Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 08/10/2019, 08:18 AM

Sự cần thiết của Bát kỉnh pháp

Trước xu thế dân chủ hóa ngày càng cao và bình đẳng giới được tôn trọng, trong Phật giáo ở một số không ít người đã xuất hiện tư tưởng phải xem xét lại Bát kỉnh pháp, tám điều quy định của Giới luật dành cho Tỳ kheo Ni.

 >>Kiến thức

Viết về Ni giới ngày nay có khá nhiều chủ đề mang tính thời sự, tính nhân văn để đánh giá. Ca ngợi sự đóng góp của Ni giới Việt Nam trong hoằng dương Phật pháp nhằm đề cao giá trị đạo đức nhân bản của Phật giáo, đề cao công hạnh xây dựng tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một tổ chức mà sinh thời Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận định: “Phật giáo Việt Nam là tôn giáo yêu nước luôn gắn bó đồng hành cùng dân tộc”. Những đóng góp của Ni giới trong các phong trào thi đua yêu nước, trong công cuộc chiến đấu bảo vệ và kiến thiết đất nước, đặc biệt là phong trào giúp đỡ những người khó khăn thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo của Chính phủ, những tấm gương điển hình của Ni giới Việt Nam trong tấm gương “dựng đạo để tạo đời sống an lạc”,..

Có ý kiến cho rằng: Phật chế Bát kỉnh pháp để phân biệt Tăng và Ni; ý kiến khác chỉ ra Phật còn phân biệt nam, nữ; Phật không thương Ni giới mà bắt Ni phải tòng Tăng. Trong thực tế, có một số vị Sư Tăng vi phạm Giới luật, không chịu tu học tinh tấn, trong khi nhiều vị Sư Ni chăm chỉ tu học không chỉ thành danh trong nước mà cả nước ngoài, tích cực tham gia các công việc của Giáo hội và của xã hội, nhưng trước các vị Sư Tăng thiếu tinh tấn, Sư Ni vẫn phải cung kính,…

Có ý kiến cho rằng: Phật chế Bát kỉnh pháp để phân biệt Tăng và Ni; ý kiến khác chỉ ra Phật còn phân biệt nam, nữ; Phật không thương Ni giới mà bắt Ni phải tòng Tăng. Trong thực tế, có một số vị Sư Tăng vi phạm Giới luật, không chịu tu học tinh tấn, trong khi nhiều vị Sư Ni chăm chỉ tu học không chỉ thành danh trong nước mà cả nước ngoài, tích cực tham gia các công việc của Giáo hội và của xã hội, nhưng trước các vị Sư Tăng thiếu tinh tấn, Sư Ni vẫn phải cung kính,…

Trước xu thế dân chủ hóa ngày càng cao và bình đẳng giới được tôn trọng, trong Phật giáo ở một số không ít người đã xuất hiện tư tưởng phải xem xét lại Bát kỉnh pháp, tám điều quy định của Giới luật dành cho Tỳ kheo Ni, đó là:

1. Một Tỳ kheo Ni, dù có trăm tuổi hạ khi gặp vị Tỳ kheo mới thọ giới Cụ túc cũng phải chào hỏi, đảnh lễ và thực hành tất cả những bổn phận thích nghi đối với vị Tỳ kheo.

2. Một Tỳ kheo Ni không được khiển trách hay nặng lời đối với một vị Tỳ kheo trong bất kỳ trường hợp nào.

3. Tỳ kheo Ni không được ngăn Tỳ kheo xét tội, thuyết giới, tự tứ hay nói lỗi của Tỳ kheo. Trái lại, Tỳ kheo được quyền cử tội Tỳ kheo Ni.

4. Tỳ kheo Ni muốn thọ trì Cụ túc giới phải thông qua hai bộ Tăng: Tỳ kheo Ni và Tỳ kheo.

5. Nếu Tỳ kheo Ni phạm tội hữu dư (Tăng tàn) thì phải đến trước hai bộ Tăng thực hành pháp Ý hỷ (Ma na đỏa) trong thời gian nửa tháng.

6. Mỗi nửa tháng, Tỳ kheo Ni phải đến Tỳ kheo Tăng cần cầu dạy bảo.

7. Tỳ kheo Ni không được an cư kiết hạ ở địa phương nào không có Tỳ kheo ở.

8. Khi an cư xong, Tỳ kheo Ni phải đến Tỳ kheo Tăng cầu ba sự tự tứ: thấy, nghe và nghi.

Bát kỉnh pháp trong nhà Phật dành cho Ni giới, nghe qua tưởng như là sự áp đặt, xem thường phụ nữ (Sư Ni) mà đề cao nam giới (Sư Tăng). Song ai là người có sự hiểu biết và tư duy nghiêm túc, mới thấy rõ giá trị của Bát kỉnh pháp được chế ra dành cho Ni giới trên con đường xuất gia.

Bát kỉnh pháp trong nhà Phật dành cho Ni giới, nghe qua tưởng như là sự áp đặt, xem thường phụ nữ (Sư Ni) mà đề cao nam giới (Sư Tăng). Song ai là người có sự hiểu biết và tư duy nghiêm túc, mới thấy rõ giá trị của Bát kỉnh pháp được chế ra dành cho Ni giới trên con đường xuất gia.

Bài liên quan

Có ý kiến cho rằng: Phật chế Bát kỉnh pháp để phân biệt Tăng và Ni; ý kiến khác chỉ ra Phật còn phân biệt nam, nữ; Phật không thương Ni giới mà bắt Ni phải tòng Tăng. Trong thực tế, có một số vị Sư Tăng vi phạm Giới luật, không chịu tu học tinh tấn, trong khi nhiều vị Sư Ni chăm chỉ tu học không chỉ thành danh trong nước mà cả nước ngoài, tích cực tham gia các công việc của Giáo hội và của xã hội, nhưng trước các vị Sư Tăng thiếu tinh tấn, Sư Ni vẫn phải cung kính,… Vì thế, không ít vị Sư Ni tỏ ra bất bình khi phải phụ thuộc vào Sư Tăng do quy định của Bát kỉnh pháp. Một số vị phản ứng cho đó là chuyện vô lý, có vị còn cho rằng Bát kỉnh pháp không phải do Phật chế ra, vì Phật vốn bình đẳng ít ai bằng, Phật còn tôn trọng bình đẳng Phật tính của sự sống. Như vậy, sao Phật có thể phân biệt Tăng và Ni? Bát kỉnh pháp chắc do ai đó có tâm muốn hạn chế Ni giới, muốn phân biệt Tăng, Ni nên chế ra, rồi nhân danh Phật nói,…

Thiếu thông suốt trong nhận thức về Bát kỉnh pháp chỉ ở số ít trong Phật giáo, nhưng dù chỉ là số ít, việc vi phạm Giới luật cũng là một trong những vấn đề tạo nên sự rạn nứt, làm hạn chế gắn bó, làm giảm nội lực của tổ chức Phật giáo nếu không được chấn chỉnh. Một số lần được nghe và được xem một số bài viết thể hiện quan điểm khác nhau về Bát kỉnh pháp, trong tôi cũng đặt ra câu hỏi phải tìm hiểu ngọn ngành. Gần đây, có duyên may được gặp một số vị Sư cao niên trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi đã hỏi về việc trên, các vị đều cho câu trả lời khá giống nhau, đặc biệt là Hòa thượng Đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng không nói trực tiếp vào câu tôi hỏi mà dí dỏm trả lời: “Bát kỉnh pháp do ai chế ta khoan bàn, bởi khi chưa hiểu triệt để về tác dụng của Bát kỉnh pháp mà nói tới người chế ra, người chưa đạt tới một trình độ nhất định sẽ dễ ngộ nhận hoặc phủ quyết vì không rõ chứng, lý.”

Bát kỉnh pháp được chế ra cho Ni giới nhưng thực chất là mối ràng buộc với Tăng, là sự phản chiếu giúp Tăng phải không ngừng tu học để thật sự sáng rõ trước Ni.

Bát kỉnh pháp được chế ra cho Ni giới nhưng thực chất là mối ràng buộc với Tăng, là sự phản chiếu giúp Tăng phải không ngừng tu học để thật sự sáng rõ trước Ni.

Bài liên quan

Bát kỉnh pháp trong nhà Phật dành cho Ni giới, nghe qua tưởng như là sự áp đặt, xem thường phụ nữ (Sư Ni) mà đề cao nam giới (Sư Tăng). Song ai là người có sự hiểu biết và tư duy nghiêm túc, mới thấy rõ giá trị của Bát kỉnh pháp được chế ra dành cho Ni giới trên con đường xuất gia. Điều này tuy không đồng nhất, nhưng cũng gần giống với việc trong cuộc sống, một người chu toàn khi đi đâu ra khỏi nhà phải có nón, có dù phòng khi mưa, khi nắng, hiện nay khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm,… Việc biết đề phòng sẽ tránh hoặc hạn chế được trời nắng bị nóng, trời mưa bị ướt, nhưng không biết đề phòng, khi mưa sẽ bị ướt, khi nắng bị nóng. Mang mũ bảo hiểm có người kêu than nặng đầu, nóng bức và mấy khi bị tai nạn mà mang cho mệt thân. Nhưng khi không may bị tai nạn, người có mũ che lại không bị thương ở đầu, vẫn tỉnh táo, còn người không có mũ thì sứt đầu, vỡ trán, bất tỉnh, hôn mê… Trong cuộc sống từ xưa tới nay, người hiểu biết luôn lo xa dự phòng, tính toán những gì bất trắc để chuẩn bị trước mà tránh sự thiệt hại ảnh hưởng không tốt tới bản thân và cuộc sống. Từ xưa, cổ nhân đã dạy: “Nắng lắm thì sắm thuyền vì sẽ mưa nhiều, rét lắm thì đan quạt rồi sẽ nắng nhiều, mưa lắm thì đan gầu vì sẽ hạn hán, phòng chiến tranh thì phải nuôi quân chế giáp binh súng đạn… ai biết dự báo đúng, dự phòng hiệu quả đó là người trí.”

Bát kỉnh pháp không phải là dù, là mũ để che nắng tránh mưa, không phải là giáp binh phòng thân trước tên đạn, nhưng nếu là phòng thân cho người nữ giới xuất gia thì đó là việc lo xa của bậc trí nhân. Bởi vì người chế ra Bát kỉnh pháp biết rõ căn tính của nữ giới: Kiên cường nào kém nam nhi, nhưng thói thường nữ giới trong hoàn cảnh đơn thân cũng dễ bị ức hiếp bởi sự vô nhân tính của những kẻ bạo hành; Trí thông minh nữ giới nào kém chi nam, nhưng do đặc điểm của chu kỳ sinh học, người nữ dễ thay đổi tính khí cáu bẳn hoặc mềm lòng, nếu không có sự giúp đỡ sát sao lúc đó dễ bị lợi dụng hoặc bị quy chụp vì thiếu sự thông cảm; đức hiếu sinh ở người nữ ít người nam bì kịp nhưng nếu không được trí tuệ, cứng rắn dẫn dắt dễ bị lạm dụng làm lệch hướng chính tín của đường tu. Ai cũng biết nữ giới có kém cạnh gì so với nam giới về trí thông minh, ôn hòa, nhẫn nhục, bao dung, độ lượng; song, nữ giới cũng có những mặt trái thái quá như si ái, kiêu mạn, chấp trước, phiền não,.. trước những tình huống khó lường. Vì muốn chống và phải phòng, không để những hạn chế hoặc điều xấu xảy ra đối với người nữ xuất gia, không thể để hỏng một đời của người nữ xuất gia đã phát nguyện tu hành mà Bát kỉnh pháp đã ra đời. Bát kỉnh pháp đã đúng từ xa xưa, nhưng tới nay và mãi về sau vẫn đúng vì người phụ nữ được mang thiên chức riêng do vũ trụ nhân sinh quy định.

Ni tòng Tăng, Tăng có ra Tăng, Tăng có trang nghiêm giữ giới, có tinh tấn, có hiểu biết, Ni mới học, mới nghe, chứ kém hơn thì họ phục, họ nghe sao được, khác gì mang nón, mang dù mà không che được nắng mưa thì ai mang nón, mang dù cho mệt nhọc.

Ni tòng Tăng, Tăng có ra Tăng, Tăng có trang nghiêm giữ giới, có tinh tấn, có hiểu biết, Ni mới học, mới nghe, chứ kém hơn thì họ phục, họ nghe sao được, khác gì mang nón, mang dù mà không che được nắng mưa thì ai mang nón, mang dù cho mệt nhọc.

Bài liên quan

Chế ra Bát kỉnh pháp để nữ giới được xuất gia trong bối cảnh xã hội phân chia đẳng cấp, giới tính thời đó là việc làm hết sức sáng suốt. Để cắt nghĩa cho hết phải từ rất nhiều lý do, chỉ xin nêu mấy điểm:Thứ nhất, người hiểu biết thấy rõ người nam xuất gia (Sư Tăng) mà đồng ý cho người nữ xuất gia (Sư Ni) được cùng tu hành trong đoàn thể Phật giáo chung với tư tưởng: “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước luật nhân quả và chân lý giải thoát; không có giai cấp trong nước mắt cùng mặn, trong máu cùng đỏ và cho dù là nam hay nữ, giàu sang hay nghèo hèn, địa vị cao hay thấp… tất cả đều có khả năng tu tập và giải thoát giác ngộ trong giáo pháp của Như Lai.” là một tiến bộ vượt bậc trong xã hội Ấn Độ thời Đức Phật tại thế. Thứ hai, không chỉ để cho người nữ xuất gia mà còn nghĩ tới việc giữ gìn an toàn cho họ khi đã xuất gia bằng việc tạo cho họ có sự chuẩn bị về tư tưởng, tâm lý và tinh thần chịu đựng để phải vượt qua những thử thách đã biết trước, đó là việc sâu sắc và chu đáo. Thứ ba, người nữ xuất gia mang Bát kỉnh pháp làm hành trang phòng thân, thước đo để dứt trừ tam độc, vô minh trọn đời nhưng không hề nặng nhọc như mang ô, dù, giáp binh. Đối với người tự giác, tự nguyện nó thật sự nhẹ nhàng và còn là chuẩn mực khuyến tấn người nữ giới trên đường tu. Bởi vậy, Bát kỉnh pháp với những người hiểu biết không phải là sự lệ thuộc, bị xem thường hay nặng nhọc mà là điều tối cần thiết. Thứ tư, Bát kỉnh pháp chế ra tưởng dành cho Ni, nhưng nghĩ cho sâu sắc, đó cũng dành cho việc khuyến tấn Tăng. Bởi vì Ni tòng Tăng, Tăng có ra Tăng, Tăng có trang nghiêm giữ giới, có tinh tấn, có hiểu biết, Ni mới học, mới nghe, chứ kém hơn thì họ phục, họ nghe sao được, khác gì mang nón, mang dù mà không che được nắng mưa thì ai mang nón, mang dù cho mệt nhọc. Vậy là Bát kỉnh pháp được chế ra cho Ni giới nhưng thực chất là mối ràng buộc với Tăng, là sự phản chiếu giúp Tăng phải không ngừng tu học để thật sự sáng rõ trước Ni.

Trong quan hệ tương duyên, đó gọi là Ni tòng Tăng, nhưng để Ni tôn kính, Tăng cũng phải không ngừng tinh tấn, vậy là cả Tăng và Ni đều phải tinh tấn. Vì thế, Phật giáo mới là tấm gương sáng giúp cho xã hội noi theo mà phát triển.

Trong quan hệ tương duyên, đó gọi là Ni tòng Tăng, nhưng để Ni tôn kính, Tăng cũng phải không ngừng tinh tấn, vậy là cả Tăng và Ni đều phải tinh tấn. Vì thế, Phật giáo mới là tấm gương sáng giúp cho xã hội noi theo mà phát triển.

Bài liên quan

Bát kỉnh pháp là phương thức phòng ngừa giúp người nữ xuất gia không đi ra ngoài chánh tín bởi luôn tuân thủ khuôn phép nghiêm ngặt. Bát kỉnh pháp là phương thức hữu hiệu giúp người nữ xuất gia an toàn trong tu tập theo chính tín, khi Sư Ni tôn trọng Bát kỉnh pháp, Sư Tăng phải giữ khuôn phép và không ngừng tinh tấn xứng đáng để Sư Ni kính trọng. Trong thực tế, khi một số vị lợi dụng Bát kỉnh pháp bắt Ni phải lệ thuộc, việc làm đó là không đúng đạo Phật (đó chỉ là cá biệt). Việc làm đó, Phật giáo không ủng hộ và người tu theo Phật giáo cần nhận thức rõ để có ứng xử cho đúng. Ni tòng Tăng, câu nói nôm na nhưng là cả một trời công đức khi Tăng thật sự là chỗ dựa tin tưởng vững chãi cho Ni trên đường tu học, Tăng biết có lời nhắc nhở Ni về điểm dừng đúng lúc, khuyến tấn tăng trưởng tâm Bồ đề kiên cố khi chướng duyên,… Trong quan hệ tương duyên, đó gọi là Ni tòng Tăng, nhưng để Ni tôn kính, Tăng cũng phải không ngừng tinh tấn, vậy là cả Tăng và Ni đều phải tinh tấn. Vì thế, Phật giáo mới là tấm gương sáng giúp cho xã hội noi theo mà phát triển.

Quay trở lại câu hỏi: “Ai đưa ra Bát kỉnh pháp?” Thiết nghĩ, người hiểu biết đã tự tìm được câu trả lời. Bởi người đưa ra Bát kỉnh pháp phải là người rất hiểu, rất tôn trọng và rất thương phụ nữ xuất gia mới chế ra được Bát kỉnh pháp. Và câu hỏi: “Bát kỉnh pháp có làm khổ phụ nữ xuất gia, có hạ thấp phụ nữ xuất gia không?”, cũng được trả lời, bởi khi đã tự giác, tự nguyện mang theo tín nguyện phòng thân, hộ tâm để an toàn cho cuộc sống tu hành, có gì là mệt nhọc.

"Mong sao trong Phật giáo, mỗi vị Tăng, Ni tự nhận thấy vị thế của mình, xã hội cũng hiểu đúng về quan hệ trong Phật giáo, để mỗi người làm đúng vị thế, bổn phận, đoàn kết tương kính nhau để thực hiện trang nghiêm Giáo hội, làm cho nội lực Giáo hội không ngừng tăng để Phật giáo thực sự là tôn giáo điển hình như xã hội hằng kính ngưỡng, tôn vinh."

Bài liên quan

Điều này đã được Hòa thượng Thích Minh Thông đề cập: “Rõ ràng trong thiên tánh người nữ đã không thể so sánh với người nam, mặc dù khả năng tiến bộ và thành tựu mục tiêu Niết bàn ngang nhau. Nhưng làm sao để người nữ luôn khắc ghi sâu vào lòng bài học tự mình uốn nắn tâm tánh, diệt trừ bản ngã mãnh liệt để thành đạt mục tiêu tối hậu là một công trình vĩ đại, thành trì phải được bảo vệ kiên cố hơn người nam tiến tu gấp nhiều lần. Làm sao để người nữ xuất gia luôn thấy rằng việc thành lập cho Giáo hội Tỳ kheo Ni sở dĩ thành tựu là từ sự có mặt vững chãi trước đó khoảng 20 năm của Giáo hội Tỳ kheo (Căn bản tạp sự - Q.37, Kinh Trường A Hàm) làm điểm tựa.”

Câu trả lời của các bậc Cao Tăng, nhất là của Hòa thượng Đệ tam Pháp chủ, dù không đi vào trực tiếp, nhưng đã gián tiếp chỉ rõ những điều căn cốt về lợi ích của Bát kỉnh pháp. Mong sao qua một số ý trên của các bậc Tôn túc nói về sự cần thiết của Bát kỉnh pháp, tôi nghe và chép lại, nhưng do hiểu biết sơ cơ nên khó có thể diễn đạt đầy đủ, xin quý vị niệm tình hoan hỉ. Mong sao trong Phật giáo, mỗi vị Tăng, Ni tự nhận thấy vị thế của mình, xã hội cũng hiểu đúng về quan hệ trong Phật giáo, để mỗi người làm đúng vị thế, bổn phận, đoàn kết tương kính nhau để thực hiện trang nghiêm Giáo hội, làm cho nội lực Giáo hội không ngừng tăng để Phật giáo thực sự là tôn giáo điển hình như xã hội hằng kính ngưỡng, tôn vinh.

Bùi Hữu Dược

Vụ trưởng Vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hiểu về tâm hỷ

Kiến thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Vãng sinh Tịnh độ Thần chú

Kiến thức 10:29 19/04/2024

Nam mô a di đa bà dạ, Đa tha già đa dạ, Đa địa dạ tha, A di rị đô bà tỳ, A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế, A di rị đa, tỳ ca lan đa, Già di nị, già già na, Chỉ đa ca lệ, Ta bà ha.

Tương tợ Tỳ-kheo

Kiến thức 10:00 19/04/2024

Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài. Một con lừa trà trộn vào đàn trâu, đi theo đàn trâu, tự xưng là trâu, nghĩ rằng là trâu nhưng kỳ thực chẳng có gì nơi con lừa kia giống với trâu cả, là hình ảnh minh họa cho tương tợ Tỳ-kheo.

Nghiệp chuyển lên và chuyển xuống

Kiến thức 09:00 19/04/2024

Nghiệp lực có thể đưa xuống được không? Nói cách khác, người ta có thể tái sinh vào cảnh thú không? Câu trả lời của người Phật tử là “Có thể” không được tất cả mọi người chấp nhận, vì Phật Giáo xác nhận rằng sự kiện ấy có thể xảy ra.

Xem thêm