Thứ năm, 24/02/2022, 10:46 AM

Sáu cõi luân hồi có mặt ngay nơi trạng thái của tâm

Tùy theo đặc tính, cách sống của mọi con người và những loài vật trên hành tinh này mà phân chia ra làm sáu nẻo luân hồi.

Theo nghĩa của Kinh Phật thì sáu cõi luân hồi này chỉ ở tại thế gian của chúng ta trên hành tinh này, không có ở nơi nào khác nữa. Tùy theo đặc tính, cách sống của mọi con người và những loài vật trên hành tinh này mà phân chia ra làm sáu nẻo luân hồi.

1.Để chỉ cho cõi Trời, đó là những người đang sống trong cảnh tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự, không làm khổ mình khổ người và không làm điều ác, toàn làm điều thiện, muốn chi có nấy. Đó là những bậc chân tu, những bậc Đại Đức đang sống trầm lặng, với trí tuệ nhân quả, sống với tâm hồn tha thứ và thương yêu mọi loài chúng sanh.

2. Để chỉ cho cõi Người có thiện, có ác, có dục, có ái, có thương, có ghét… đó là những con người sống một đời sống bình thường nên có vui, có buồn, có bệnh tật, tai nạn, có phiền não khổ đau, có bất toại nguyện, có rầu lo sợ hãi, nhưng lại biết buông xả nhẹ nhàng nên vẫn thấy có hạnh phúc. Tuy cơm ăn áo mặc đầy đủ không thiếu trước hụt sau, nhưng vì là đời sống con người nên không thể tránh khỏi luật nhân quả chi phối.

3. Để chỉ cho cõi Atula, đó là chỉ cho những người bản chất nóng nảy, sân hận, giận dữ chuyên đánh đấu đá nhau.

Sáu cõi luân hồi có mặt ngay nơi trạng thái của tâm 1

Hiện tại bạn sống nhiều với tâm nào cũng tức là bạn đang phát họa cảnh giới bạn sẽ có mặt trong tương lai.

Kinh Nguyên Thủy thường nhắc đến vua Atula đem quân đánh Trời Đế Thích, đó là chỉ cho những hạng người chuyên môn đi đánh cướp nước ngoài mà lịch sử của loài người đã chứng minh điều đó cụ thể. Vì thế chúng ta nên biết kẻ nào đem quân xâm chiếm nước người giết hại sanh linh là Atula.

4. Để chỉ cho cõi Ngạ Quỷ, đó là chỉ cho những người sống trong cảnh đói khổ thiếu trước hụt sau mọi mặt, muốn ăn mà ăn không được. Cho nên kinh thường diễn tả một Ngạ quỷ bụng to như trống chầu mà cổ nhỏ như cây kim vì thế đói khát mà ăn uống chẳng được nên gọi là Ngạ quỷ.

5. Để chỉ cho cảnh địa ngục, đó là những người bệnh tật trầm kha kinh niên. Quanh năm suốt tháng đau nhức chỗ này chỗ kia khổ sở vô cùng hoặc nằm trên giường bệnh suốt nhiều năm tháng, chết không chết sống không sống, đại tiểu tiện một chỗ, chịu hôi chịu thối của chính bản thân mình… Thật là đầu đội chậu máu đít ngồi bàn chông. (Bà con hãy đến các bệnh viện (nhất là bệnh viện Chợ Rẫy) quan sát thì thấy ngay cảnh địa ngục... sẽ trông như thế nào?)

6. Để chỉ cho cõi súc sanh, súc sanh gồm có con người và các loài thú vật. Vì những người này hình người mà bản chất sống như loài thú vật, họ chẳng hề sống có một chút đạo đức làm người nào cả. Cho nên dưới đôi mắt của Đức Phật những người này họ là súc sanh (động vật).

Chiêm nghiệm:

Sáu cõi luân hồi tức là sáu trạng thái của tâm của con người đang sống hiện tại ở thế gian này.

Ví dụ: Mình đang sống, mình đang mang trạng thái có thiện có ác. Bây giờ mình tu tập và mình đạt được tâm thanh thản an lạc và vô sự, thì mình mang tâm trạng như mình đang ở cõi trời. Còn khi mình căm hờn, uất ức, hận thù, giết người thì mình có cảm giác mình đang sống ở cõi địa ngục nào đó!

Hoặc khi mình trúng số thì mình có cảm tưởng mình đang sống ở thiên đường.

Mình đang mang tâm trạng nào thì mình vào cõi đó!

Tóm lại, hiện tại bạn sống nhiều với tâm nào cũng tức là bạn đang phát họa cảnh giới bạn sẽ có mặt trong tương lai.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phổ Môn giải thoát

Kiến thức 16:30 17/03/2025

Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Kiến thức 10:00 13/03/2025

"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?

Kiến thức 06:20 09/03/2025

Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo