Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 12/10/2017, 10:23 AM

Pho tượng Phật tại Phủ Tổng thống Hàn Quốc (Cheong Wa Dae)

Tượng Phật là đối tượng sùng kính lễ bái của Phật giáo đồ, nên việc tạo ra những hình tượng Phật góp phần không nhỏ cho sự nghiệp hoằng dương chính pháp Phật Đà; đó chính là tài năng sáng tạo nghệ thuật và thành quả lao động của những nhà nghệ thuật dân gian kiệt xuất. Tuy nhiên, để có được diện mạo và hình thể của đức Phật trên điện thờ, các tín đồ Phật giáo đã trải qua quá trình lâu dài hàng thế kỷ đấu tranh về mặt tư tưởng.

Chính sự phát triển tư tưởng của Phật giáo Bắc tông đã ảnh hưởng to lớn đến việc ra đời hình tượng Phật. Với quan niệm chỉ có hình tượng Phật mới biểu hiện được đầy đủ về giáo pháp và cuộc đời của Ngài, Phật giáo đồ Bắc tông bắt đầu chế tác tượng Phật, đáp ứng nhu cầu thờ phụng đức Phật như một biểu tượng tín ngưỡng nhân gian và hàm ý triết lý đạo Phật; nhu cầu này bắt gặp những làn sóng tác động từ nghệ thuật điêu khắc của Hy Lạp – La Mã qua những người Kushan cải đạo thành Phật giáo đồ Bắc tông. Tượng đức Phật như hình nhân đã lần đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ, muộn nhất vào những năm đầu của thiên niên kỷ thứ nhất Tây lịch.

Trước đó, dưới ảnh hưởng của quan niệm “Phật tướng bất khả hiển hiện”, nhưng cũng muốn tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ ân đức bậc Thầy cao cả đã khai sáng con đường giải thoát cho tất cả nhân sinh, các Phật giáo đồ tiền kỳ đã tạo nên những biểu tượng dựa trên những kỷ vật liên quan mật thiết với đức Phật lúc còn tại thế để phụng thờ. 

Mỗi biểu tượng đều chất chứa một ý nghĩa thiêng liêng về đức Phật, như dấu chân để biểu hiện sự tồn tại của Phật; biểu tượng Vạn biểu hiện thụy tướng tốt lành, trang nghiêm của Phật; cây Bồ đề là chứng nhân cho sự khổ hạnh tu hành và thành đạo của đức Phật… Qua thời gian, tất cả những biểu tượng này đã trở thành đối tượng linh thiêng trong tâm thức của mọi tín đồ Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Đại thừa.

Những bức tượng Phật, những biểu tượng linh thiêng cho những đức tính Từ bi, Trí tuệ, Khoan dung, Cao thượng, Đạo đức, Giác ngộ. . . Bất kể tôn giáo hay quốc tịch, nhiều người trên khắp thế giới vẫn kính ngưỡng tầm quan trọng và những giá trị thẩm mỹ sâu sắc bởi nghệ thuật Phật giáo, bày tỏ sự tôn kính của họ đối với những nguyên lý cơ bản của triết học Phật giáo.

Đây là một dấu hiệu khi người dân thành phố Gyeongju (Khánh Châu) vừa mới đệ đơn thỉnh cầu Văn phòng Tổng thống, yêu cầu trả lại một bức tượng Phật bằng đá có niên đại từ triều đại Silla (Tân La 668-935), đã được tôn trí ở hậu hoa viên của Phủ Tổng thống Hàn Quốc(*) (Cheong Wa Dae-Thanh Ngõa Đài-Nhà Xanh-nơi ở và làm việc của Tổng thống) về nơi nguyên bản của nó ở thành phố Gyeongju (Khánh Châu), tỉnh Gyeongsangbuk-do (Khánh Thượng Bắc Đạo).

Kiệt tác nghệ thuật Phật giáo này, được chế tác một cách hết sức công phu có tên là “Mỹ Nam Phật” (Phật Tuấn Tú) được công nhận là tài sản văn hóa vật thể của Hàn Quốc. pho tượng này được xem là phiên bản thu nhỏ của một pho tượng tương tự tại Thạch Quất Am (Seokguram), thành phố Gyeongju (Khánh Châu), tỉnh Gyeongsangbuk-do (Khánh Thượng Bắc Đạo), cố đô của vương quốc Silla.

Trớ trêu thay, bức tượng Phật bằng đá này vốn dĩ là một món quà gửi đến toàn quyền Nhật Bản tại Hàn Quốc là cựu Thủ tướng Nhật Bản Terauchi Masatake (Nhiệm kỳ 09/10/1916 - 29/09/1918). Khi đến thành phố Gyeongju (Khánh Châu vào năm 1912 trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Hàn Quốc, Terauchi Masatake đã bày tỏ sự ngưỡng mộ của ông đối với bức tượng Phật. Sau đó thì bức tượng này đã được đem về đặt trong khuôn viên của nhà Ohira vào ngày 03/11/1912, một viên chức thương nghiệp Nhật Bản. Tiếp đó, chủ nhân của bức tượng đã gửi tặng bức tượng này đến nơi cư trú của viên toàn quyền trên núi Nam, thành phố Seoul.

Sau đó, pho tượng Phật này đã được tôn trí ở hậu hoa viên của Phủ Tổng thống Hàn Quốc (Cheong Wa Dae) vào năm 1927, khi nơi này trở thành nơi ở của toàn quyền đế quốc Nhật Bản. Kể từ đó, pho tượng Phật với tư thế tọa thiền độc đáo được chế tác trong khoảng thế kỷ thứ 9.

Người ta cho rằng những vị tiền nhiệm Tổng thống Hàn Quốc theo Thiên Chúa giáo như Tổng thống đầu tiên I Seung-man (Lý Thừa Vãn - nhiệm kỳ 24/07/1948 - 26/04/1960), và hai vị Tổng thống theo Tin lành như Tổng thống thứ 14 Kim Young-sam (Kim Vịnh Tam - nhiệm kỳ 25/02/1993 đến 25/02/1998), Tổng thống thứ 17 Mục sư Tin Lành Lee Myung-bak (Lý Minh Bác - nhiệm kỳ 25/02/2008 - 25/02/2013) cảm thấy không được thoải mái với vị trí đặt bức tượng Phật ở hậu hoa viên của Phủ Tổng thống Hàn Quốc (Cheong Wa Dae).

Không có gì ngạc nhiên khi có những tin đồn về những thảm họa lớn như vụ chìm phà Seohae năm 1993 (293 người chết), sập cầu Seongsu năm 1994 (32 chết) và vụ tai nạn Sampoong năm 1995 (hơn 500 người chết) đã xảy ra Tổng thống thứ 14 Kim Young-sam (Kim Vịnh Tam cho dời tượng Phật được an vị lâu đời trong Dinh Tổng thống ra khỏi Dinh thự này. Để bác lại lời đồn, Tổng thống Kim đã mời nhiều phóng viên đến Cheong Wa Dae để chứng kiến rằng bức tượng Phật vẫn nằm ở đó. Người ta cho rằng bức tượng Phật này có những sức mạnh siêu nhiên.

Ngược lại với Kim Young-sam, tiền bối của ông này, Tổng thống thứ 13 Roh Tae-woo (Lô Thái Ngu - Nhiệm kỳ 25/02/1988-25/02/1993) là một tín đồ Phật giáo. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1987, nhiều tin đồn lan truyền rằng, ông Roh - sau đó lãnh đạo Đảng Công lý Dân chủ - đã gây áp lực cho Ngân hàng Hàn Quốc khắc một biểu tượng Phật giáo lên đồng xu 10won. Theo một số dự đoán của những nhà tướng số, ông Roh chắc chắn sẽ được lựa chọn nếu ông gửi đi 3 triệu bức tượng Phật đến nhà người dân. Tuy nhiên, Ngân hàng Hàn Quốc sau đó đã tuyên bố rằng hình ảnh trên đồng xu sẽ là “một bức tượng sư tử chứ không phải đức Phật”.

Tôi (tức Choe Chong-dae, tác giả bài viết - ND) mong rằng bức tượng Phật bằng đá ở Cheong Wa Dae sẽ nhanh chóng được trở về với nơi bản nguyên của nó ở Gyeongju sau khi đã rời xa một thế kỉ. Hơn nữa, một số lượng lớn các tác phẩm văn hóa Hàn Quốc cũng đã bị đưa ra nước ngoài một cách phi pháp bởi những kẻ vô trách nhiệm vì những món lợi cá nhân. Chính phủ Hàn Quốc cần thực hiện mọi nỗ lực cần thiết để thu hồi những tài sản văn hóa ấy từ nước ngoài.

Bằng cách đó, truyền thống và nghệ thuật văn hóa của tổ tiên chúng ta mới được bảo tồn và phát huy. Giá trị của những tài sản văn hóa sẽ được khuếch trương khi chúng trở về với nơi thuộc về chúng.

Choe Chong-dae
Vân Tuyền dịch (Nguồn: The Korea Times)

(*)Cheong Wa Dae là dinh thự chính thức của Tổng thống Cộng hòa Hàn Quốc. Tòa nhà chính gồm có phòng làm việc của Tổng thống, phòng họp và các nhà phụ. Nơi đây còn được gọi là “Nhà xanh” vì mái lợp ngói xanh, Cheong Wa Dae mở cửa cho công chúng tham quan, với 4 tour một ngày. Để tham gia tour, những người quan tâm phải đăng ký trực tuyến trước 3 tuần. Bên cạnh Seochon là phòng triển lãm giới thiệu tất cả các cựu Tổng thống Hàn Quốc và lịch sử Hàn Quốc cùng với mô hình phòng làm việc của Tổng thống có tên gọi là Cheong Wa Dae Sarangchae.
Người Hàn Quốc tự hào rằng dù có nhiều điểm giống Nhà Trắng, nhưng Nhà Xanh hơn hẳn ở địa thế khi lưng tựa vào 2 ngọn núi sừng sững giữa thủ đô và cổng vào phía Đông nhìn ra cung Cảnh Phúc (Gyeongbokgung), cung điện lớn nhất trong ngũ cung hoàng gia ở Seoul. Mặt tiền Nhà Xanh vì thế trông an toàn hơn nhiều so với Nhà Trắng luôn phơi mặt ra phía đại lộ và khu dân cư.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Kỳ quan chùa cổ nghìn năm tạc thẳng vào vách núi

Quốc tế 10:30 25/03/2024

Mạch Tích Sơn là một trong bốn quần thể hang động Phật giáo lớn nhất Trung Quốc với hàng nghìn bức tượng, tranh Phật quý giá và được biết đến là địa điểm hấp dẫn dọc theo Con đường tơ lụa của Trung Quốc cổ đại.

Cậu bé ở Mỹ nhớ chi tiết về “tiền kiếp”, chính xác đến mức không thể giải thích

Quốc tế 15:35 23/03/2024

Một cậu bé ở Mỹ có những ký ức rất chi tiết - và chính xác đến đáng sợ - về những điều mà cậu gọi là “tiền kiếp” của mình. Đến bố mẹ của cậu cũng không hiểu vì sao con mình lại “nhớ” được những việc như vậy.

Lào phát hiện kho báu hơn 100 pho tượng Phật chưa xác định được nguồn gốc và độ tuổi

Quốc tế 14:10 23/03/2024

Mới đây, chính quyền tỉnh Bokeo (Bắc Lào) đã khai quật được hơn 100 pho tượng Phật lớn nhỏ và nhiều đầu tượng Phật có hình dạng khác nhau ở huyện Tonpheung, tỉnh Bokeo.

Phát hiện ngôi chùa cổ đầy kho báu, ít nhất 1.500 tuổi ở Trung Quốc

Quốc tế 15:30 14/03/2024

Một hố hình vuông chứa ngọc trai, đồ trang sức quý và hàng trăm tượng Phật đã được khai quật trong tàn tích ngôi chùa cổ.

Xem thêm