Thứ sáu, 17/06/2022, 17:28 PM

Thấy Ta là thấy Pháp, thấy Pháp là thấy Ta

Người tu tập chứng đạo đều luôn luôn nhận thấy tâm bất động của mình. Vì đức Phật là người đã tu tập chứng đạo nên Ngài luôn luôn ở trong trạng thái tâm bất động. Tâm bất động là một trạng thái chung của những người chứng đạo.

Vì thế đức Phật mới tuyên bố: “Ai thấy ta là thấy pháp, ai thấy pháp là thấy ta”.

Trong cuộc đời này không có vật gì để chúng ta đáng thấy. Bởi các pháp đều vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Cái thân bất tịnh hôi hám này nếu trong một tuần lễ không tắm rửa đến gần có ai chịu nỗi đâu. Bởi vậy đức Phật mới dạy Vakkali: “Này Vakkali, có gì đáng thấy đối với cái thân hôi hám nầy. Này Vakkali, ai thấy pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy pháp.

Nầy Vakkali, đang thấy pháp là đang thấy Ta, đang thấy Ta là đang thấy pháp”.

Phật huệ, Phật đức, Phật lực hằng hữu miên viễn

“Ai thấy pháp là người ấy thấy Phật, ai thấy Phật người ấy thấy pháp”.

“Ai thấy pháp là người ấy thấy Phật, ai thấy Phật người ấy thấy pháp”.

Khi dạy cho chúng sinh thấy tâm bất động là thấy Phật, nhưng chúng sinh không thấy tâm bất động mà thấy thân ngũ uẩn của mình và cho thân ngũ uẩn của mình là thật có. Cho nên, đức Phật muốn phá cái tâm chấp thân ngũ uẩn là ngã của mình bằng cách hỏi Vakkali: “Này Vakkali, ông nghĩ thế nào, Sắc là thường hay vô thường?

– Là vô thường, bạch Thế Tôn.

– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

– Là khổ, bạch Thế Tôn.

– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi?”

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Thọ, Tưởng, Các Hành, Thức là thường hay vô thường?

– Là vô thường, bạch Thế Tôn.

– Cái gì vô thường là lạc hay khổ?

– Là khổ, bạch Thế Tôn.

– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là tôi, cái này là của tôi, cái này là tự ngã của tôi?”

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Do vậy, ở đây thấy như vậy, “không còn trở lui trạng thái này nữa” Vị ấy biết rõ như vậy”. (219 Tương Ưng tập III)

Đức Phật vì loài người mà chỉ dạy tận tình để mọi người dễ nhận thấy sự thật của thân ngũ uẩn là một khối bất tịnh vô thường, hôi thối đầy đau khổ, thế mà mọi người trên thế gian này lầm cho nó là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Do lầm chấp này mà con người phải chịu trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi và khổ đau vô cùng tận.

Muốn thoát khổ đau này thì hằng ngày chúng ta phải siêng năng dẫn tâm vào vào chỗ bất động, như đức Phật đã dạy: “Thấy Ta là thấy pháp, thấy pháp là thấy Ta”.

Đúng vậy, quý vị hãy cố gắng tu tập kỹ một chút và bền chí thì có ngày phải thành công, tâm bất động.

Trưởng lão Thích Thông Lạc

Trích: Mười hai cửa vào đạo

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Xem thêm