Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 07/05/2023, 12:00 PM

Phước là làm lợi ích cho người mà có, vậy đức từ đâu mà có?

Người hiểu đạo thấu đáo cần phải biết chiêu tập đầy đủ cả phước lẫn đức. Bởi vì đức và phước hỗ trợ lẫn cho nhau. Tâm có tốt thì việc làm thiện mới chu đáo và lâu bền. Đức có sâu thì phước mới lớn.

Đức là cái tốt của tự tâm.

Ví dụ, một người siêng năng thanh lọc tư tưởng của mình, giữ gìn giới cấm kỹ lưỡng, tu tập thiền định trí tuệ, từ tâm thương yêu mọi người. Người như vậy được gọi là người có đức. Nhưng đức chưa phải là phước!

Chỉ khi nào người này ra tay giúp đỡ kẻ khác, giáo hóa đạo đức cho mọi người, truyền đạt phương pháp tu tập thiền định... lúc đó người này mới có phước.

Người có phước đức mới có thể sống!

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bản thân mình tốt gọi là đức.

Làm lợi cho người gọi là phước.

Người hiểu đạo thấu đáo cần phải biết chiêu tập đầy đủ cả phước lẫn đức. Bởi vì đức và phước hỗ trợ lẫn cho nhau. Tâm có tốt thì việc làm thiện mới chu đáo và lâu bền. Đức có sâu thì phước mới lớn. Ngược lại, trong khi làm việc thiện, chúng ta củng cố thêm chất tốt của nội tâm mình. Hơn nữa, nếu có một kẻ làm phước mà không có đức, làm việc thiện vì mục đích vị kỷ, chắc chắn sẽ có lúc làm việc ác vì tư tưởng nào cũng có ngày khởi ra hành động. Phước sẽ bị hạn chế không thể phát triển đến vô cùng tận.

Và bậc chân tu cũng phải phát tâm làm lợi ích cho mọi người bởi vì hai lý do:

Thứ nhất, do làm lợi ích mọi người nên vị này có đủ phước để được no đủ vật thực và hoàn cảnh yên ổn để tiến tu thiền định nội tâm.

Thứ hai, chỉ bởi việc quên mình lo cho mọi người mới giúp cho ngã chấp mau tan vỡ hơn. Với nữa, một người được gọi là vô ngã khi người đó hoàn toàn vị tha.

Chúng ta không nên quá thiên về làm phước mà quên đi trau dồi đạo đức sâu thẳm bên trong, cũng không nên quá thiên về Đức tốt của tự tâm để quên đi việc làm lợi ích cho mọi người bên ngoài.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Quy y ở tuổi nào là phù hợp?

Hỏi - Đáp 11:30 07/09/2024

Quy y Tam bảo là một việc hệ trọng của đời người nên cần nhận thức đầy đủ vấn đề để giữ vững đức tin và thực hành đời sống đạo. Trong Phật giáo, độ tuổi nào phát tâm quy y Tam bảo là phù hợp? Có trường hợp nào quy y Tam bảo ở độ tuổi nhỏ hơn cháu không?

Tu tập, quan trọng là nhận diện được ngay!

Hỏi - Đáp 09:41 07/09/2024

Hỏi: Con xin hỏi Thầy về các trình độ tu chứng đối với người học đạo?

Niệm Phật cho người đã mất có tác dụng gì?

Hỏi - Đáp 17:00 06/09/2024

Người bệnh vừa mới tắt thở, nhưng thần thức chưa hoàn toàn lìa khỏi thân thể, nơi họ sẽ được sanh vào chỗ thiện ác chưa được quyết định.

Hạnh “Thiểu dục” và “tri túc”, phương thuốc thần diệu làm suy yếu lòng tham độc ác

Hỏi - Đáp 09:00 06/09/2024

Hỏi: Con người muốn tiến bộ, cần phải nỗ lực phấn đấu, cạnh tranh trong tất cả mọi trường hợp. Đạo Phật lại dạy phải Thiểu dục và Tri túc. Như thế là chủ trương làm cho nhân loại thối hóa chăng?

Xem thêm