Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 01/10/2019, 16:56 PM

Khi phụ nữ là thủ lĩnh xây cầu nhân ái

Nhiều du khách đến với đất sen hồng Đồng Tháp hôm nay đã có cùng nhận xét: “Nông thôn ở đây bây giờ có quá nhiều con đường đẹp, quá nhiều những chiếc cầu kiên cố, tất cả đã làm thay đổi rõ nét đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân bản xứ.”

>>Gieo mầm thiện

Bí thư tỉnh ủy Lê Minh Hoan xúc động nói: “Có được kết quả đó phải kể đến sự đóng góp to lớn của Hội Khoa Học Kỹ Thuật Cầu Đường (KHKTCĐ) các cấp. Trong đó có rất nhiều nữ thủ lĩnh. Họ làm vì cái tâm nhân ái rất đáng khâm phục.”

Bài liên quan

Hơn 5 năm thành lập (từ năm 2013 đến nay), các cấp hội đã huy động từ các mạnh thường quân và nhân dân trên 225 tỷ đồng; gần 192.000 ngày công lao động (quy đổi bằng tiền trên 28 tỷ đồng); người dân đã hiến trên 190.000 mét vuông đất để thi công các công trình phúc lợi dân sinh...Tất cả đã làm nên 752 cây cầu bê tông cốt thép, gần 450 km đường GTNT sạch, đẹp, an toàn, góp phần  xóa hình tượng “Qua sông thì phải lụy đò”; “nắng bụi, mưa bùn”.

Em Trương Hoàng Minh, ngụ xã Tân Phú Đông, huyện Châu Thành vui vẻ kể: “Hồi trước chưa có cầu, tụi con phải đợi nước ròng mới dám lội sông để tới trường, nhiều bữa nước lớn đầy không dám lội nên trễ học hoài. Có khi rớt hết cặp sách xuống sông. Giờ có cầu thì đi học ngon lắm. Tụi con đứa nào cũng sắm xe đạp chạy vù vù qua cầu. Vui lắm”.

Bà Tống Thanh Mai

Bà Tống Thanh Mai

Chỉ tay vào chiếc cầu mới bắc dài hơn 80 mét ngang sông, ông Trần Văn Thống 80 tuổi, ngụ xã Tân Thành, huyện Lai Vung phấn khởi nói: “Hồi đó hổng có cầu, ai có bệnh nặng gặp nước “ròng” là chết chắc. Bây giờ có cầu “ bự chảng”. Chỉ cần một cuốc điện “ thoại” là “Ta xi” vô tới nhà. Cạnh đó, mấy ông lái buôn hết ép giá trái cây với lý do không có đường vận chuyển”.  Ông cười rất vui.

Bài liên quan

Bác sĩ Tống Thanh Mai, 70 tuổi hiện là nữ chủ tịch HKHKTCĐ TP Sa Đéc cho biết: “Làm từ thiện vì nhân dân thì ai cũng làm được nếu có tấm lòng. Tất nhiên mình cũng cần nắm bắt các yếu tố cơ bản về chuyên môn thì công việc sẽ trôi chảy và chất lượng hơn. Muốn làm cầu nông thôn thì phải hiểu về kết cấu, cách thi công thì mới tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Từ đó tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu các tư liệu có liên quan. Giờ thì rành rẽ rồi đó nghe”. Cô cười rất duyên.

Thấy chúng tôi bán tín bán nghi về câu chuyện nữ bác sĩ về hưu này, ông Nguyễn Văn Tấn, chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh ( CCB) phường An Hòa, TP Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp quả quyết: “ Chị này nghỉ hưu rồi mà đâu có ở yên bởi cứ lặn lội đi vận động xây cầu, bồi lộ. Tới thời điểm này, chị và đội quân tình nguyện đã xây trên 135 cây cầu rồi, cây nào ít nhất cũng 120 triệu, cây nhiều nhất xấp xỉ 400 triệu. Sơ bộ trên 30 tỷ đồng rồi”. 

Đương nhiệm là Phó chủ tịch HKHKTCĐ huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) bà Trần Thị Nhành, 64 tuổi đang là “ chim đầu đàn” trong phong trào vận động xây dựng cầu đường nông thôn của tỉnh Đồng Tháp nói chung, huyện Tháp Mười nói riêng. Tính từ năm 2003 đến nay, bà Nhành đã vận động bắt mới trên 120 cây cầu nông thôn kiên cố với tổng trị giá xấp xỉ trên 40 tỷ đồng. Một con số rất đáng trân trọng. 

Bà Trần Thị Nhành

Bà Trần Thị Nhành

BS Trương Thị Tuyết Hồng, giám đốc TTYT huyện Tháp Mười cho biết: “ Tuy là nữ giới nhưng chị Nhành rất giỏi chuyên môn xây dựng cầu đường. Hiện nay chị đang quản lý cùng lúc 2 đội xây cầu từ thiện số 1 và 2 của huyện và đang đương nhiệm chức danh phó chủ tịch HKHKTCĐ huyện. Cạnh đó chị rất có uy tín trong vận động quần chúng, từ đó bản thân tôi và nhiều người khác luôn sát cánh bên chị trong các phong trào phúc lợi, thiện nguyện”.

Bài liên quan

Theo chân bà Nhành, chúng tôi tận mắt chứng kiến quá nhiều cây cầu nông thôn kiên cố đã đựng hình thành từ sự vận động của bà, đó là chưa kể đến việc giám sát kỹ thuật rất chặt chẽ để không lãng phí thời gian, kinh phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công.

Bà Nhành kể về một kỷ niệm không thể nào quên khi tham gia chương trình truyền hình Đồng Tháp với tên gọi “Hương Sen Đồng Tháp” năm 2018. “Tui làm từ thiện thì quen rồi, làm cầu đường giao thông nông thôn cũng quá thường tình. Chuyện đơn giản mà. Vậy mà người ta mời mình lên truyền hình để biểu dương, mắc cỡ muốn chết bởi mình có làm gì to tát đâu”.

Biệt đội xây cầu 8 Mai đang thi công

Biệt đội xây cầu 8 Mai đang thi công

Nhiều và rất nhiều câu chuyện về các nữ thủ lĩnh "biệt đội xây cầu” nhân ái trên đất Sen Hồng. Họ những người phụ nữ bình thường nhưng cũng rất phi thường khi đã góp phần lớn lao hình thành hàng trăm cây cầu GTNT kiên cố, tạo sự phát triển chung cho quê hương trên nhiều lĩnh vực với tấm lòng thánh thiện, sáng trong.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bệnh nhân đột quỵ chết não hiến tạng cứu 4 người

Gieo mầm thiện 23:05 28/10/2024

Sau 9 ngày các bác sĩ nỗ lực điều trị, bệnh nhân 36 tuổi vẫn không qua khỏi do xuất huyết não nặng, gia đình hiến tạng anh cứu 4 người.

Cảm phục với bếp cơm chay miễn phí của vợ chồng U.90

Gieo mầm thiện 16:00 27/10/2024

Gần 3 năm nay, trên đường Nguyễn Văn Đậu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) xuất hiện một quán cơm chay miễn phí đặc biệt, chủ quán cơm là vợ chồng người miền Tây đã ở cái tuổi xưa nay hiếm với đôi lưng đã còng. 

5 học sinh dũng cảm lao xuống dòng nước chảy xiết cứu sống 2 em nhỏ

Gieo mầm thiện 12:00 25/10/2024

Trước dòng nước chảy xiết, 5 học sinh dũng cảm tại một huyện miền núi Quảng Bình đã cứu sống được 2 em nhỏ đang bị nước cuốn.

Xuyên đêm lấy tạng từ người chết não để hồi sinh cho 4 cuộc đời

Gieo mầm thiện 15:50 24/10/2024

Rạng sáng 24/10, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ phẫu thuật lấy tạng từ người hiến sau khi chết não, ghép 2 thận cho 2 bệnh nhân suy thận. Tim và gan được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để ghép cho 2 người bệnh khác, đánh dấu thành công trong việc tận dụng tạng hiến để cứu sống nhiều bệnh nhân.

Xem thêm