Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 31/12/2022, 08:32 AM

Phát huy những giá trị nhân văn của Phật giáo trong đời sống xã hội hiện nay

Đạo đức con người Việt Nam đối mặt nhiều thời cơ và thách thức. Phật giáo đã thể hiện tinh thần nhập thế của mình qua các hoạt động thiện sự góp phần lành mạnh hóa suy nghĩ, lời nói, việc làm cho con người.

Audio
LTS: Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo trân trọng trích đăng bài viết Phát huy những giá trị nhân văn của Phật giáo trong đời sống xã hội hiện nay của Thượng tọa Tiến sĩ Thích Thanh Huân. Đây là bài tham luận trích từ Hội thảo Phát huy vai trò của Tăng, Ni Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ), tổ chức vào tháng 1/2022.

LTS: Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo trân trọng trích đăng bài viết Phát huy những giá trị nhân văn của Phật giáo trong đời sống xã hội hiện nay của Thượng tọa Tiến sĩ Thích Thanh Huân. Đây là bài tham luận trích từ Hội thảo Phát huy vai trò của Tăng, Ni Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ), tổ chức vào tháng 1/2022.

Việt Nam là một trong những nước phương Đông, nơi mà tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa xã hội. Trong các tôn giáo lớn trên thế giới, Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần, xã hội cho đến ngày nay. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Phật giáo Việt Nam đã có đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của dân tộc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là góp phần giáo dục, định hướng cho sự phát triển nhân cách, tư duy, giáo dục đạo đức, lối sống con người.

Nước ta đang xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập thế giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại, biến chuyển nhanh chóng, quá trình hội nhập diễn ra rất nhanh, từ đó nảy sinh nhu cầu mở rộng giao lưu các nền văn hoá. Trong bối cảnh đó, việc phát huy tinh thần nhân văn của Phật giáo trong xã hội ngày càng quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Điều này sẽ giúp con người thay đổi cách nhìn, suy nghĩ, hành động theo con đường đúng đắn, từ đó giảm bớt những vấn nạn trong cuộc sống, đồng thời góp phần gìn giữ, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tinh thần nhân văn của Phật giáo

Giá trị nhân văn

Giá trị nhân văn là giá trị vì con người, lấy con người làm trung tâm để hướng tới giải phóng, phát triển và hoàn thiện con người. Các lĩnh vực hoạt động xã hội đều hướng tới các giá trị vì con người: giải thoát con người khỏi khổ đau, kìm kẹp, áp bức về vật chất, tinh thần; xây dựng một xã hội an lạc, toàn thiện và hạnh phúc.

Tinh thần nhân văn của Phật giáo

Mục đích tối thượng của đạo Phật là hướng dẫn, chỉ dạy cho con người con đường khai mở tâm thức, phát triển trí tuệ trực giác, hướng đến giác ngộ giải thoát. Xã hội lý tưởng mà Phật giáo hướng tới đó là thế giới Tịnh độ, bình đẳng, hòa bình an vui. Nội dung giáo lý Phật giáo thể hiện triết lý về sự công bằng, giáo dục con người phải biết sống lành mạnh, khuyến khích con người làm nhiều việc tốt, việc thiện, lánh xa điều ác, tránh làm những việc bất nhân phi nghĩa để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp nơi trần thế. Trong hơn 2.000 năm hiện diện trên đất nước Việt Nam, đồng hành cùng dân tộc, những tư tưởng Phật giáo không chỉ ảnh hưởng sâu sắc tới đạo đức xã hội, mà còn có những giai đoạn lịch sử rất dài đã từng là tư tưởng chủ đạo của xã hội Việt Nam thể hiện ở nhiều khía cạnh.

Tinh thần yêu nước

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã ghi nhận những đóng góp to lớn của Phật giáo đối với dân tộc. Đạo Phật luôn đồng hành cùng dân tộc những khi vận nước lâm nguy. Các thiền học như: Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Nhân Tông… đều là những người lập nhiều chiến công vẻ vang trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Các vị quốc sư như: Thiền sư Vạn Hạnh, Thiền sư Mãn Giác… dù tu hành nhưng vẫn quan tâm đến việc triều chính. Khi chủ nghĩa thực dân, đế quốc xâm lăng nước ta, thực hiện chính sách đàn áp Phật giáo, nhiều Tăng Ni đã tích cực tham gia công cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, điển hình là tấm gương Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối sự đàn áp Phật giáo của chế độ Sài Gòn.

Giáo dục lối sống hướng thiện

Tư tưởng nhân quả “ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ” đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người Việt. Chính đạo đức Phật giáo giúp họ có thêm nghị lực trong việc định hướng lý tưởng sống, sống vị tha và biết yêu thương lẫn nhau, xem việc phụng sự và giúp đỡ mọi người là niềm vui của chính mình, hướng đến xây dựng một xã hội nhân ái. Họ luôn tin tưởng tuyệt đối rằng: làm thiện sẽ được quả lành, làm ác sẽ bị quả xấu, những suy nghĩ, lời nói và việc làm của mình đều được sự giám sát của các vị thần hộ pháp. Khi gặp nạn, chắc chắn sẽ có Đức Phật hay Bồ tát ra tay cứu giúp.

Giáo dục sự tôn trọng lợi ích và nhân phẩm của người khác

Tinh thần này được thể hiện qua “Ngũ giới”: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu của Đức Phật nhằm thiết lập trật tự, an vui, hòa bình cho gia đình, xã hội và quốc gia. Xã hội hiện nay luôn coi trọng sự sống, môi trường sống, ít xảy ra nạn trộm cắp, hạnh phúc gia đình, chung thủy với nhau, không lừa dối để tạo niềm tin cho nhau, và không rơi vào nghiện ngập, hút chích các loại ma túy… Ngũ giới nhà Phật rất phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới, giúp xã hội ổn định, giảm bớt các tệ nạn xã hội, các giá trị đạo đức truyền thống được phát huy.

Mục đích tối thượng của đạo Phật là hướng dẫn, chỉ dạy cho con người con đường khai mở tâm thức, phát triển trí tuệ trực giác, hướng đến giác ngộ giải thoát. Xã hội lý tưởng mà Phật giáo hướng tới đó là thế giới Tịnh độ, bình đẳng, hòa bình an vui.

Mục đích tối thượng của đạo Phật là hướng dẫn, chỉ dạy cho con người con đường khai mở tâm thức, phát triển trí tuệ trực giác, hướng đến giác ngộ giải thoát. Xã hội lý tưởng mà Phật giáo hướng tới đó là thế giới Tịnh độ, bình đẳng, hòa bình an vui.

Giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn

Phương pháp giáo dục này thể hiện thông qua lễ Phật đản, lễ Vu Lan Báo Hiếu. Trong lễ Phật đản thì tưởng nhớ đến cuộc đời đạo đức của Đức Phật, thông qua đó nêu lên thông điệp yêu chuộng hòa bình và lòng nhân ái, kêu gọi mọi người sống thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Lễ Vu Lan Báo Hiếu thì thể hiện truyền thống đạo lý hiếu thảo của các thế hệ con cháu đối với ông bà cha mẹ của mình, qua đó giáo dục tinh thần hiếu hạnh của con người, xây dựng gia đình mẫu mực, con cháu thảo hiền, góp phần xây dựng đời sống đạo đức trong gia đình và xã hội.

Trong quan hệ ứng xử giao tiếp

Trong gia đình và xã hội, Phật giáo đề cao sự hòa thuận và trách nhiệm của con người thông qua thực hiện Tứ trọng ân (ân cha mẹ, ân quốc gia, ân thầy cô, ân đàn na tín thí). Trong ứng xử của con người với môi trường tự nhiên, đạo đức Phật giáo với tư tưởng từ bi hỷ xả, vô ngã vị tha, luôn đề cao, tôn trọng sự sống của mọi loài, vì vậy luôn hướng đến sự an lành và hòa bình cho quốc gia và thế giới, kêu gọi ăn chay, phóng sinh, bảo vệ môi trường sống, phản đối các cuộc chiến tranh xâm lược cũng như việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. 

Phát huy tinh thần nhân văn của Phật giáo trong xã hội ngày nay

Các giá trị tinh hoa hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo và các hệ thống triết lý chính là những bài học về đạo đức, về con đường sống chân – thiện – mỹ vẫn đang có những đóng góp cho việc duy trì một nền đạo đức xã hội, khơi dậy truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, tương thân tương ái trong cộng đồng đáp ứng nhu cầu cấp bách hiện nay trong giáo dục đạo đức xã hội, gìn giữ các giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc, đáp ứng chiến lược xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện trong mục tiêu phát triển đất nước.

Văn hóa đạo đức

Đạo đức là cái gốc, là thước đo giá trị con người. Mỗi tôn giáo đều mang trong mình những giá trị đạo đức riêng. Đạo đức Phật giáo nổi bật với các giá trị phổ quát nhất về lòng từ bi, đem tình yêu thương đến với mọi người, tu tâm, hành thiện và xây dựng các mối quan hệ xã hội đã định hướng cho cho lý tưởng sống con người và trở thành kim chỉ nam hướng con người đến chân – thiện – mỹ. Bản chất của đạo đức Phật giáo là hướng đến giáo dục đạo đức con người với những phẩm chất cao quý: từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha.

Những giá trị đạo đức qua lời Phật dạy giáo dục con người yêu thương giúp đỡ nhau, xây dựng cộng đồng Phật giáo với những Phật tử sống tốt đời đẹp đạo với tinh thần cống hiến phụng sự cho đời. Và vì thế mà những khóa tu đạo đức mùa hè được mở ra, các khóa tu hàng tháng, các buổi giảng Pháp với hàng nghìn Phật tử đến tham gia, các lớp học tâm lý đạo đức… Chính những điều này đang góp phần xây dựng văn hóa đạo đức trong mọi người, đặc biệt là giới trẻ, hướng đến những giá trị tốt đẹp. Xã hội ngày càng phát triển, đạo đức của con người phải càng được nâng cao. Phật giáo mang trong mình trọng trách, sứ mạng đồng hành cùng dân tộc. Đạo đức Phật giáo phải trở thành đạo đức chung của toàn dân tộc, là nền tảng để cho dân tộc Việt Nam phát triển vững bền.

Đạo đức là cái gốc, là thước đo giá trị con người. Mỗi tôn giáo đều mang trong mình những giá trị đạo đức riêng. Đạo đức Phật giáo nổi bật với các giá trị phổ quát nhất về lòng từ bi, đem tình yêu thương đến với mọi người, tu tâm, hành thiện và xây dựng các mối quan hệ xã hội đã định hướng cho cho lý tưởng sống con người và trở thành kim chỉ nam hướng con người đến chân – thiện – mỹ.

Đạo đức là cái gốc, là thước đo giá trị con người. Mỗi tôn giáo đều mang trong mình những giá trị đạo đức riêng. Đạo đức Phật giáo nổi bật với các giá trị phổ quát nhất về lòng từ bi, đem tình yêu thương đến với mọi người, tu tâm, hành thiện và xây dựng các mối quan hệ xã hội đã định hướng cho cho lý tưởng sống con người và trở thành kim chỉ nam hướng con người đến chân – thiện – mỹ.

Bảo vệ môi trường

Con người và thiên nhiên có mối quan hệ hữu cơ, bền chặt. Môi trường bị phá hoại thì sự sống của con người cũng bị tổn thương, đe dọa. Không phải đến thời điểm này, vấn đề môi trường mới được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết đối với toàn nhân loại. Những hậu quả của việc tàn phá môi trường đang đưa cuộc sống loài người đến gần hơn với hiểm họa diệt vong. Những điều đó buộc con người phải thay đổi nhận thức và quan điểm về vấn đề môi trường. Các quốc gia, các tổ chức và toàn xã hội đang nỗ lực tìm ra những giải pháp thích hợp để đối phó vấn đề môi trường. Với phương châm hoạt động “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, Phật giáo cũng không nằm ngoài số đó khi thực hiện và đưa ra những giải pháp của mình để góp phần cải thiện môi trường.

Thứ nhất là tâm từ. Trong giáo lý Tứ vô lượng tâm, trên con đường tu hành giác ngộ phải trải qua nhiều thử thách và một trong những điều kiện tiên quyết đối với người Phật tử là tâm từ bi thương yêu tất cả chúng sinh không giới hạn, không làm tổn thương đến con người, chim thú trong rừng, cá bơi dưới nước, cho đến thiên nhiên cỏ cây hoa lá…

Thứ hai là giới cấm sát sinh. Tất cả mọi loài sinh ra đều mang trong mình sự sống và vì vậy, đều cần được tôn trọng và bảo vệ. Đức Phật giáo hóa cho hàng đệ tử về ngũ giới cấm, một trong số đó là vấn đề cấm sát sinh. Việc sát sinh nhằm phục vụ các nhu cầu của con người sẽ dẫn đến việc mất cân bằng sinh thái, tác động trực tiếp đến sự sống của con người, là nguyên nhân của dịch bệnh và thiên tai.

Thứ ba là ăn chay. Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), chăn nuôi đã và đang là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt vấn đề nghiêm trọng về môi trường như: ô nhiễm không khí, thiếu và ô nhiễm nước, phá rừng… Ngành chăn nuôi là một trong những nguồn phát ra lượng khí thải CO2 cao, nên muốn giảm lượng khí thải này thì một biện pháp hữu hiệu là giảm số lượng súc vật chăn nuôi và giảm lượng thịt tiêu thụ trong các bữa ăn, điều đó đồng nghĩa với việc nên ăn chay. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khẳng định chế độ ăn chay có thể cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho mọi lứa tuổi. Qua khảo sát, người ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc thực vật hơn trong bữa ăn sẽ có tỉ lệ mắc các bệnh như: tim mạch, ung thư, cao huyết áp… thấp hơn người ăn nhiều thịt động vật.

Thứ tư là trồng rừng. Khi còn tại thế, Đức Phật chọn rừng xanh là nơi đản sinh, xuất gia, thành đạo và nhập Niết bàn. Trong kinh có ghi lại rằng, sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề, Đức Phật đã lặng ngắm trong một tuần cội cây Bồ đề, để biểu lộ lòng biết ơn đối với cội cây đã che chở mưa nắng cho Ngài trong suốt thời gian tu tập. Đó là một bài học vĩ đại về lòng biết ơn mà Đức Phật gửi lại cho muôn đời và người đệ tử Phật.

Thật vậy, rừng là cái nôi của sự sống, là “lá phổi xanh” của mẹ Trái Đất, là nơi sinh sôi nảy nở của muôn loài muôn vật. Nhờ có rừng, nước được giữ lại trên bề mặt, không bị tụt sâu vào lòng đất, con người có oxi, không khí được thanh lọc. Chúng ta yêu thương loài người, yêu quý sự sống trên Trái Đất thì phải cứu rừng, tạo lại rừng cây xanh để giữ gìn sự sống cho muôn loài. Bên cạnh việc làm nhiều công đức như cứu trợ đồng bào bị thiên tai, việc cực kỳ quan trọng để giải quyết triệt để cái gốc của thiên tai là phải tạo lại rừng. Và khi đó, chỉ có cách giúp mọi người sống có đạo đức, tin vào nhân quả, đồng thời kêu gọi trồng lại rừng…, ta mới có thể giúp họ thoát khỏi những nỗi khổ đó. Ngoài việc tạo lại môi trường sống, giữ nước trên bề mặt, rừng còn có tác dụng tạo lại sự tương tác tâm linh cho thế giới. Hiện nay, tâm hồn con người dần dần khô cằn đi vì rừng cây ngày càng bị giảm bớt. Vì vậy, chúng ta phải tạo lại rừng cây để nâng cao tâm hồn con người. Nếu có nhiều rừng cây xanh, đời sống tâm hồn con người sẽ thay đổi, tốt hơn rất nhiều. Đến một nơi có nhiều cây xanh, tự nhiên chúng ta có cảm giác con người sống ở đó hiền lành, tử tế.

Có thể nói, những giáo lý mà Đức Phật dạy phù hợp với quy luật tự nhiên, là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường và cuộc sống con người. Đó là cách sống hiểu biết và cao thượng, hạn chế tâm vị kỷ, mang lại lợi ích cho tất cả chúng sinh, sống hài hòa với thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. Hãy cùng nhau trồng thật nhiều cây để giữ gìn sự sống cho Trái Đất. Trái Đất sẽ ngập tràn hạnh phúc bởi những tâm hồn biết yêu thương, biết ơn những điều cao quý, như rừng đã cho con người biết bao điều…

Chấp hành quy định pháp luật về giao thông

Đạo đức Phật giáo đề cao tinh thần tự giác của con người, phát huy tối đa khả năng làm chủ từng suy nghĩ, lời nói, hành động của bản thân trong các mối quan hệ và thực hành quy tắc đạo đức. Trong văn hóa giao thông, điều này cần phát huy mạnh mẽ để người tham gia giao thông có ý thức tự giác nghiêm túc chấp hành luật giao thông, đặc biệt là ý thức cộng đồng mà pháp luật không quy định. Việc chấp hành giao thông do luật pháp điều chỉnh. Người tham gia giao thông có ý thức tự giác chấp hành luật giao thông bởi họ hiểu tầm quan trọng của việc chấp hành luật và hậu quả bị xử phạt nếu không chấp hành.

Tuy nhiên, tình trạng không chấp hành, lách luật, thiếu ý thức khi tham gia giao thông vẫn còn nhiều. Bởi ý thức là đạo đức ở tầm cao. Luật tác động từ bên ngoài vào, còn đạo đức thì xuất phát từ sâu trong nội tâm. Người tu hành có giới luật – khó giữ hơn rất nhiều so với các quy tắc ngoài đời sống, nhưng người tu vẫn giữ được, bởi lẽ họ có đạo đức xuất phát từ luật nhân quả. Bởi vậy, muốn nâng cao ý thức người dân trong việc chấp hành luật giao thông, việc ứng dụng, tuyên truyền luật nhân quả, đạo đức lái xe, đạo đức khi tham gia giao thông,.. là điều cốt lõi. 

Lái xe an toàn

Dù chấp hành luật giao thông, có ý thức cộng đồng, nhưng những rủi ro tai nạn vẫn có thể xảy ra khi tham gia giao thông. Phật giáo có những cách thuận theo luật Nhân quả để giảm thiểu tối đa những rủi ro đó.

Thứ nhất, theo luật nhân quả, một người thường làm các việc công ích liên quan đến đường sá giao thông sẽ có phúc giúp tránh khỏi những rủi ro, tai nạn. Ví dụ: Tuyên truyền, giảng dạy luật giao thông cho mọi người; cứu giúp người bị nạn trên đường; nhường đường cho các xe y tế, xe cấp cứu, xe chữa cháy, đưa người già yếu, trẻ nhỏ qua đường; giữ đúng làn đường, không lấn trái; khởi tâm từ bi yêu thương tất cả mọi người đang tham gia giao thông; cầu nguyện cho tất cả mọi người tham gia giao thông được an toàn; nhặt rác cho sạch đường; hiến đất làm đường; xây cầu, đắp vá đường; khi xây nhà, lui vào một phần tường nhà, hàng rào, cho đường đi rộng hơn…

Thứ hai, tu tập thiền định để giúp loại bỏ vọng tưởng, tinh thần minh mẫn, sáng suốt để xử lý kịp thời những tình huống xảy ra khi tham gia giao thông. Khi ngồi thiền, ta luôn tác ý biết rõ toàn thân. Khi vọng tưởng khởi lên không cố ý diệt trừ vọng tưởng, nhẹ nhàng quay lại cảm giác toàn thân. Thực hành ngay cả trong đời sống, lúc nào cũng nhớ về thân, cảm giác khắp cơ thể sẽ giúp ta có được sự tỉnh giác và sáng suốt. Tâm trí sáng suốt không bị những ý nghĩ vẩn vơ che mờ, việc lái xe sẽ trở nên an toàn và phòng tránh được rủi ro.

Tinh thần tương thân tương ái

Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, được thể hiện qua hành động. Người có lòng từ bi thì không thể làm ngơ trước thống khổ nhân loại. Khi còn tại thế, Đức Phật đã dạy các vị Tỳ kheo hãy đi khắp nơi vì lòng từ bi đối với cuộc đời, vì lợi lạc và hạnh phúc của Trời và Người. Đạo Phật luôn đồng hành cùng Đảng, Nhà nước trong các hoạt động tương thân tương ái như: nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật, ủng hộ đồng bào vùng lũ, thăm nuôi mẹ Việt Nam Anh hùng, trao tặng nhà tình thương, phát thưởng chương trình khuyến khích học đường, tặng quà tết cho người nghèo, trao quà cho bệnh nhân mổ tim, chạy thận, làm đường, xây cầu, làm giếng nước sạch…

Phật giáo chủ trương đem tình yêu thương đến với mọi người. Sự rung động, lòng trắc ẩn, cao thượng hướng về nỗi đau của người khác sẽ định hướng cho con người trong lý trí, hành động, sẵn sàng quên mình vì mọi người, phát huy bản tính thiện, diệt trừ tham, sân, si, giúp cho con người vượt qua u mê, bể khổ, luân hồi đến với sự thanh tịnh trong sạch. Mỗi người phải biết chọn cho mình một cộng đồng để yêu thương, thay vì chỉ biết yêu thương bản thân, yêu thương gia đình mình. Trong cái thang của ta từ nhỏ nhất là bản thân cho tới lớn nhất là vũ trụ này, thì trong cấp độ từ nhỏ nhất cho đến lớn nhất, cái trung tâm nhất vừa đủ để ta cao thượng mà không quá xa vời là tình yêu đất nước. Do đó, một người có trí tuệ, khôn ngoan, có đạo đức thì phải lo vun đắp tình yêu tổ quốc trong tim mình, vì tình yêu đó vừa đủ cao thượng, vừa đủ thực tế, mà vừa đủ làm điểm quy đồng cho mọi tình yêu khác. Đó là lý do tại sao ta yêu đất nước này.

28-1

Ngày nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức học đường. Đóng góp nhu cầu đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức các khóa tu định kỳ cho học sinh để các em gieo trồng hạt giống yêu thương nhân ái, hiểu được cội nguồn nhân quả, giáo dục cho giới trẻ sống có lý tưởng, trau dồi đạo đức, thực hành nếp sống lành mạnh. Giảng dạy kỹ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường để các em biết yêu thương, sống có ích với cộng đồng xã hội. Nhân sinh quan Phật giáo đã hòa đồng với tập quán, tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam. Đạo đức xã hội coi trọng chữ tâm, coi đây là gốc để tạo nên một con người, là sức mạnh, động lực cho sự phát triển xã hội. Tư tưởng Phật giáo đã góp phần củng cố đạo đức xã hội, tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, góp phần tạo nên nhân cách con người.

Sự hiếu thảo của con cái với cha mẹ

Phật giáo là một trong những tôn giáo luôn đề cao chữ Hiếu. Đức Phật và các vị Thánh Tăng A La Hán là những tấm gương hiếu hạnh bậc nhất cho mỗi người chúng ta noi theo. Song, thật đáng tiếc giá trị đạo đức, nhất là chữ Hiếu, ngày nay đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng. Thật đau lòng mỗi khi những hình ảnh cha mẹ bị con cái ngược đãi, nạn bạo hành gia đình, các chuẩn mực giá trị đạo đức tốt đẹp bị xâm phạm mà phương tiện truyền thông đại chúng đã loan tin trong thời gian qua. Hơn lúc nào hết, Phật giáo cần phát huy vai trò của mình, đưa những giá trị nhân văn tốt đẹp của Phật giáo về lòng hiếu kính cha mẹ lan rộng ra toàn xã hội, đặc biệt đến với giới trẻ. Đó là những lời dạy của Đức Phật về luật nhân quả: Quả báo xấu nặng nề về tội bất hiếu, quả báo lành cho những ai hiếu thảo. Khi con người tin hiểu nhân quả rồi thì mọi việc làm, lời nói, suy nghĩ đều đúng đắn, những người xung quanh cũng được thoải mái, an vui, lợi ích.

Kết luận

Đạo đức con người Việt Nam đối mặt nhiều thời cơ và thách thức. Phật giáo đã thể hiện tinh thần nhập thế của mình qua các hoạt động thiện sự góp phần lành mạnh hóa suy nghĩ, lời nói, việc làm cho con người. Hiểu được những giá trị đạo đức mà Phật giáo mang lại cho dân tộc, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách tôn giáo phù hợp, chính sách phát triển kinh tế – xã hội đúng đắn nhằm phát huy vai trò tích cực của đạo đức Phật giáo qua đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo được sự tín nhiệm trong nhân dân, huy động sức mạnh toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống lại các thế lực thù địch lợi dụng Phật giáo để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng một xã hội tốt đời đẹp đạo, dân chủ, công bằng, văn minh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đủ phước đức mới thành tựu được hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”

Kiến thức 17:00 01/05/2024

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được mọi người thương mến

Kiến thức 12:21 01/05/2024

Trong tự nhiên, nước là chất lỏng mềm ướt, vậy mà nước dưới áp lực cao có thể cắt đứt mọi thứ. Nước còn khắc chế được hỏa hoạn, dập tắt lửa dù nó có hung bạo tới đâu.

Phép cầu an đích thực

Kiến thức 11:55 01/05/2024

Đức Phật không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc, nếu Ngài có thể ''ban cho'' thì chúng sanh trong cõi đời này không một ai khổ cả. Vì thế, là Phật tử hãy biết tự cầu an bằng cách sinh hoạt điều độ, có khoa học.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Xem thêm