Thứ năm, 21/09/2023, 12:37 PM

"Sinh lão bệnh tử", bạn nghĩ "sinh ra" có nghĩa là gì?

Thường ta sẽ nghĩ đó là sự bắt đầu hiện hữu của một sự vật mà trước đó nó không hiện hữu. Từ 'không là gì' trở thành 'một con người'. Đa số chúng ta luôn định nghĩa từ "sinh" như thế. Nhưng khi tìm hiểu sâu vào, ta lại thấy nó không đúng lắm.

Ảnh minh hoạ.

Trước cái ngày bạn sinh ra, vốn dĩ bạn đã hiện hữu trong cơ thể mẹ, khoảnh khắc ra đời chỉ là sự tiếp nối. Đến đây, bạn có thể tìm được thời điểm nào từ "không" mà bạn trở thành "có" không. Lúc mẹ bắt đầu thụ thai?

Không đúng! Vì bạn đã có trong cha một nửa và mẹ một nửa. Hoặc cũng có thể trong cha 1/3, trong mẹ 1/3 và trong vũ trụ 1/3. Vậy nên chúng đã có sẵn ở đó, chúng không cần được sinh ra. Khi mẹ sinh con ra, không phải là lúc con mới được sinh ra đời, mà là lúc con chui ra ngoài từ bụng mẹ. 

Các thiền sư thường ưa hỏi: "Trước khi bà ngoại hay bà nội ra đời, thì mặt mũi bạn ra sao? Hãy tự hỏi chính mình, bạn sẽ thấy được sự tiếp nối trong bạn.

Có cái gì sinh mà không già, chết?

Trích: "Không diệt, không sinh, đừng sợ hãi" 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn
Phật Giáo
Phật Giáo

Ý nghĩa lễ Thánh Hội Rằm tháng Giêng

Kiến thức 08:55 11/02/2025

Ngày Rằm tháng Giêng, các chùa thường tổ chức lễ cầu an và khai Đàn Dược Sư để cầu quốc thái dân an. Phật giáo Nam Tông hay Nguyên Thuỷ, ngày rằm tháng Giêng còn được gọi là Māghapūjā hay ngày Lễ Thánh Hội, kỷ niệm hai sự kiện hết sức quan trọng trong thời kỳ Đức Phật Thích Ca lịch sử còn tại tiền.

Ý nghĩa về ngày rằm tháng Giêng trong Phật giáo

Kiến thức 12:00 09/02/2025

Rằm tháng Giêng theo dân gian có tên gọi tết Nguyên tiêu. ‘Nguyên’ là đầu, ý nói tháng đầu tiên của năm, ‘tiêu’ là dạ có nghĩa là đêm. Tết nguyên tiêu là đêm rằm nguyên vẹn, là ngày rằm xem như là ngày rằm đầu tiên của một năm, và ngày rằm đó xem như là ánh sáng cho cả một năm.

Thần Táo, Thần Tài và Thổ Địa có thể giúp cho ta phát tài được không?

Kiến thức 09:00 06/02/2025

Phàm những người thờ Thần Tài đều mong muốn vị thần này phù hộ cho mình mau được phát tài phát lộc, đặc biệt là những người buôn bán thì chổ họ mong cầu đều là mua may bán đắc, tiền của sung mãn, cửa hàng hưng vượng.

Sắp tới ngày vía thần tài hãy nhớ 'Thần tài không dạy bạn sát sinh'

Kiến thức 08:07 05/02/2025

Thần tài không dạy bạn sát sinh cá lóc nướng để cúng cho ông. Quả báo của giàu sang chính là bố thí, cúng dường, giúp đỡ chúng sanh lìa khổ nạn.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo