Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Cô giáo trẻ coi ung thư là một đặc ân khi hiểu quy luật Sinh lão bệnh tử

10 năm là “chiến binh” trên mặt trận chống chọi với ung thư, cô giáo Nguyễn Lữ Thu Hồng chưa một ngày bỏ cuộc. Cô bền bỉ chiến đấu với vũ khí chính là tinh thần lạc quan.

>PHẬT PHÁP VÀ CUỘC SỐNG

Tốt nghiệp Đại học Quy Nhơn và trở thành giáo viên dạy Ngữ văn tại Trường THCS Kpă Klơng, xã Ia Pia, huyện Chư Prông (Gia Lai), Nguyễn Lữ Thu Hồng đã hiện thực ước mơ làm cô giáo, “dạy tức là học hai lần” của mình. Thế nhưng ít ai biết được đoá hoa phố núi ấy đã chống chọi với căn bệnh ung thư tuỵ được 10 năm.

Chấp nhận nỗi đau ung thư, vươn tới ước mơ

Bài liên quan

Nguyễn Lữ Thu Hồng phát hiện mình bị ung thư vào năm 2008, trước kỳ tốt nghiệp cấp 3 hai tháng. Cô được chuẩn đoán với căn bệnh ung thư tuỵ đã di căn. Cha mẹ cô bàng hoàng. Cô gái 17 tuổi khi đó chỉ mường tượng ra ung thư là một điều gì đó khủng khiếp lắm mà chưa thể hình dung hết được những khó khăn mà mình phải trải qua khi đương đầu với nó.

“Lúc đó, tôi không nghĩ gì nhiều ngoài việc cứ lo mình không kịp tốt nghiệp cấp 3 để thi đại học như các bạn, sẽ bỏ lỡ những gì bản thân đang ấp ủ”, Thu Hồng nhớ lại.

Gạt bệnh tật sang một bên, mặc những cơn đau dày vò, Hồng mang quyết tâm cao độ phải tốt nghiệp và đậu đại học bằng mọi giá. Buôn làng, bạn bè không tin cô có thể vượt qua căn bệnh hiểm nghèo ấy. Vậy mà cuối cùng, cô lần lượt vượt qua kỳ thi tốt nghiệp cấp 3 và trúng tuyển vào ngôi trường giúp cô thực hiện ước mơ của mình.

Khi phát hiện mắc bệnh ung thư, Thu Hồng không nghĩ nhiều, chỉ lo mình không tốt nghiệp cấp 3 để thi đại học. Ảnh: FBNV

Khi phát hiện mắc bệnh ung thư, Thu Hồng không nghĩ nhiều, chỉ lo mình không tốt nghiệp cấp 3 để thi đại học. Ảnh: FBNV

Tinh thần lạc quan là vũ khí chiến đấu của cô giáo trẻ

Bài liên quan

Để chống chọi với căn bệnh quái ác này đối với Thu Hồng thuốc chỉ chiếm 3 phần, còn lại 7 phần là tinh thần. Cô luôn nghĩ, nếu mình có niềm tin thì mình sẽ vượt qua được những khó khăn, đau khổ trong cuộc sống. Thứ vũ khí duy nhất mà cô có được là tinh thần lạc quan.

Có những lúc cơn đau dồn dập kéo đến, cô không muốn dùng thuốc giảm đau nên buộc phải gồng mình lên chịu đựng. Nhưng chưa bao giờ cô rơi vào bế tắc và tuyệt vọng. “Tôi không tin là mình sẽ chết vì ung thư, không tin mình bỏ cuộc”, Hồng thổ lộ.

Cuối tháng 3 vừa rồi, cô bị viêm tuỵ cấp, phải nghỉ dạy 2 tháng cuối năm. Có những đêm dài không thể tròn giấc vì đớn đau, cô ngồi dựa vào mẹ, mẹ tựa vào tường. Hai mẹ con cứ thế ngồi tới sáng. Với cô, can đảm không phải dám chết mà là dám sống.

“Tôi ít nghĩ về cái chết dù đó là cái chết thanh thản. Tinh thần mới là cái quyết định chứ không phải là thuốc, tâm bệnh khó chữa hơn thân bệnh nhiều. Tôi tin sự lạc quan sẽ làm nên điều kỳ diệu", Hồng chia sẻ.

Những ngày tháng đương đầu với bệnh ung thư đã giúp cô nhận ra nhiều điều trong cuộc sống. Cô biết yêu thương mọi người xung quanh, rộng lượng hơn và luôn hướng tới điều tích cực, điều thiện. Cô tự thấy mình trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn.

“Can đảm không phải dám chết mà là dám sống”, Lữ Hồng luôn mang trong mình tinh thần kiên cường như vậy. Cô dùng nụ cười để chứng minh cho mọi người thấy mình vẫn sống khoẻ và vui.

“Tôi ít nghĩ về cái chết dù đó là cái chết thanh thản. Tinh thần mới là cái quyết định chứ không phải là thuốc, tâm bệnh khó chữa hơn thân bệnh nhiều. Tôi nghĩ thuốc cứu mình 3 phần, còn lại là tinh thần. Tôi tin sự lạc quan sẽ làm nên điều kỳ diệu

“Tôi ít nghĩ về cái chết dù đó là cái chết thanh thản. Tinh thần mới là cái quyết định chứ không phải là thuốc, tâm bệnh khó chữa hơn thân bệnh nhiều. Tôi nghĩ thuốc cứu mình 3 phần, còn lại là tinh thần. Tôi tin sự lạc quan sẽ làm nên điều kỳ diệu", Hồng chia sẻ. Ảnh: FBNV

Sinh, lão, bệnh, tử là vô thường

Thu Hồng vẫn nói ung thư với cô là một đặc ân. Cô không muốn nói quá nhiều về số phận nhưng cô tin rằng căn bệnh này đến với cô như một ngã rẽ mà cô phải băng qua trong cuộc đời.

“Tôi không sợ chết vì tôi không quan trọng mình sẽ sống bao lâu, quan trọng là mình sống như thế nào, làm được điều gì ý nghĩa cho mình, cho gia đình và cho cuộc đời”, cô tâm niệm.

Khao khát lớn nhất của cô lúc này là kết nối được nhiều tấm lòng hảo tâm trên cả nước để chung tay giúp các em học sinh nghèo ở những ngôi trường vùng sâu.

10 năm qua, Hồng luôn sống bền bỉ như thế nên không hối tiếc vì mình đã bỏ lỡ điều gì. Cô tâm sự, nếu “có gì” thì cô mới tiếc, tiếc hơn hồi còn đi học, hồi mới biết mình bị bệnh. Vì cô đang có một công việc mình yêu thích, được sống trong chan hoà yêu thương của học sinh, của đồng nghiệp… Lữ Hồng luôn vươn mình mạnh mẽ như nhành hoa thạch thảo. Cô mong mình thêm can đảm, vững chãi đương đầu với ung thư, để còn có thể tiếp tục đồng hành trên nhiều chuyến đi đến vùng sâu chia sẻ với các em nghèo khó.

Phương thuốc có thể chữa được mọi thứ bệnh tật là cố gắng tu tập để giác ngộ, để có được một tinh thần lạc quan, để có thể hiểu được cái lẽ vô thường của cuộc đời đi đến thân tâm an lạc. Ảnh: Minh họa

Phương thuốc có thể chữa được mọi thứ bệnh tật là cố gắng tu tập để giác ngộ, để có được một tinh thần lạc quan, để có thể hiểu được cái lẽ vô thường của cuộc đời đi đến thân tâm an lạc. Ảnh: Minh họa

Từ câu chuyện xúc động của cô giáo trẻ Thu Hồng cho thấy “Sinh lão bệnh tử” trong cuộc đời là vô thường, là quy luật không thể tránh khỏi. Sinh lão bệnh tử đâu chỉ dành cho con người, mà còn cho cây cỏ vạn vật. Trăm năm sinh lão bệnh tử dành cho con người, có thể hàng ngàn năm vạn vật và từng thời kỳ với một giới hạn thời gian nào đó cho các hành tinh, vũ trụ. Đó là căn nguyên của lẽ vô thường.

Bài liên quan

Đã là kiếp người thì phải trải qua sinh lão bệnh tử. Thường con người chỉ sợ chết, nhưng chết lại là giai đoạn nhanh chóng nhất của bốn thời kỳ. Sinh ra chưa có trí khôn thì cũng chỉ vài ba năm là đã bắt đầu có ý thức. Đến khi lớn tuổi, lúc nào thấy được mình không còn sức vui thú với tuổi già thì mới bắt đầu nghĩ đến cái chết. Chết chỉ là một khoảng thời gian ngắn nhất để lìa đời. Bệnh thì trái lại, vừa sinh ra đã có mầm bệnh. Kéo dài cả cuộc đời cho đến tuổi già vẫn còn bị bệnh. Chỉ có chết đi mới hết bệnh mà thôi. Xem ra bốn chữ: sinh lão bệnh tử chỉ có bệnh làm nên nghiệp con người.

Trong bốn thứ Sinh Lão Bệnh Tử, thì Bệnh đúng là làm cho con người sợ hãi nhiều nhất mới phải. Trăm năm kiếp người là khoảng thời gian con người phải sống không có lựa chọn. Nếu có thể lựa chọn là lựa chọn cách sống làm sao để mong thoát được phần nào sự khổ đau ông Trời dành cho con người, đi đến thân tâm an lạc và có thể đem nguồn vui đến cho những người chung quanh. Lựa chọn là làm thế nào để cuộc đời có ý nghĩa mà thôi.

Vì thế mà đối với Phật giáo, bệnh là cái nghiệp của con người. Bệnh hành hạ thân xác làm cho con người đau khổ, không ai tránh được. Nhưng những căn bệnh do chính con người tạo ra nếu không cố gắng để bị mắc phải thì chính mình thế nào cũng nhận một hậu quả làm tổn hại đến mình. Chết chưa hẳn đã dứt được nghiệp vì con người còn phải trải qua luân hồi. Kiếp này chưa dứt được nghiệp thì kiếp sau vẫn còn phải trả.

Phương thuốc có thể chữa được mọi thứ bệnh tật là cố gắng tu tập để giác ngộ, để có được một tinh thần lạc quan, để có thể hiểu được cái lẽ vô thường của cuộc đời đi đến thân tâm an lạc. Cô giáo trẻ Thu Hồng đã chứng minh cho chúng ta thấy "với tinh thần lạc quan cô đã phần nào vượt qua được nỗi đau ung thư trong suốt 10 năm qua". 

Hiểu được lẽ vô thường của Phật giáo, cố gắng tu tập thân tâm đưa mình đến an lạc luôn luôn thấy thân xác nhẹ nhàng, thì cũng sẽ thấy bệnh tật nhẹ hàng hơn phần nào. Thân tâm an lạc cũng làm cho mình bớt được những hỷ nộ ái ố do những căng thẳng cuộc sống gây nên cũng bớt được một số bệnh tật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nghĩ về hạnh nguyện ngài Địa Tạng

Phật pháp và cuộc sống 13:39 19/04/2024

Mỗi khi chắp tay kính lễ chư Phật và Bồ-tát, trong tôi lại sừng sững dáng Tăng của ngài U minh Giáo chủ Đại hùng, Đại lực, Đại từ, Đại bi Bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ-tát.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Phật pháp và cuộc sống 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

Nhờ Bồ tát Quan Thế Âm gia hộ, bé gái bị dị tật bẩm sinh được lành bệnh

Phật pháp và cuộc sống 12:55 18/04/2024

Tôi lập gia đình năm 25 tuổi. Cuối năm, tôi sinh được một bé gái. Năm năm sau, vợ chồng tôi quyết định sinh đứa thứ hai. Chồng tôi rất thích đứa con thứ hai này là con trai, nhưng rủi thay lần mang thai này tôi lại sinh ba bé gái.

Chúng sanh và lục thông

Phật pháp và cuộc sống 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Xem thêm