Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 23/09/2022, 14:30 PM

Sở dĩ bạn tạo khẩu nghiệp là do bạn thấy lỗi của người

Phàm phu chúng ta là ngày ngày thấy lỗi của người khác, không thấy lỗi của chính mình, chính mình không có lỗi lầm, liền tạo ba đường, liền phải đọa ba đường. Có thể ngày ngày thấy lỗi chính mình mà không thấy lỗi người khác, con người này trình độ hướng lên trên.

Cái đầu tiên, bắt đầu từ hôm nay, rất chăm chỉ học tập “khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”. Tu hành của Tịnh tông bắt đầu tu từ chỗ này. “Lỗi” là gì? Lỗi lầm. Bạn xem trong “Đàn Kinh”, phương pháp Lục Tổ Đại Sư dạy người hoàn toàn như nhau. Lục Tổ nói: “Nếu là người chân chính tu hành thì không thấy lỗi thế gian”.

Ngày nay chúng ta tu hành sở dĩ không thể thành tựu, nguyên nhân ở chỗ nào? Ngày ngày xem thấy lỗi lầm của người khác, mắt xem thấy lỗi lầm của người khác, lỗ tai nghe được lỗi lầm của người khác, trong miệng nói lỗi lầm của người khác, đây gọi là tạo nghiệp. Ngày ngày không ngừng đang tạo nghiệp, niệm Phật còn muốn vãng sanh, việc này là không thể nào.

Cho nên sau khi đọc Kinh này rồi, chúng ta biết được tại vì sao người niệm Phật không thể vãng sanh. Ngày trước lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam Đài Trung thường nói: “Một vạn người niệm Phật, chân thật có thể vãng sanh chỉ có một hai người”. Một-hai phần vạn, tại vì sao nhiều người như vậy niệm Phật không thể vãng sanh? Bạn đem mười câu Kinh văn này đọc qua vài lần, bạn liền hiểu rõ họ tại vì sao không thể vãng sanh? Họ không có thật tu, họ không hiểu được đạo lý này, không hiểu rõ chân tướng sự thật.

Giữ được khẩu nghiệp, thành Phật một nửa

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tây Phương gọi là Tịnh Độ, bạn nghĩ xem cái gì gọi là “tịnh”? Hơn nữa Phật ở trên Kinh lại nói: “Tâm tịnh thời cõi Phật tịnh”. Mắt nhìn thấy là lỗi lầm, nghe là lỗi lầm, nói là lỗi lầm, tâm của bạn làm sao thanh tịnh? Tâm không thanh tịnh làm sao có thể sanh Tịnh Độ? Cho nên niệm Phật cũng không hữu dụng, một ngày niệm mười vạn câu Phật hiệu, niệm một trăm vạn câu Phật hiệu đều không thể vãng sanh. Vì sao vậy? Tâm không thanh tịnh.

Khẩu nghiệp quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Tại vì sao chúng ta có thể tạo khẩu nghiệp? Tìm nguyên nhân của nó, sở dĩ bạn tạo khẩu nghiệp, chính là bạn “thấy lỗi lầm của người”, bạn mới tạo khẩu nghiệp. Nếu như bạn ngày hôm nào không thấy lỗi của người khác, Lục Tổ đã nói “không thấy lỗi thế gian”, thì bạn chắc chắn sẽ không tạo khẩu nghiệp.

Người chân thật tu hành không giống như người phàm phu thông thường chúng ta, người phàm ngày ngày thấy lỗi của người khác, người chân thật tu hành trái ngược với chúng ta, họ ngày ngày thấy lỗi của chính mình, không thấy lỗi của người khác. Phàm phu chúng ta là ngày ngày thấy lỗi của người khác, không thấy lỗi của chính mình, chính mình không có lỗi lầm, liền tạo ba đường, liền phải đọa ba đường. Có thể ngày ngày thấy lỗi chính mình mà không thấy lỗi người khác, con người này trình độ hướng lên trên.

Chúng ta phải làm thế nào mới có thể “không thấy lỗi lầm của người?” Làm thế nào mới có thể làm được? Nếu muốn chân thật làm được, chỉ có một biện pháp, đó là “rõ lý”. Bạn đem đạo lý làm cho thông, chân tướng sự thật hiểu tường tận rồi, bạn liền biết được tất cả chúng sanh không có lỗi lầm, mà lỗi lầm đều ở bên phía chính mình. Tất cả chúng sanh đích thực là không có lỗi lầm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Xem thêm