Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 11/10/2019, 09:34 AM

Phương pháp sư phạm của Đức Phật

Con đường đạo được tìm thấy đã được Phật phát biểu ngay từ đầu: vĩ đại, lớn lao, bất khả tư nghị. Và Người đã hạ thấp giản lược giáo lý cho hợp căn cơ số đông và con đường truyền đạo của Đức Chí Tôn đã cho thấy phương pháp sư phạm tối ưu với đại chúng muôn hình vạn trạng.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Đức Phật 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Có một thời gian tôi cầm phấn trường làng, qua đó có đối chiếu về phương pháp sư phạm của Đức Phật thông qua kinh điển và phi kinh điển của Người, mới nhận thấy cách hoằng pháp đặc biệt hiệu quả - ở khía cạnh kỹ thuật, thậm chí ngay cả với nghiệp vụ sư phạm tiên tiến ngày nay vẫn thấy ngỡ ngàng.

Bài liên quan

Con đường Đạo được tìm thấy đã được Phật phát biểu ngay từ đầu: vĩ đại, lớn lao, bất khả tư nghị. Và Người đã hạ thấp giản lược giáo lý cho hợp căn cơ số đông và con đường truyền đạo của Đức Chí Tôn đã cho thấy phương pháp sư phạm tối ưu với đại chúng muôn hình vạn trạng.

Tùy đối tượng, Đức Phật chỉ giáo thích hợp và lịch sử Phật giáo ghi nhận nhiều trường hợp thông qua chớp nhoáng diện kiến, Phật đã giác ngộ được từng cá nhân riêng lẻ, sự chứng đắc nhiệm mầu, đấy là hiệu quả phương pháp sư phạm đặc biệt của Người.

Đạo là một phạm trù rộng lớn – nếu xét về phạm trù như một triết học - thì triết học ấy cũng mênh mông lắm, chưa nói đến sự nhiệm mầu bất khả tư nghị mang tính tâm linh. Vậy mà vô số nhân sinh hoặc được trực tiếp Đức Phật chỉ giáo hoặc thông qua các Đệ tử lớn của người, hoặc qua các học trò nhiều thế hệ khắp Đông – Tây, hay thông qua kinh điển... đã hiểu Đạo với những chừng mực khác nhau, có những chứng đắc khác nhau. Nếu nhìn nhận Đạo Phật dưới góc nhìn rằng đấy là một giáo dục thì giáo dục ấy đạt thành quả không hề khiêm tốn, còn nhìn ở khía cạnh phương pháp sư phạm, quả thực Đức Phật đã là Thầy giáo vĩ đại.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Cách giáo huấn của Phật thông qua hình tượng hóa để triển khai các phạm trù mang tính khái quát rất cao: như kề về câu chuyện tiền thân của Người và vô số chi tiết khác với nỗ lực hướng số đông đến Đạo một cách có hiểu biết chứ không áp đặt.

Nền giáo dục thế gian hình thành và phát triển trong nhiều nghìn năm đã chứng kiến những thay đổi lớn, ngày nay phương pháp dạy và học đã khác trước rất nhiều, sự hỗ trợ kỹ thuật rất tốt, hạ tầng vật chất nói chung có bước vượt bậc... Nhưng nếu phân tích phương pháp giáo huấn của Đức Phật vẫn là công việc xứng đáng với các nhà sư phạm lớn, theo tôi ít ra là về kỹ thuật.

Đức Phật sinh ra trong tầng lớp quý tộc và có vị trí trong Hoàng gia Ấn cổ đại, đã được thụ hưởng nền giáo dục cao cấp. Bằng tâm từ và trí tuệ, Người đã chuyển giao niềm tin của mình cho đại chúng theo những phương cách linh hoạt nhất, với điều kiện thô sơ nhất thời ấy.

Ngày nay các tăng ni làm hoằng pháp từ nền tảng giáo dục của Giáo hội từng nước với hệ thống trường lớp không khác sự học thế gian, cũng dựa vào tiến bộ kỹ thuật sư phạm của thế gian, nhưng học tập phương pháp của Đức Phật vẫn là một ưu tiên cần, theo tôi, bởi phương pháp ấy ưu việt.

Người Thầy giáo vĩ đại Thích Ca Mâu Ni đã để lại cho nhân gian, đại chúng và chư tăng ni chẳng những pho lý luận về một niềm tin có hiểu biết Đạo Phật, mà còn phương pháp chuyển tải niềm tin ấy. Bất khả tư nghị.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Phật làm tròn chữ hiếu với mẹ trước khi nhập Niết bàn

Đức Phật 13:54 19/04/2024

Trước khi nhập Niết Bàn, vì báo ân công đức sinh thành, Đức Phật đã diễn nói “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện” tại pháp hội ở cung trời Đao Lợi để độ thoát cho thân mẫu Ma Da. Như vậy, Kinh Địa Tạng ra đời trước tiên là do lòng hiếu thảo của Đức Phật đối với bậc sinh thành.

Đời sống hằng ngày của Đức Phật

Đức Phật 08:37 17/04/2024

Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhứt trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui củ và mực thước.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Đức Phật 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Ý nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết bàn

Đức Phật 09:04 24/03/2024

Ngày Rằm tháng Hai vào năm 544 TCN, Đúc Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Ngay lúc ấy, mặt đất rung động mạnh. Trời, người, muôn vật đều khủng khiếp kinh hoàng. Chư Thiên Trời Đao Lợi ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi để cúng dường Đức Như Lai.

Xem thêm