Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 15/07/2021, 09:33 AM

Khẩu nghiệp cần tu trước

Người với người có thể bên nhau cũng là bởi một chữ khẩu, người với người xa rời nhau, quay lưng trở thành kẻ thù cũng bởi cùng một chữ khẩu. Lời nói có cùng với nhau thì mới tạo nên sự thấu hiểu, khác biệt về tư duy sẽ dẫn đến khác nhau về ngôn từ, dần dần mà trở nên xa cách.

Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu là cùng một âm thanh thì sẽ cùng một tiếng nói mà thích ứng bên nhau tương trợ, cùng một chí khí, cùng một góc nhìn chính là người cùng chiến tuyến đồng lòng đồng sức.

Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người, vì vậy là người đệ tử Phật chúng ta nên ý thức được để tu tập...

Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người, vì vậy là người đệ tử Phật chúng ta nên ý thức được để tu tập...

Tất cả mọi xung đột đều bắt nguồn từ việc khác nhau ở phát ngôn, rồi dẫn đến đối đầu khắc chế nhau tạo thành chữ khắc khẩu. Hai người yêu nhau có thể đến với nhau hay không cũng phải bắt đầu từ lời ăn tiếng nói có đồng điệu hay không, vợ chồng ở với nhau lâu dài hay không cũng bởi do đối thoại hay chỉ là đối đầu. Con người chúng ta thoã mãn nhất chính là tìm được người hiểu mình, cùng mình mà chia sẻ có thể nói chuyện với nhau ngày này qua tháng nọ mà vẫn không chán càng không muốn dừng lại.

Từ việc chung chữ Khẩu, sẽ cùng chung chữ Tâm, khi tấm lòng đã đồng nhất thì hai bên đạt được thăng hoa trong cảm xúc. Bạn bè, tri kỉ, vợ chồng và tất cả mối quan hệ giữa người với người từ đây mà nhận biết có thể cùng nhau lâu dài hay không.

Giữ được khẩu nghiệp, thành Phật một nửa

Tình yêu có rồi cũng sẽ mất, cảm xúc đến rồi cũng sẽ đi nhưng chí hướng và lời nói cùng nhau sẽ tạo nên thành công bền vững. Thắng cũng bởi một chữ khẩu, mà thua thì cũng cùng một chữ khẩu.

Dân gian vẫn thường khuyên nhủ nhau: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, hành vi “uốn lưỡi” trước khi nói ấy không phải là bảo người ta cần khôn khéo hơn người, càng không phải là cổ xúy cho những lời ‘đầu môi chót lưỡi’, ‘mật ngọt chết ruồi’… đó chính là cảnh tỉnh thế nhân cần thận trọng cân nhắc và có trách nhiệm với mỗi lời nói của chính mình sao cho Chân, sao cho Thiện, sao cho Mỹ để người nghe cũng được cảm hóa mà thấy ấm lòng, người nói cũng không bị tổn hao uy đức, nếu làm được như vậy thì quả thực đáng quý lắm thay!

Trước khi định nói điều gì

Ta nên học hạnh nhu mì lắng nghe

Trước khi chỉ trích, cười chê

Ta nên nhìn lại tự phê phán mình.

Tu là ''thủ khẩu như bình''

Tu là khéo biết giữ gìn tâm ngôn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm