Chủ nhật, 10/01/2021, 09:16 AM

Rèn luyện ý thức qua sống Chánh niệm

Thực tập nếp sống chánh niệm và tỉnh thức trong Đạo Phật được xem như một pháp hành trì mà bất kỳ một hành giả nào cũng đều phải khép mình trên nguyên tắc đó. Phép thực tập đó được dựa trên nền tảng “Tam vô lậu học - Giới, Định, Tuệ.

Đại đức Thích Giác Tại là cử nhân ngành tiếng Nhật, cử nhân ngành Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh - Đại học Delta, Mỹ. Hiện Đại đức đang trụ trì chùa Phúc Lâm, tỉnh Hà Nam.

Theo Đại đức: “Thực tập nếp sống chánh niệm và tỉnh thức trong Đạo Phật được xem như một pháp hành trì mà bất kỳ một hành giả nào cũng đều phải khép mình trên nguyên tắc đó. Phép thực tập đó được dựa trên nền tảng “Tam vô lậu học - Giới, Định, Tuệ”.

Đại đức Thích Giác Tạ.

Đại đức Thích Giác Tạ.

Giới là nấc thang đầu tiên giúp ta đạt được những chuẩn mực đạo đức ở mức độ thế gian, xa hơn nữa là nền tảng để ta gột rửa những ý niệm không tốt, chuyển hoá chúng trở nên tốt đẹp hơn. Bước những bước đi từ phàm phu lên đến quả vị Thánh cũng đều bắt đầu từ Giới - một trong ba nền tảng của Tam Vô Lậu Học trong Đạo Phật. Thế nên, khi tìm cho mình lối sống tỉnh thức trong Phật pháp thì việc hành trì 5 giới đối với đệ tử tại gia, 10 giới, 250 giới hoặc 348 giới đối với đệ tử xuất gia là con đường thiết yếu. Tầm quan trọng của giới được Đức Phật nói trong Kinh Di Giáo trước khi Ngài nhập niết bàn như sau: “Giới luật còn là Phật pháp còn”.

Đồng thời, một hành giả sống trọn với tinh thần giới luật cũng chính là thể hiện được giáo lý mà Đức Phật đã truyền trao lại cho hậu thế qua nếp sống tỉnh thức. Từ đó kiến tạo nên một cuộc sống có ý thức cao và trách nhiệm với chính mình trong hàng ngũ Tăng Già, và cũng là thân giáo để cho hàng đệ tử tại gia noi theo”.

Nuôi dưỡng chánh niệm trong từng phút giây

Cần nuôi dưỡng chúng bằng chất liệu tình thương, sự tỉnh thức hơn là áp đặt chúng đạt được những kỳ vọng của chúng ta.

Cần nuôi dưỡng chúng bằng chất liệu tình thương, sự tỉnh thức hơn là áp đặt chúng đạt được những kỳ vọng của chúng ta.

Đại đức chia sẻ, cá nhân Thầy cũng luôn thực hành nếp sống ý thức thông qua việc hành trì giới trên 3 trụ cột: Thân, Khẩu và Ý: “Chúng ta có mặt ở đời này bởi do nghiệp lực. Trong đó có nghiệp thiện và bất thiện, tôi luôn kiểm soát và rèn luyện ý thức của mình thông qua việc trì giới và thực tập đời sống Chánh niệm. Tức là tôi luôn ý thức được tôi đang nghĩ gì, nói gì... và tạo tác điều gì? Ngày này sang ngày khác, tôi luôn thực tập và quan sát những ý niệm khởi lên trong tâm để chuyển hoá chúng khi xuất hiện những ý niệm không tốt. Cứ như thế, dần dần tôi có được nếp sống có ý thức ở mức độ mắt thường có thể nhận thấy, và sâu hơn là tôi có được định lực và tỉnh thức trong đời sống hàng ngày. Tâm thức của chúng ta là “tâm viên ý mã”, nó như khỉ như vượn luôn nhảy nhót theo duyên trần bên ngoài. Muốn có được nếp sống có ý thức và thiền định thì không gì hơn là chúng ta thực tập chánh niệm từ trong suy nghĩ đến hành động. Phải luôn thực hành và quán chiếu trong từng sát na... có như vậy thì chúng ta mới có được đời sống an vui, đời sống ý thức trong hiện tại.

Điều này phụ thuộc vào các tham chiếu như: sự thực tập thiền định, chánh niệm, tinh thần giới luật mà mỗi hành giả nghiêm túc hành trì thẩm sâu trong ý thức. Từ đó tạo nên sự khác biệt khi “Duyên” đưa tới và họ có cách ứng xử ở mức độ khác nhau. Khi bạn có đời sống tỉnh thức thì những người xung quanh bạn được thừa hưởng những giá trị tốt đẹp vô cùng lớn lao. Bởi từ tấm gương đức hạnh mà bạn lan toả, chất liệu vững chãi, trí tuệ mà bạn dâng tặng cho đời khi đối duyên tiếp cảnh sẽ được chuyển hoá thành những giá trị cao đẹp. “Tâm tịnh tức tịnh độ tịnh”, đây chính là nguồn năng lượng vô biên mà một người có đời sống chánh niệm mang lại”.

Sống trăm năm không ý nghĩa bằng sống một ngày mà có Đạo.

Sống trăm năm không ý nghĩa bằng sống một ngày mà có Đạo.

Hai phong cách thiền chánh niệm

Với Đại đức, “trẻ em tựa như tờ giấy trắng vậy, ta giáo dục và trao cho trẻ những kỷ năng sống tích cực, phương pháp rèn luyện Tâm để có được nếp sống có ý thức là điều tối quan trọng để từ đó Xã hội có được nền tảng vững chắc trong việc xây dựng một xã hội văn minh với những con người có những phẩm chất cao đẹp. “Trẻ em như búp trên cành”, những búp non đó được trưởng dưỡng bởi các yếu tố tốt đẹp và đạo đức thì đứa trẻ đó chắc chắn mang lại rất nhiều giá trị cao đẹp cho đời. Vấn đề này Đức Phật có nói đến ngay cả trong thời kỳ thai kỳ người mẹ cần làm các việc phúc đức, tạo ra các phước báu để gieo vào tâm thức thai nhi những năng lượng thánh thiện trong bản Kinh Địa Tạng.

Trong một xã hội hiện đại cần quan tâm và chú trọng đến vấn đề giáo dục trẻ em, đặc biệt về mặt hướng các em đến người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp hơn là biến chúng thành những chua rô bốt tuân theo các mong muốn của bố mẹ. Cần nuôi dưỡng chúng bằng chất liệu tình thương, sự tỉnh thức hơn là áp đặt chúng đạt được những kỳ vọng của chúng ta. Ta thấy hiện nay không ít những đứa trẻ tạo ra các tội ác xuất phát từ sự thừa thãi vật chất và sự phát triển của các game mang tính bạo lực.

Trong gia đình, mỗi một cá nhân cần sắp xếp nếp sống cân bằng giữa vật chất và tâm linh, từ đó các thành viên được vun vén bởi những yếu tố thiện lành. Cần thấu rõ: Con người là một trung tâm của vũ trụ chứ con người không phải là những rô bốt được điều khiển bởi những tham vọng của nhóm người nhỏ trong xã hội. Tôi vẫn tin vào một tương lai tốt đẹp mà thế hệ trẻ xây dựng từ các phẩm chất tốt đẹp được giáo dục từ gia đình cho đến xã hội”.

Tôi có niềm tin về thế giới tốt đẹp này sẽ tốt hơn nữa, bởi lẽ thẩm sâu trong tâm thức mỗi cá nhân ai cũng mong muốn mình được sống trong môi trường thương yêu và lành mạnh về ý thức cũng như về môi trường.

Tôi có niềm tin về thế giới tốt đẹp này sẽ tốt hơn nữa, bởi lẽ thẩm sâu trong tâm thức mỗi cá nhân ai cũng mong muốn mình được sống trong môi trường thương yêu và lành mạnh về ý thức cũng như về môi trường.

“Trong đạo Phật có nhắc đến khái niệm “Nghiệp lực”. “Nghiệp” là thói quen, “lực” là sức mạnh. Nghĩa là thói quen được lặp đi lặp lại nhiều lần khiến nó trở nên có sức mạnh lôi cuốn. Khi ta thực tập đời sống tỉnh thức và chánh niệm tức ta đang dùng ngọn đuốc trí tuệ soi sáng màn vô minh tăm tối, soi sáng những góc khuất nhất của phần “Con” và được nhường chỗ cho phần “Người”. Để có thể đạt được điều này chúng ta cần thêm sự kiên định mà Đức Phật đã nói đến trong Bát chánh đạo, đó chính là Chánh Tinh Tấn. 

Nghĩa là ta cần thực tập hành trì về giới luật, thực tập đời sống tỉnh thức, đời sống chánh niệm từ ngày này sang ngày khác... thói quen này được lập đi lập lại lâu ngày sẽ khiến cho tâm của chúng ta trở nên thánh thiện hơn, phần người nhiều hơn phần con và là nền tảng vững chắc để kiến tạo nên một xã hội sống có ý thức và văn minh hơn, nhân văn hơn”.

“Một loạt các hệ luỵ kèm theo do bản năng gây ra. Cổ đức có câu: “phàm làm việc gì phải nghĩ đến hậu quả của nó”. Chúng ta cần nghiêm túc khi đưa ra các hành động và lời nói trên lời khuyến tấn này. Tôi nghĩ nên thực hành như vậy. Ý nghĩa của chân lý nhân - quả không hướng đến sự đe doạ hoặc đưa ra những hình ảnh đáng sợ sau khi mất đi chiêc thân ngũ ấm này, mà đó chính là tiếng chuông thức tỉnh cho con người đang đắm chìm trong sự u mê tăm tối bị che lấp bởi những tham muốn và dục vọng thấp hèn. 

“Sự phản ứng của thiên nhiên hiện nay đối với con người là một bài học thức tỉnh cho mỗi chúng ta. Bởi lẽ cái này có mặt thì cái kia có mặt theo lý duyên khởi. Muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp và nhân văn không gì hơn là mỗi người cần thực tập nếp sống ý thức, chánh niệm và thiền định... có như vậy thì xã hội mới trở nên tốt đẹp, ánh sáng thay cho bóng tối và điều tốt đẹp thay cho những hậu quả xấu”.

Nghi thức ăn cơm trong chánh niệm

Mỗi chúng ta cần hiểu rõ về nghiệp quả và lợi lạc của việc thực tập giới luật, thiền định trong đời sống. Khi có nếp sống tỉnh thức trên nền tảng của Giới Định Tuệ thì nơi nào chúng ta cũng an vui.

Mỗi chúng ta cần hiểu rõ về nghiệp quả và lợi lạc của việc thực tập giới luật, thiền định trong đời sống. Khi có nếp sống tỉnh thức trên nền tảng của Giới Định Tuệ thì nơi nào chúng ta cũng an vui.

“Chúng ta bắt đầu nghĩ đến sự vô thường, sự diệt vong... con người bắt đầu nhận thấy mình cần thay đổi, cần thương yêu, cần bảo vệ, cần sống có ý thức và trách nhiệm hơn đối với đời, bởi ta chỉ có một lần để sống. Và cũng dần nhận ra lý duyên khởi, bởi lẽ ta làm một việc không tốt thì thiên nhiên sẽ đáp trả tương xứng với điều đó. Một xã hội thực sự văn minh và nhân văn khi mỗi cá nhân sống có ý thức về lý nhân - quả; lý duyên khởi. Mỗi người cần chuyển hoá phần con để phần người tăng trưởng... như thế cuộc sống này tốt đẹp siết bao!”

“Ta thấy rõ hình ảnh chiếc khẩu trang dường như là vật bất ly thân trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Họ sống có ý thức hơn, khẩu trang được đeo khi ra ngoài hay rác được vứt đúng nơi quy định... tất cả điều này cho thấy nếp sống ý thức dần được con người nhận thức rõ hơn”.

“Đâu đó vẫn còn những vết bẩn trong chiếc áo tinh khôi, nhưng với các phương tiện truyền thông ngày nay, chúng ta có thể gửi đi thông điệp sống ý thức và tích cực qua thân khẩu ý trên nền tảng của giới luật thì vết bẩn kia sẽ được sạch đi và nhường chỗ cho sự tinh khôi của chiếc áo. Tôi có niềm tin về thế giới tốt đẹp này sẽ tốt hơn nữa, bởi lẽ thẩm sâu trong tâm thức mỗi cá nhân ai cũng mong muốn mình được sống trong môi trường thương yêu và lành mạnh về ý thức cũng như về môi trường”.

“Mỗi chúng ta cần hiểu rõ về nghiệp quả và lợi lạc của việc thực tập giới luật, thiền định trong đời sống. Khi có nếp sống tỉnh thức trên nền tảng của Giới Định Tuệ thì nơi nào chúng ta cũng an vui. Thế nên cổ nhân có câu: “Sống trăm năm không ý nghĩa bằng sống một ngày mà có Đạo”.

Hay như trong Minh Nykaya Đức Phật nói:

“Hương của các loài hoa, không bay ngược chiều gió

Nhưng hương người đức hạnh, ngược gió khắp tung bay

Chỉ có bậc chân nhân, tỏa khắp mọi phương trời”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hãy nhẹ nhàng với bản thân, hãy tin rằng bạn xứng đáng

Sống an vui 17:30 22/12/2024

Bóng tối lớn nhất không phải là những gì ta đối diện bên ngoài, mà là cách ta nhìn nhận chính mình trong tấm gương của cuộc đời. Nó không đến từ thế giới xung quanh, mà từ những lời tự trách, những suy nghĩ tiêu cực, và những nghi ngờ sâu kín mà ta nuôi dưỡng trong tâm trí.

Uống nước táo đỏ và kỷ tử mỗi ngày có lợi ra sao?

Sống an vui 16:03 22/12/2024

Nước táo đỏ và kỷ tử là thức uống tốt cho sức khoẻ được nhiều người yêu thích, dưới đây là 4 lợi ích của việc uống nước táo đỏ và kỷ tử mỗi ngày.

Chuyển hóa năng lượng tắc nghẽn bằng trọn vẹn nhận biết

Sống an vui 07:45 22/12/2024

Để chuyển hóa năng lượng, ta không cần phải làm điều gì quá lớn lao, ta chỉ cần thường xuyên trở về với sự nhận biết và an trú trong nó. Điều này có thể giống như một quá trình đơn giản, nhưng lại là chìa khóa để mở ra những thay đổi lớn lao.

Thân bệnh, tâm không bệnh

Sống an vui 07:40 22/12/2024

Một khi thân bệnh mà tâm không bệnh, thì dù thân bệnh nặng cũng không vì vậy mà khổ...

Xem thêm