Phật tử tại gia nên trì Kinh nào để có được hiệu quả tốt nhất?
Người Phật tử biết phát tâm tụng kinh chú là quý báu lắm rồi, kinh nào cũng tốt không nên chọn lựa vẽ vời mà mất chánh niệm. Hiệu quả tu hành theo giáo lý nhà Phật là: “tâm thoát khỏi những mê lầm, tâm chánh niệm thì an lạc Niết Bàn”.
Ý nghĩa chữ Kinh trong Phật giáo
Hỏi: Con nghe và đọc rất nhiều kinh điển thì đều thấy các vị Phật và Bồ Tát khi phát nguyện đều có một bài chú hay kinh kệ riêng nếu ai hành trì thì đều được lợi lạc, được các ngài gia hộ và cũng như thấy sự linh ứng trong sự gia trì của mình. Tuy vậy con không hiểu tại sao có người trì kinh hay chú mọi việc đều vuông tròn, sở cầu như nguyện còn có người thì bị phản tác dụng, không có hiệu quả mà còn xảy ra rất nhiều tai ương. Xin Sư cho con biết với một Phật tử bình thường như con nên trì kinh chú nào là tốt nhất? Khi trì kinh chú thì nên làm gì để đạt được hiệu quả ạ.
Đáp: Kinh chú của Phật tức là pháp Phật, pháp Phật thì có vô lượng pháp môn để đối trị chữa lành vô lượng phiền não trần lao của vô lượng chúng sanh.
Chúng sanh trong thế giới ta bà là bộc lưu dẫy đầy những tham sân si phiền não, khổ não vui buồn lẫn lộn. Dù biết khổ đau nhưng không ai muốn bước ra khỏi những khổ đau đó; thường thì họ sợ những hoàn cảnh trái ngang tử biệt sanh ly, hòa họp ly tan, sanh diệt diệt sanh trong thế giới thường trụ hoại không. Rốt rồi chỉ biết cất tiếng than ôi! khổ quá! là một điệp khúc muôn đời mê li, không bao giờ chán ngán!
Trong vô lượng chúng sanh đó có con người, có trí khôn biết giác ngộ, quay về với cuộc: “hành trình trở về nơi sanh ra, dừng chân tạm nghỉ nhà bà quán một đêm rồi ngày mai lại ra đi về cố quận…”.
Một đêm là một đời “thân thì sanh lão bệnh tử khổ, bát khổ; tâm thì có biết bao nhiêu vui buồn lẫn lộn”.
Con người vì muốn ra khỏi nơi khổ đau nên tìm nương vào chánh pháp, chọn lựa pháp môn tu cho phù hợp với hạnh nguyện. Nhưng tiếc thay khi phát tâm tụng kinh niệm Phật hành trì kinh chú Phật, càng tinh tấn tu bao nhiêu có người thì ra khỏi khổ đau, có người thì phản tác dụng càng thêm khổ đau bấy nhiêu?
Trước khi hóa giải những nan giải, Sư xin nói: “việc tu hành giải thoát khổ đau là việc của chúng ta, còn việc khổ đau đến với chúng ta là vòng xoay của nghiệp lực quả báo ; chứ không phải do tu hành, mà khổ đau đến với chúng ta các bạn ạ…”
Kinh chú của Phật có công năng làm cho con người hết khổ đau, tuy nhiên những khổ đau được vô hiệu hóa bằng cõi tâm, nên các khổ đau dù có xâm phạm, chắc chắn cũng không làm người tu bị khổ đau. Nên không có vấn đề phản tác dụng trong tu hành.
Những điều kiện cần thiết trước khi đọc tụng kinh Phật
Ngộ Đạt quốc sư, đời nhà Tấn bên Trung Hoa mới 15 tuổi đã giảng kinh Niết Bàn đến các Hòa Thượng cũng phải ngồi nghe. Khi lớn lên được vua nhà Tấn dời vào hoàng cung phong làm Quốc sư giảng kinh cho Vua nghe, Vua ái mộ sai người làm một tòa ngồi bằng trầm hương cho Quốc sư ngồi thuyết giảng. Kể từ khi ngồi ghế trầm hương thuyết giảng, một mụt ghẻ lớn như mặt người xuất hiện trên bắp đùi làm cho ngài đau nhức, mụt ghẻ mặt người nói: “tôi là Triệu Thố cách đây 500 năm, ông làm quan Án Sát xử tôi bị chết oan, tôi theo đuổi ông đã 500 kiếp để báo oán, song ông tu hành đức độ nên tôi không báo oán được. Nay ông thọ nhận tòa trầm hương và lên ngồi trên đó, đã giảm phước, tôi có cơ sở báo oán và “làm ông đau nhức”.
Ngộ Đạt hối hận, do đau nhức làm ngài ngất xỉu, trong cơn mê có Bồ tát Ca Nhã Ca (Quán Âm bồ tát) đến nói: “ông nên đi lên trên đỉnh núi, đến suối Ngọc Tuyền lấy nước suối mà rửa mụt ghẻ thì sẽ khỏi bệnh”. Sáng hôm sau khi tĩnh lại ngài nhớ lời dạy của Bồ Tát đi lên đỉnh núi, đến suối Ngọc Tuyền quỳ sụp lạy niệm danh hiệu Bồ Tát Quan Âm làm văn thủy sám phát nguyện sám hối lỗi lầm, lấy nước suối rửa sạch mụt ghẻ, mụt ghẻ mặt người nói: “từ đây tôi không làm đau đớn ông nữa do ông có công tu hành biết nghe lời Đức Bồ tát Quan Âm dạy bảo. Từ đó Ngộ Đạt càng tinh tấn tu hành, tiếp tục thuyết pháp độ sanh và soạn sám văn “Từ Bi Thủy Sám” cho đời sau tụng đọc.
Mỗi Đức Phật ra đời đều vì hạnh nguyện lớn cứu chúng sanh, đưa chúng sanh ra khỏi những khổ đau. Tuy nhiên việc giúp chúng sanh ra khỏi khổ đau không chỉ có vài câu kinh tiếng kệ vừa học đọc là được, không đủ lực để hóa giải khổ đau.
Thế thường quan niệm: “tụng kinh thì hết khổ, hết tai ươn… cúng chùa thì được phước, nếu không thì gọi là phản tác dụng”.
Việc quy y Phật, giải thoát khổ cho mình thì rất dễ, nhưng việc muốn hóa giải cho người tha nhân thoát khổ đau, thì đòi hỏi thời gian công phu tu tập, giúp cho tha nhân ngộ lý vô thường, khổ không, vô ngã các bạn ạ!
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngài cũng có hạnh nguyện mà xưa nay ít Phật Tử chú ý để học tập mà phát nguyện lớn như ngài, dù có trải qua muôn ngàn phong ba bảo táp nhưng ngài vẫn thệ nguyện không thối chuyển, bài kinh như sau:
Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành
Chúng sanh là tất cả những người đồng chung sống với mình, có đủ những phiền não tham sân si, hỉ nộ ái ố, không lúc nào vượt khỏi (vô biên) người Phật tử phát nguyện tu hành như Phật để vượt qua (độ) khỏi những ái ố khổ đau đó chứng quả niết bàn giải thoát. Tiếp đến xin phát nguyện hướng dẫn cho chúng sanh phát tâm thoát ra khỏi những phiền não tham sân si như chính mình.
Tất cả những phiền não như: sanh lão bệnh tử, những thứ tham sân si, mạn nghi, ác kiến… nhìn chung gọi là những vọng niệm làm cho chúng sanh bị quây cuồng trong nhà lữa tam giới, nhận đủ những khổ đau vui buồn ràng buộc… nay phát nguyện tu hành vượt ra khỏi những ràng buộc đó, đồng thời đem những kinh nghiệm tu tập của mình giúp cho mọi người giải thoát như mình.
Trong thế gian nầy có bao nhiêu pháp môn tu, có bao nhiêu kiến thức giỏi, bao nhiêu kinh nghiệm giúp đời ta nguyện đều học tất cả; dù các pháp đó ở trên niết bàn hay ở địa ngục, ta cũng đều chấp nhận thọ học, có phát tâm thọ học thì mới có phương tiện gần gủi chúng sanh mà tiếp độ họ. Các pháp trong thế gian thuộc về hữu học, như tứ diệu đế cần phải học để vượt khỏi khổ đau, các pháp xuất thế gian thuộc về vô học như lục độ vạn hạnh học cách giúp người cứu người, cho nên đối với Đức Phật trong ba đời lúc nào ngài cũng học, vì học cho nên nói trí tuệ Phật là vô biên xé tan mọi phiền não, vạch hướng đi thiết thực cho chúng sanh và loài người ra khỏi bến mê.
Và cuối cùng, dù trải qua muôn ngàn khổ đau chướng ngại, nhưng Đức Phật vẫn nhắm thẳng mục tiêu cứu cánh niết bàn, bất thối chuyển. Từ đó ngài mới có đủ phương tiện lực độ tha, cứu vớt muôn loài và thành tựu đại nguyện. Nếu không được vậy thì thệ không thành Phật.
Kinh hay chú lực của Đức Phật, Bồ tát chẳng qua là phương tiện giáo hóa cho muôn loài trong đó có chúng ta, là một lực đẩy vô biên hiệu quả vô cùng, nếu chúng ta biết phát nguyện và làm đúng theo ý nguyện của ngài.
Chúng ta tu hành mà còn khổ đau là vì còn cố chấp với pháp của Phật, pháp Phật nói một đường, ta hiểu một ngã, Phật nói đằng đông ta hiểu đằng tây, Phật dụng tâm ta dụng tướng nên khổ. Sau khi thọ học pháp Phật, ta thực hành đúng như ngài giáo hóa thì chắc chắn hết khổ.
Chú Đại Bi: Hòa thượng Tuyên Hóa giảng giải từ câu 1 đến câu 10
Ví dụ: khi tụng bài chú Án Ma Ni Bát Di Hồng, Án Chiếc Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha… chú lực có công năng phá tan si ám, tịnh trừ tham dục, sân si, những tà niệm ái nhiễm (khổ)… khi được chú lực gia hộ thì chính mình cũng phải thực hành những lời dạy của Phật xả bỏ những ái dục tà nhiễm thì trí tuệ sanh, tuệ sanh thì không làm việc xằng bậy, không làm việc xằng bậy thì không khổ, chú lực của Bồ tát làm cho hết khổ là như vậy.
Ngược lại nếu tụng chú lực của Bồ tát, mà hằng ngày vẫn làm ác, niệm ác vẫn dấy sanh, thì chính chú lực ấy là lực đẩy đưa ta đến chỗ khổ đau; lý do ỷ lại vào chú lực gia hộ cho tai qua nạn khỏi, nhưng không khỏi, vì có ta nên các pháp giả hợp lúc nào cũng ở một bên ta, ta thấy nó là thật, nên tụng chú mà vẫn thấy khổ đau.
Tụng kinh chú mà vẫn khổ là do mất chánh niệm, vì mất chánh niệm nên thấy khổ, có chánh niệm nên thấy “các pháp vốn giai không”, “ngũ uẩn giai không” , “không có ta” nên dù “có nghiệp khổ thật” những vẫn không thấy có khổ đau, đấy chính là tác dụng của chú lực, được Đức Bồ Tát Quan Âm độ cho vượt qua khổ nạn: “Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha” – vượt qua, vượt qua, mọi người đều vượt đến bến bờ bên kia, được giải thoát an lạc.
Người Phật tử biết phát tâm tụng kinh chú là quý báu lắm rồi, kinh nào cũng tốt không nên chọn lựa vẽ vời mà mất chánh niệm. Hiệu quả tu hành theo giáo lý nhà Phật là: “tâm thoát khỏi những mê lầm, tâm chánh niệm thì an lạc Niết Bàn”.
Người tu tinh tấn, siêng năng đọc tụng kinh chú Phật mà tai ươn vẫn đến với mẹ cha, phải tự nghĩ: “là do nghiệp lực đời trước ta đã tạo, nay đủ yếu tố đủ điều kiện nghiệp cũ đến đòi, quả khổ phát sanh”, nên sám hối giúp cha mẹ và tự nghĩ :”cha mẹ có bệnh khổ cũng là phương tiện giúp cho ta có cơ sở báo hiếu báo ân”.
Phật tử nên phát nguyện, phát lồ sám hối những nghiệp ác vô tình hay cố ý đã tạo trong quá khứ, nay không làm nữa… thường xuyên quán chiếu thân là vô thường, khổ không, vô ngã, giữ tâm niệm như thế tai ươn họa khổ lần lượt tan biến.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật
Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?
Xem thêm