Thứ sáu, 16/08/2019, 08:07 AM

Sự hình thành tăng đoàn Phật giáo

Sự thành lập Tăng đoàn Phật giáo là đóng góp lớn lao của Đức Phật làm thay đổi hệ tư tưởng triết học Ấn Độ thời bấy giờ và là tiếng vang lớn trong xã hội mở ra cái nhìn mới mẻ về con người và cuộc đời.

>>Kiến thức Phật giáo

Theo “Đại Phẩm” trong Luật Tạng ghi rằng, sau khi đức Phật thành đạo, đức Phật đã thuyết bài pháp đầu tiên cho 5 Tỳ kheo ở vườn Lộc uyển. Các vị Tỳ kheo này đều tin tưởng thọ học và trở thành đệ tử của Ngài. Đây chính là giai đoạn thành lập giáo đoàn đầu tiên trong Phật giáo, ngoài ra, đức Phật khuyên dạy 60 vị đệ tử của mình rằng: “Các thầy đã giải thoát khỏi mọi trói buộc, hãy du hành vì lợi ích cho tất cả chúng sinh.” Đây là dấu hiệu quy định đơn giản cho phương thức sinh hoạt của giáo đoàn Phật giáo vào thời kỳ đầu.

Sau khi đức Phật thành đạo, đức Phật đã thuyết bài pháp đầu tiên cho 5 Tỳ kheo ở vườn Lộc uyển. Nguồn ảnh: Internet

Sau khi đức Phật thành đạo, đức Phật đã thuyết bài pháp đầu tiên cho 5 Tỳ kheo ở vườn Lộc uyển. Nguồn ảnh: Internet

Quy định về đời sống du hành của Tỳ kheo như thế này không phải chỉ riêng Phật giáo mới có. Theo “Kinh Sa môn quả”, các vị Lục sư ngoại đạo đều là những người lãnh đạo quần chúng (saṁghin), cũng là người lãnh đạo của tập thể hành đạo (gaṇin), là bậc đạo sư của tập thể hành đạo (gaṇācariya). Họ đều là những bậc tri thức uyên bác, danh giá cao quí, là hạng người thủy tổ, được mọi người tôn sùng, họ đều là những vị xuất gia lâu năm, những bậc trưởng thượng dày dạn kinh nghiệm. Như vậy, đoàn thể tu tập do các vị Sa môn lãnh đạo, cũng là một Tăng già (saṁgha) hay đoàn thể hành đạo (gaṇa), tuy nhiên ý nghĩa của từ này trong cách dùng của xã hội học, chính trị học là một “tập đoàn sinh hoạt”. Do đó, điều này mang nghĩa là qui y nương tựa vào những vị du hành giả là những người nói pháp làm bậc đạo sư, hình thành một đoàn thể.

Đức Phật khuyên dạy 60 vị đệ tử của mình rằng: “Các thầy đã giải thoát khỏi mọi trói buộc, hãy du hành vì lợi ích cho tất cả chúng sinh.” Đây là dấu hiệu quy định đơn giản cho phương thức sinh hoạt của giáo đoàn Phật giáo vào thời kỳ đầu. Nguồn ảnh: Internet

Đức Phật khuyên dạy 60 vị đệ tử của mình rằng: “Các thầy đã giải thoát khỏi mọi trói buộc, hãy du hành vì lợi ích cho tất cả chúng sinh.” Đây là dấu hiệu quy định đơn giản cho phương thức sinh hoạt của giáo đoàn Phật giáo vào thời kỳ đầu. Nguồn ảnh: Internet

Vào thời kỳ đầu, các vị Sa môn theo Phật giáo được gọi là “Sa môn Thích Tử” (Sakyaputtiya Samaṇa), giáo pháp của đạo Phật gọi là giáo pháp của Thích Tử (Sakyaputtiya Dhamma), như vậy ở thời kỳ này Phật giáo cũng được xem như là một phái của những người sống đời sống du hành. Tuy nhiên, Phật giáo thời kỳ đầu chưa có khuynh hướng phân phái, chỉ lấy việc tu tập hoằng hóa giáo pháp làm mục đích. Sự giác ngộ của đức Phật được gọi là Chánh-đẳng-giác (Sammā Sambuddha), sau khi Phật nhập diệt, giáo đoàn Phật giáo không đề cử người lãnh đạo, lấy quan điểm nương tựa chính mình, nương tựa chánh pháp làm mục tiêu.

Sau khi Phật nhập diệt, giáo đoàn Phật giáo không đề cử người lãnh đạo, lấy quan điểm nương tựa chính mình, nương tựa chánh pháp làm mục tiêu.

Sau khi Phật nhập diệt, giáo đoàn Phật giáo không đề cử người lãnh đạo, lấy quan điểm nương tựa chính mình, nương tựa chánh pháp làm mục tiêu.

Như vậy, do mục đích phổ biến chánh pháp mà hình thành các đoàn thể “Tăng già” ở các nơi, sự phát triển này dần dần về sau hình thành quan niệm “tứ phương Tăng già chế độ”, cộng đồng sinh hoạt này phát triển từ một đoàn thể Tăng già nhỏ thời Phật giáo nguyên thủy, nhưng cho dù đoàn thể Tăng lữ nào trong Phật giáo tất cả đều lấy đức Phật và giáo pháp của ngài làm mục đích.

Trích: Khái Luận Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ. Người dịch: Thích Hạnh Bình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Xem thêm