửi từ tác giả Nguyễn Văn Công; địa chỉ: Trường Cao đẳng nghề Bách khoa Hà Nội, số 92A Lê Thanh Nghị, Hà Nội.

Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thần lực của lời di chúc

Đạo Phật trong trái tim tôi 12:15 20/12/2024

Đời người trăm năm, không gì ngoài sinh tử. Sinh thì lo sinh kế, Tử thì lo hậu sự lúc ra đi.

Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024

Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Xem thêm