Sau khi chết, thần thức sẽ an trụ nơi đâu?
Sau khi một người từ giã cõi đời, tâm thức của người đó không trụ ở một nơi nào, tùy theo khuynh hướng của tâm (nghiệp) mà thần thức đi tái sanh ở cõi tương ứng.
Ngay khi còn sống tâm thức của người đó cũng không trụ ở nơi nào, vì nó hằng tuôn chảy như thác nước (hằng chuyển như bộc lưu) như Duy Thức Tam Thập Tụng đã nêu rõ, thì làm sao khi chết thần thức của người đó tồn tại, hay kết ngưng ở một điểm nào. Khi thần thức nằm trong bụng mẹ thì nó sẽ nằm một chỗ trong suốt thời gian mang thai.
Theo Luận Tạng (Abhidhamma Pitaka) của Phật giáo Nam truyền, tâm tử (cuti citta) cũng chính là tâm sanh (patisandhi citta), nghĩa là khi con người lìa bỏ thân tứ đại này lập tức đi tái sanh, tìm kiếm một thân mới dưới hình thức khác.
Theo kinh Sa-môn Quả thuộc Trường Bộ kinh, nhiều học thuyết thời đức Phật đã chủ trương rằng sau khi chết là hết, không có đời sau. Kinh này ghi lại tư tưởng của ngoại đạo Ajita Kesakambali cho rằng sau khi chết là hết, không hề có tái sanh luân hồi. Học thuyết này cho đến thời cận đại cũng còn có nhiều tư tưởng gia cổ xúy. Theo đức Phật học thuyết không có đời sau có khả năng đưa con người đến đọa xứ và ác thú, vì tính tác hại đạo đức của nó.
Lại nữa, kinh Tệ Túc 23, cũng thuộc Trường Bộ kinh trình bày cuộc trao đổi giữa một vị vua minh triết Pàyàsi và Thánh đệ tử đa văn Kumàra Kassapa của đức Thế Tôn là làm thế nào để biết có luân hồi. 12 thí dụ của tôn giả Pàyàsi Kassapa đã minh chứng hùng hồn về sự tái sanh của tất cả hữu tình, mà vua Pàyàsi đã cố tình đưa đẩy không chấp nhận. Cuối cùng nhà vua đã thâm tín lời giảng dạy của tôn giả Kumàra Kassapa và quy y Tam bảo.
Cũng nên xem thêm kinh Na-tiên Tỳ kheo để thấy ngài Na-tiên (Nagasena) chứng minh cho vua Mi-lin-đà (Milinda) biết rằng tái sanh là chuyện có thật và nhà vua đã hoàn toàn bị thuyết phục trước những lập luận khoa học của ngài Nagasena.
>> Mời quý vị cùng xem video "Con người sau khi chết, thần thức sẽ đi về đâu?" dựa trên lời giảng của Hòa thượng Tịnh Không để hiểu thêm về vấn đề trên:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm