Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 05/09/2015, 03:17 AM

Phổ Giác Thiền Tự, Quang Minh sơn ở Singapore

Phổ Giác Thiền tự (Kong Meng San Phor Kark See Monastery) là một ngôi Đại Già lam và chiếm một vị trí quan trọng ở Singapore, tọa lạc số  88 Bright Hill Road, Bishan, được kiến trúc theo truyền thống Trung Hoa.

Ngôi Già lam Phổ Giác Thiền tự là một trong những điểm thu hút khách thập phương hành hương du lịch tại Singapore. Là một trong những ngôi chùa tầm cỡ ở Đông Nam Á.

Tòa nhà đầy màu sắc tráng lệ, trang nghiêm hùng vĩ. Ngôi chùa này được khai sơn vào năm 1926, với lối kiến trúc Trung Hoa, các pho tượng và các điện thờ, một hồ Kim quy khổng lồ và một hoa viên yên tỉnh.

Thập niên 20 của thế kỷ 20, 1920 Thiền sư Chuyển Đạo (1872 - 1943) bắt đầu chuyến hoằng pháp tại Singapore, và ứng dụng thực tiển văn hóa Phật giáo nhân gian,  trở thành mô phạm của trung tâm Phật giáo quốc tế.

Năm 1921, Thiền sư Chuyển Đạo bắt đầu kiến thiết Phổ Giác Thiền tự. Vị trí ngôi Già lam này nguyên trước đây là Hải Nam sơn, và sau đó đổi danh xưng Quang Minh sơn, vì thế ngôi chùa gắn liền với địa danh với danh hiệu “Quang Minh Sơn Phổ Giác Thiền tự). Ngôi Tự viện Phật giáo nơi đây do Thiền sư Chuyển Đạo hoằng dương Phật pháp, và do đó đất Bồ đề nơi đây được mầu mỡ, vun trồng hoa Bát nhã tỏa hương khắp lãnh thổ Singapore.

Năm 1920, Tổ Phật môn sang Singapore dựng Đạo tràng hoằng pháp, khai sơn tạo tự. Năm 1943, Thiền sư Chuyển Đạo viên tịch tại Phổ Đà Tự, hưởng thọ 72 xuân.

Năm 1947, Trưởng lão Hòa thượng Hoành Thuyền kế nghiệp Trụ trì Phổ Giác Thiền tự và từng bước phát triển cơ sở tự viện quy mô như hiện nay. Sơn Phổ Giác Thiền tự đã trở thành ngôi Đại Già lam, trang nghiêm Đạo tràng hoành tráng nhất Singapore. 

Trưởng lão Hòa thượng Hoành Thuyền bắt đầu cứ mỗi tháng đều tổ chức Pháp hội Đại Bi, và không mệt mõi trong việc Phật sự hoằng pháp lợi sinh. Tại Phổ Giác Thiền tự, Trưởng lão Hòa thượng Hoành Thuyền phát triển vĩ mô, từ một ngọn đồi hoang trở nên xinh tươi đầy sức sống, hơn 20 năm miệt mài trong bổn phận “Trụ Pháp vương gia, Trì Như lai tạng” hoằng pháp lợi sinh vi bản hoài, tín chúng quy y làm đệ tử hơn 6 nghìn người. Phổ Giác Thiền Tự nơi quy tụ hàng vạn Phật tử tại gia tu thân dưỡng tính, là nơi tu học Phật pháp lý tưởng nhất địa phương. 

Chỉ trong một vài thập kỷ qua, cụ thể Phổ Giác Thiền Tự là nơi quy tụ của giới Tăng tục, tại gia, xuất gia, nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước đều phát khởi lòng tôn kính đối với Phật giáo. 

Năm 1980, Quang Minh Tu thân viện xây dựng quy mô, là do đệ tử quy y đệ tử Trưởng lão Hòa thượng Hoành Thuyền, là Cư sĩ Hà Tuệ Trung, và gia tộc Công ty Phát triển bất động sản phát tâm công đức xây dựng 5,3 triệu nhân dân tệ. 

Ngày 16/11/1994, Tổng thống Vương Đỉnh Xương (1936-2002) đến viếng thăm Quang Minh Tu thân viện, và rất ấn tượng bởi sự thanh khiết, chất lượng cao trong tố chất phục vụ của đội ngũ nhân viên. 

Ta bà quả mãn, hóa duyên ký tất, Trưởng lão Hòa thượng Hoành Thuyền an nhiên thị tịch tại Phổ Giác Thiền Tự, lịch sử Phật giáo Singapor đã mất đi vị đức cao vọng trọng, vị cao tăng thạc đức. Đồ chúng của Trưởng lão Hòa thượng Hoành Thuyền có đến 28 vạn người từ Nam đến Bắc, trong đó có Cư sĩ Tề Trung, Cư sĩ Lâm Thiệu Lương, Cư sĩ Hà Tuệ Trung nổi tiếng về xã hội nhân văn. v.v. . .

Ngày 9/5/1991, Pháp sư Diễn Bồi nhậm chức Trụ trì Phổ Giác Thiền Tự, lễ Bổ nhiệm cử hành thịnh đại trang nghiêm, có đến 8 nghìn Phật giáo đồ đến dự lễ, đây là buổi lễ Bổ nhiệm Trụ trì lớn nhất kể từ buổi sơ khai. Từ đây ngôi Phổ Giác Thiền Tự đã có thêm một vị Danh Tăng phát triển cơ sở Tự viện thành chốn Tùng lâm theo quy chế “Bách Trượng Thanh quy”.

Năm 1994, Trưởng lão Long Căn tiếp nhậm Trụ trì Phổ Giác Thiền Tự.

Ngày 5/6/2004, Pháp sư Thích Quảng Thanh (Sik Kwang Sheng), kế thế Trụ trì Phổ Giác Thiền Tự đời thứ 6.

Năm 2006, Học viện Phật giáo được thành lập do Sở giáo dục Singapore phê chuẩn. Học viện nằm trong khuôn viên Thiền tự Phổ Giác Quang Minh Sơn nổi tiếng, thuộc trung tâm thành phố Singapore.

Từ khi thành lập đến nay, học viện luôn được nhiều tầng lớp hộ pháp cư sĩ và các đoàn thể Phật giáo ủng hộ nhiệt tình; bởi nơi này được xem là điểm khởi nguyên trong phong trào tu học của Tăng sinh Phật giáo, đa số là Tăng sinh Trung quốc, kế đến là học Tăng Singapore và sinh viên các nước khác.

Dưới sự lãnh đạo của Viện trưởng khai sáng Phật học viện - Pháp sư Thích Quảng Thanh, tư tưởng tu học tri ân báo ân của học viện, theo ngài: “ phải cải thiện phong khí và tịnh hóa nhân tâm xã hội, học làm thầy người, hành làm mô phạm cho thế gian”. Học viện đề cao mục tiêu “ thực hiện bình đẳng Phật giáo và giáo nghĩa từ bi, đạt đến bồi dưỡng nhân tài, hoằng dương Phật pháp, tiếp nối huệ mạng của Phật và trao truyền tâm Phật”.

Tôn chỉ của học viện: 1. Bồi dưỡng nhân tài quản lý tự viện. 2. Bồi dưỡng nhân tài giảng dạy Phật học viện. 3. Bồi dưỡng nhân tài nghiên cứu. 4. Bồi dưỡng chuyên môn về hoằng pháp (chủ yếu là Phật giáo Hán truyền).

Trên tiêu chí đạo học, học viện có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ và thống nhất. Từ viện trưởng, phòng tổng sự, chấp sự trưởng đến giáo vụ trưởng, văn thư ( gồm các việc giảng dạy, nghiên cứu, hội đồng học thuật, hoạt động văn hóa). Hội đồng học sinh có ban chủ nhiệm đảm trách các công việc kỷ luật, phúc lợi, sinh hoạt và phụ đạo. Bộ phận hành chánh làm công tác: hành chánh, thiết chế, ngân sách, nhân sự và các vấn đề liên quan đến nước ngoài. Sau cùng là quản lý thư viện.

Sự trao truyền, việc giảng dạy cho Tăng sinh được thiết chế kỹ lưỡng. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, trong đó giảng viên khoa Phật học đều đã có học vị Thạc sĩ, tiến sĩ; ngoài ra còn có các giáo sư, tiến sĩ nước ngoài Anh, Mỹ, Sri Lanka. Điều đặc biệt, kể từ năm 2008, sau khi hoàn thành xong học phần quy định, sinh viên nhận được bằng Cử nhân Phật học của trường Đại học Kelaniya, Sri Lanka. Về hướng tốt nghiệp, trên nguyên tắc, sau khi tốt nghiệp, học Tăng về lại tự viện. Sinh viên tốt nghiệp có hướng nghiên cứu Phật học, có thể xin phép- đề xuất với trường để được tài trợ học chuyên sâu ở nước khác.

Việc chăm lo giáo dục và đào tạo Tăng tài, học viện lấy “ tu học nhất thể hóa, sinh hoạt tùng lâm hóa” làm phương pháp bồi dưỡng đạo đức, trí tuệ và thể chất, để học Tăng phát triển toàn diện. Ngoài cơ sở chính, hiện nay học viện sắp sửa có thêm cơ sở mới khang trang và đầy đủ tiện nghi. Khi đến với học viện, học Tăng được sử dụng phòng thư viện tân tiến với hệ thống quản lý mượn sách báo và băng từ tự động, kết nối mạng vô tuyến, xuất bản báo chí định kỳ, có phòng phục vụ hội nghị và khu vực dành cho các em nhỏ v.v.

Tại Học viện Phật giáo Singapore, sinh viên được học tập và sinh hoạt tâm linh theo mô hình học viện nội trú hiện đại. Ngoài những giờ tham học về giáo trình và giao tiếp song ngữ Anh Hoa, Tăng sinh được bồi dưỡng các phương pháp tu học, thực tập những pháp môn chuyển hóa thân tâm nhẹ nhàng- thoải mái, để hòa đồng với bạn bè quốc tế, và thích ứng với văn hóa Singapore văn minh, tự do. Chế độ tu học dành cho các du học Tăng tại đây cũng rất là hấp dẫn. Học viện sẽ cung cấp miễn phí ăn ở, học tập và đồ dùng cơ bản trong sinh hoạt. Trong thời gian học tập, mỗi tháng phát cho phí sinh hoạt nhất định.

Pháp sư Thích Quảng Thanh (Sik Kwang Sheng), Phó Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo Singapore, cố vấn cho Tổng thống Singapore về quyền của người thiểu số.

Chùm ảnh Phổ Giác Thiền ự, Quang Minh sơn, trân trọng kính mời quý bạn đọc cùng chia sẻ Phật sự với Phật giáo Singapore đang phát triển mọi mặt:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Thích Vân Phong
(Nguồn: ly.mcts)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Kỳ quan chùa cổ nghìn năm tạc thẳng vào vách núi

Quốc tế 10:30 25/03/2024

Mạch Tích Sơn là một trong bốn quần thể hang động Phật giáo lớn nhất Trung Quốc với hàng nghìn bức tượng, tranh Phật quý giá và được biết đến là địa điểm hấp dẫn dọc theo Con đường tơ lụa của Trung Quốc cổ đại.

Cậu bé ở Mỹ nhớ chi tiết về “tiền kiếp”, chính xác đến mức không thể giải thích

Quốc tế 15:35 23/03/2024

Một cậu bé ở Mỹ có những ký ức rất chi tiết - và chính xác đến đáng sợ - về những điều mà cậu gọi là “tiền kiếp” của mình. Đến bố mẹ của cậu cũng không hiểu vì sao con mình lại “nhớ” được những việc như vậy.

Lào phát hiện kho báu hơn 100 pho tượng Phật chưa xác định được nguồn gốc và độ tuổi

Quốc tế 14:10 23/03/2024

Mới đây, chính quyền tỉnh Bokeo (Bắc Lào) đã khai quật được hơn 100 pho tượng Phật lớn nhỏ và nhiều đầu tượng Phật có hình dạng khác nhau ở huyện Tonpheung, tỉnh Bokeo.

Phát hiện ngôi chùa cổ đầy kho báu, ít nhất 1.500 tuổi ở Trung Quốc

Quốc tế 15:30 14/03/2024

Một hố hình vuông chứa ngọc trai, đồ trang sức quý và hàng trăm tượng Phật đã được khai quật trong tàn tích ngôi chùa cổ.

Xem thêm