Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 13/08/2019, 14:05 PM

Giới luật: Nguồn sinh lực của Tăng đoàn

Sự thanh tịnh, hòa hợp trong Tăng đoàn và giữ gìn bản thể Tỳ kheo không bị người thế tục chê bai là một việc rất khó, cần sự cố gắng và đoàn kết của cả Tăng đoàn. Đặc biệt để không gây mất niềm tin với Tam bảo của tín đồ, Phật tử, Đức Phật đã tuyên bày giới luật.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Tăng đoàn Phật

Tăng đoàn Phật

Giới luật giúp dứt trừ nghiệp duyên, nghiêm cẩn giữ giới pháp thì sẽ được thụ hưởng phúc lành không chỉ ở vị lai mà ngay trong đời sống hiện tại, sẽ an vui, thân tâm luôn thanh thản.

Kinh Trường Bộ có nêu ra 5 lợi ích của việc giữ gìn giới luật như sau:

“- Người có giới đức sẽ hưởng được gia tài, pháp bảo nhờ tinh tấn.

- Người có giới đức được tiếng tốt đồn xa.

- Người có giới đức không sợ hãi rụt rè khi đến các hội chúng đông đúc.

- Người có giới đức khi chết tâm không rối loạn.

- Người có giới đức sau khi mạng chung được sinh về thiện thú, thiên giới”.

Đức Phật thiết lập giới luật không ngoài mục đích muốn cho chúng đệ tử thanh tịnh và trang nghiêm, hòa hợp Tăng đoàn.

Đức Phật dạy: “Các thầy Tỳ kheo, sau khi Như Lai diệt độ, các thầy phải trân trọng, tôn kính tịnh giới, như người mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu Như Lai có ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy” (Kinh Di Giáo-Trí Quang dịch).

Đức Phật dạy: “Các thầy Tỳ kheo, sau khi Như Lai diệt độ, các thầy phải trân trọng, tôn kính tịnh giới, như người mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu Như Lai có ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy” (Kinh Di Giáo-Trí Quang dịch).

Luật Ma Ha Tăng Kỳ, tập I, Phật bảo Xá Lợi Phất: “Có 10 việc lợi ích nên chư Phật Như Lai vì đệ tử chế giới. Mười việc lợi ích đó là:

- Vì nhiếp phục Tăng chúng.

- Vì nhằm triệt để nhiếp phục Tăng chúng.

- Vì muốn cho Tăng chúng an lạc.

- Vì để nhiếp phục những người không biết hổ thẹn.

- Vì để cho những người biết hổ thẹn cư trú yên ổn.

- Vì để cho những người không tin khiến họ tin tưởng.

- Vì để cho những người đã tin tăng thêm lòng tin.

- Vì muốn dứt hết pháp lậu hoặc ngay trong hiện tại.

- Vì để cho những lậu hoặc chưa sinh không thể sinh khởi.

- Vì muốn cho Chính pháp được tồn tại lâu dài.

Đối với hàng đệ tử xuất gia, giới luật rất cần thiết để thành tựu một Tỳ kheo thanh tịnh và giúp phát triển Tăng đoàn. Giới luật chính là nguồn sinh lực của Tăng đoàn, và là kim chỉ nam cho mọi sinh hoạt Tăng đoàn.

Tăng đoàn hay Tăng già là một tổ chức chư vị Tăng, Ni thanh tịnh hòa hợp, là một trong ba ngôi báu biểu hiện sự tồn tại của Phật pháp, là người trực tiếp thay thế Đức Phật hoằng dương Phật pháo để làm lợi lạc chúng sinh. Do đó, khi trong Tăng chúng bắt đầu có sự lộn xộn, sự thanh tịnh trong chúng Tăng không còn được vẹn toàn, thì khi đó Đức Phật mới chế giới để ngăn chặn sự manh nha đó.

Sự lớn mạnh của Tăng đoàn là lấy giới luật làm nền tảng, kim chỉ nam.

Sự lớn mạnh của Tăng đoàn là lấy giới luật làm nền tảng, kim chỉ nam.

Bài liên quan

Với tinh thần “Tùy phạm tùy chế”, giới luật Phật giáo chủ yếu dựa vào sự tự nguyện của chư vị Tăng, Ni mà không hề ép buộc. Các hành giả sẽ tình nguyện vâng giữ giới pháp một cách nghiêm mật để chu toàn bản thể thanh tịnh và xây dựng Tăng đoàn mẫu mực, phát triển. Tự thân mỗi hành giả, nương vào giới luật để thúc liễm thân tâm, tận trừ, ngăn chặn nghiệp bất thiện. Nhờ đó mà thân tâm được an lạc,  đạo hạnh được tăng trưởng, đời sống không bị nhiễm ô uế, trần tục.

Một cá nhân giữ gìn giới luật, rồi từng cá nhân đó hợp lại thành một tập thể trang nghiêm thanh tịnh. Đây chính là điểm khác biệt của Tăng đoàn Phật giáo so với tổ chức của các hội chúng khác.

Tuy nhiên, yếu tố tạo nên thanh tịnh hòa hợp của chúng đệ tử Phật căn bản vẫn là sự nghiêm trì giới luật. Vì giới luật chính là nền tảng căn bản để giữ gìn và bảo hộ giới thể cho một Tỳ kheo tu học. Một vị Tăng, Ni không giữ giới, chắc chắn không thể tồn tại trong Tăng đoàn được.

Kinh Tăng Chi Bộ III, Đức Phật dạy rằng: “Biển cả không bao giờ dung chứa tử thi. Cũng vậy, nếu Tỳ kheo nào không giữ được hạnh thanh tịnh thì Tăng đoàn sẽ không sống chung với kẻ ấy, hãy nhanh chóng tụ họp lại loại kẻ ấy ra. Dù kẻ ấy có ngồi giữa Tăng chúng cũng xa rời Tăng chúng, và Tăng chúng cũng không bảo vệ được kẻ ấy”.

Đức Phật dạy: “Thừa Như Lai sứ, hành Như Lai sự”.

Đức Phật dạy: “Thừa Như Lai sứ, hành Như Lai sự”.

Bài liên quan

Trong xã hội ngày nay, do sự chi phối của hoàn cảnh xung quanh, chúng Tăng còn thiếu những môi trường tốt để nuôi dưỡng đời sống phạm hạnh và gìn giữ tâm căn. Chư vị Tăng Ni chính là quyết định thiết yếu cho sự thành bại trong đời sống tu học của bản thân. Đối với người xuất gia, việc vâng giữ giới luật là rất cần thiết. Cần thiết cho bản thân và cần thiết cho cả Tăng đoàn.

Nếu không có giới luật thì mỗi người sẽ hành động mỗi cách, nói năng mỗi kiểu thì làm sao xây dựng một Tăng đoàn gương mẫu để hoằng dương giáo pháp lợi lạc chúng sinh. Và nếu chúng. Đệ tử xuất gia không nghiêm trì giới luật thì sẽ không bao giờ sống được trong sự đoàn kết hòa hợp như cá với nước được. Một khi không hòa hợp, đoàn kết thì Tăng đoàn sẽ yếu đi, giá trị mô phạm của tập thể cũng không còn, không sớm thì muộn tổ chức Tăng đoàn sẽ bị tan rã.

Trong kinh Di Giáo, Đức Phật có nói: “Tất cả các ma vương ngoại đạo không ai có thể phá hoại được giáo pháp của ta, chỉ có đệ tử ta mới làm cho giáo pháp ta bị hủy diệt”.

Trong kinh Di Giáo, Đức Phật có nói: “Tất cả các ma vương ngoại đạo không ai có thể phá hoại được giáo pháp của ta, chỉ có đệ tử ta mới làm cho giáo pháp ta bị hủy diệt”.

Cho nên, giáo pháp của Đức Phật đòi hỏi sự nỗ lực của từng cá nhân. Sự chu toàn đạo đức của mỗi cá nhân sẽ tạo nên sự trang nghiêm cho đoàn thể. Mỗi vị Tăng, Ni sống đúng như Pháp, như Luật sẽ là nguồn năng lực vô biên cho sự lớn mạnh của Tăng đoàn. Và một khi Tăng đoàn đã thực sự thanh tịnh hòa hợp thì không một thế lực nào có thể lấn áp hay phá hoại được. Phật pháp nhờ đó mà ngày càng vững mạnh tỏa sáng, trường tồn.

Trong Kinh Phạm Võng có nhắc:

“Giới như đèn sáng lớn

Soi sáng đêm tối tăm

Giới như gương báu sáng

Chiếu rõ tất cả pháp”.

Kinh Di Giáo, trước khi nhập cõi Niết Bàn, Đức Phật đã ân cần dạy bảo: “Các thầy Tỳ kheo, sau khi Như Lai diệt độ, các thầy phải trân trọng, tôn kính tịnh giới, như người mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu Như Lai có ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy” (Trí Quang dịch).

Chúng Tăng phải luôn luôn thúc liễm thân tâm, giữ gìn giới luật như hơi thở của chính mình.

Chúng Tăng phải luôn luôn thúc liễm thân tâm, giữ gìn giới luật như hơi thở của chính mình.

Bài liên quan

Do đó, là đệ tử của Đức Phật mà coi thường giới luật sẽ mang tội rất lớn đối với Tam bảo. Vì những lợi ích thiết thực cho sự tu tập cũng như sự vững mạnh của Tăng đoàn mà Đức Phật đã ân cần dạy bảo và bày trao giới pháp. Những giới pháp ấy, 250 giới cho chúng Tăng, 348 giới cho chúng Ni, trải qua năm tháng, đến nay vẫn còn tồn tại.

Nếu như dửng dưng với những lời dạy ân cần của chư Phật, chư Tổ, của các bậc Trưởng thượng thì coi như đã quay lưng với hoài bão của bản thân. Nếu chúng Tăng, Ni coi thường giới pháp thì sẽ dẫn tới mạt pháp. Như trong kinh Di Giáo, Đức Phật có nói: “Tất cả các ma vương ngoại đạo không ai có thể phá hoại được giáo pháp của ta, chỉ có đệ tử ta mới làm cho giáo pháp ta bị hủy diệt”.

Là đệ tử Đức Phật, chúng Tăng phải luôn luôn thúc liễm thân tâm, giữ gìn giới luật như hơi thở của chính mình. Phải tôn kính giới luật vì giới luật là mạng mạch của Phật pháp. Giới luật còn là Phật pháp còn, Giới luật mất là Phật pháp mất. Vận mệnh của Phật pháp hoàn toàn tùy thuộc vào sự tồn vong của giới luật. Mà giới luật có được tồn tại lâu dài để làm hưng thịnh cho Tăng đoàn, đem lại lợi ích cho thế gian hay không là do ở chính đệ tử Phật, nhất là những người được xem là “Thừa Như Lai sứ, hành Như Lai sự” có thiết tha nghiêm trì giới luật hay không.

Nguồn: Giác Ngộ Online

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Xem thêm