Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 16/01/2016, 14:28 PM

Sự kết tập kinh điển Đại tiểu thừa Phật giáo

Sau khi Phật nhập Niết bàn bao lâu thì kinh điển Phật được kết tập? Cả kinh Đại thừa và Tiểu thừa cùng kết tập một lúc hay có trước sau?

Đáp: Các kinh Đại thừa Liễu nghĩa và kinh Tiểu thừa không kết tập một lượt, nay các nước Tiểu thừa không công nhận có Đại thừa. Năm 1974, tôi đi thăm Thái Lan hơn một tháng, gặp các sư Thái Lan và Tích Lan. Nước Tích Lan lấy Phật giáo làm quốc giáo, tất cả quan chức đều là Phật giáo đồ, nhưng không biết có Phật A Di Đà, luôn cả hiệu Phật cũng không biết? Lại nữa Tu sĩ các nước Tiểu thừa chỉ thọ giới Tỳ kheo, không thọ giới Bồ tát.

Trước kia, Phật thuyết pháp Tiểu thừa bằng tiếng Pali, tiếng Pali là tiếng địa phương, chỉ có âm, không có chữ! truyền đến Thái Lan thì dùng chữ Thái viết ra kinh Pali, truyền đến Tích Lan cũng vậy. Ngoài ra, nước Campuchia, Lào v.v ... đều dùng chữ của nước họ viết ra Kinh Pali. Còn Phật thuyết Đại thừa bằng Tiếng Phạn.

Chớ nói giữa kinh Đại thừa và Tiểu thừa có sự khác biệt, chỉ nói trong Kinh Tiểu thừa thôi cũng có khác. Lúc kết tập Tiểu thừa thì giống nhau, sau đó chia thành hai bộ, tức Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ; hai bộ đó lại chia thành 9 bộ phái và 11 bộ phái, thành ra Tiểu thừa có 20 bộ phái khác nhau, nhưng tất cả đều không thừa nhận có Đại thừa.
 
Cũng như nay ở Đại Học Vạn Hạnh Việt Nam, Hòa thượng Minh Châu dạy về pháp Tiểu thừa, lấy Kinh Pali làm Đại Tạng Kinh, trong đó không có kinh Đại Thừa. Còn trong Đại Tạng Kinh của Đại Thừa thì bao gồm cả Đại, Trung, Tiểu thừa.

Nay chỉ nói về ngày Đản sinh của Phật Thích Ca, cũng có mấy mươi thuyết khác nhau, đến gần đây, Hội Phật giáo thế giới họp tại Campuchia mới thống nhất ngày lễ Phật Đản vào 15 tháng 04 Ân lịch, còn ở Trung Quốc thì mùng 08 tháng 04 Âm lịch.

Về Phật lịch, tính theo Thiền tông thì năm nay là 3021 năm, còn theo Phật lịch Tiểu thừa là 2537 năm, chênh lệch cả mấy trăm năm.

Có phật tử hỏi tôi về Phật lịch, rốt cuộc là 2537 năm? Hoặc như Kinh Pháp Hoa nói là từ vi trần kiếp trước? Hoặc 3021 năm? Cái nào đúng? Tôi nói: Nói đúng thì tất cả đều đúng, hễ nói sai thì tất cả đều sai. Chính đức Phật đã nói là “Vô thỉ”, tức chẳng có sự bắt đầu, cũng là nghĩa vô sinh. Nếu có sự sinh khởi, tức phải có bắt đầu vốn là chẳng có sự sinh khởi làm sao có bắt đầu? Chẳng những con người không có sự bắt đầu, tất cả vũ trụ vạn vật đều không có lý bắt đầu.

Nhưng nay chúng ta thấy có sự sinh diệt rõ ràng, có sự bắt đầu rõ ràng, vậy cái bắt đầu đó từ đâu? Phật nói ấy là do bệnh nhặm mà thấy có hoa đốm trên không. Cũng trong Kinh Lăng Nghiêm, Phật nói với A Nan:

- Nay ngươi thấy có ngươi có ta, thấy núi sông đất đai, vũ trụ vạn vật, đều là bệnh đã thành từ vô thỉ, do tâm tạo mới có.

Sự thật chẳng phải là không có, chỉ là không có sự bắt đầu; không có sự sinh khởi chứ chẳng phải đoạn diệt hoàn toàn chẳng có gì cả.

Hỏi: Cách hành trì của Tiểu thừa, Trung thừa và Đại thừa như thế nào?


Đáp: Đại thừa gồm Tối thượng thừa, Tiểu thừa gồm Trung thừa. Có 5 thứ khác biệt:

1. Điểm xuất Phát chẳng đồng:


a. Tiểu thừa: Bắt nguồn từ nhân sinh quan đắm khổ, nghiệp cảm duyên khởi, nhàm chán phiền não mà cầu nơi thanh tịnh.

b. Đại thừa: Từ nhân sinh quan từ bi, chân như tỏa ra, lấy hóa tha tự tại làm chí nghiệp.

2. Hành vi chẳng đồng:


a. Tiểu thừa: Tự lợi tự độ, chỉ được giải thoát theo tiêu cực, tức là lấy đoạn dứt phiền não làm Niết bàn và mục tiêu cuối cùng.

b. Đại thừa: Tự độ độ tha, lấy hoạt động tích cực làm hành vi, đắc đại tự tại làm tư tưởng chung cuộc.

3. Cảnh giới chung đồng:

a.Tiều thừa: Ngừng nơi hiện tượng giới.

b. Đại thừa: Vào nơi thực tại giới.

4. Phương pháp chẳng đồng:


a. Tiểu thừa: Dứt lục căn, đoạn nhất niệm vô minh, vào nơi đoạn diệt, chủ nghĩa cấm dục.

b. Đại thừa: Phá vô thỉ vô minh, kiến Phật tánh, chủ nghĩa tự tại, chủ nghĩa thực tại (tức Chân Như), sắc tâm và pháp đều tồn tại vĩnh viễn.

5. Lý luận chẳng đồng:

a. Tiểu thừa: Tầm khảo sát ngưng nơi hiện tượng và cho rằng chủ khách thực tế tồn tại, là nhị nguyên luận. Ngoài ra dùng chủ nghĩa cảm giác phủ định những thực tại ngoài cảm giác.

b. Đại thừa: Siêu việt phạm vi nhận thức của bộ não,sự cùng tột của thực tại với hiện tượng giới chẳng khác, chủ khách như một, chân vọng hợp nhất, là nhất nguyên luận, là thực tại luận siêu việt Hình Nhi Thượng.

Triết học phương Tây chỉ có hai giai đoạn: Ngã chấp và pháp chấp, đều nằm trong phạm vi nhất niệm vô minh, tức tư duy và lý niệm. Nhưng tư duy và lý niệm đều là hóa thân của nhất niệm vô minh, cũng là tác dụng của bộ não.

Mục đích triết học phương Tây là nghiên cứu lý luận để tìm hiểu, nên chẳng chịu rời bỏ nhất niệm vô minh. Bởi vì nếu tiến vào phạm vi của vô thỉ vô minh thì cảm giác trống rỗng chẳng có lý luận để truy cứu, cũng chẳng có gì để tìm hiểu, hoàn toàn trái ngược với mục đích của họ.

Cho nên, xưa nay các nhà triết học phương Tây chưa ai từng đi vào cảnh giới vô thỉ vô minh, hễ chưa vào cảnh giới vô thỉ vô minh thì chẳng thể đột phá cái chấp không, cũng chẳng vào được tuyệt đối. Phá được cái chấp không là kiến tánh, đạt đến tự do tự tại vĩnh viễn.

Mục đích của nhà triết học phương Tây là truy lý cầu tri, còn mục đích tu trì Phật pháp là liễu thoát sanh tử; triết học phương Tây chú trọng lý luận, Phật pháp thì chú trọng thực tiễn, tức là từ nhất niệm vô minh tiến thẳng vào tuyệt đối vậy.

Hỏi: Ngũ thời bát giáo là gì?


Đáp: Ngũ giáo ở Trung Quốc có 5 hệ phái: Tố Sư thiền, Giáo môn, Tịnh Độ, Mật tông, Luật tông.

Phật thuyết pháp chia ra làm ba giáo thời:

- Giáo thời thứ nhất: Khi Phật mới thành đạo, vì muốn phá chấp của phàm phu và tà đạo, nên nói các pháp tứ đại ngũ uẩn để sáng tỏ không thật, gồm những bộ kinh Tứ A Hàm: Tăng Nhất A Hàm, Trường A Hàm, Trung A Hàm và Tạp A Hàm (Tiểu thừa).

- Giáo thời thứ hai: Phật vì phá chấp pháp của Tiểu thừa, nên thuyết tất cả pháp đều không thật, là những bộ Kinh Bát Nhã.

- Giáo thời thứ ba: Phật vì phá sự chấp có của Tiểu thừa, và phá chấp không của Đại thừa, nên thuyết pháp chẳng có chẳng không, để sáng tỏ nghĩa bất nhị của trung đạo, như những bộ Kinh Thâm Mật, Pháp Hoa ...

Đây là theo thời gian mà chia ra làm ba thời.

Còn 3 loại khác biệt:

- Giải thích các pháp có là đệ nhất thời.

- Giải thích các pháp không là đệ nhị thời.

- Giải thích giáo pháp trong đạo bất nhị là đệ tam thời.

Ba thời này không phải y theo thời gian, chẳng kể thời gian trước hay sau, mà chỉ phân theo nghĩa loại, gọi là 3 thời giáo.

Không có bát giáo, bát khổ thì có, từ tam khổ cho đến vô lượng khổ.

Hỏi: Có chỗ nói bát giáo là: Tạng Giáo, Thông Giáo, Biệt Giáo, Viên Giáo, Bí Mật Giáo, Tiệm Giáo, Đốn Giáo, Bất Định Giáo. Vậy những thứ này như thế nào?

Đáp: Những thứ này là do tông đó chia ra như vậy, chứ Phật Giáo không chia. Như trong Kinh Lăng Già có chia theo căn tính của chúng sinh, gồm có: Thinh Văn chủng tánh, Duyên Giác chủng tánh, Bồ Tát chủng tánh, Bất định chủng tánh, Ngoại đạo chủng tánh.

Vừa rồi nói giáo pháp tam thời do có nghĩa khác biệt mới chia làm tam thời theo thời gian, đó là người đời sau chia ra tổng quát, để các tông phái nào cũng đều thích hợp.

“Đốn, tiệm, biệt (thiên), viên”, những thứ này có thể còn có nghĩa, kỳ thật không có nghĩa để kiến lập. Kinh liễu nghĩa đều bao gồm “Đốn, tiệm, biệt, viên”, như năm quyển trước của Kinh Lăng Nghiêm tiếp người thượng căn, gần như pháp đốn; còn năm quyển sau tiếp người trung, hạ căn. Mà bao gồm hết gọi là viên, nghiêng về mê gọi là biệt, tiệm tu và đốn ngộ gọi là đốn tiệm. Bất cứ quyển kinh liễu nghĩa nào cũng bao gồm đầy đủ.

Tạng Pali của Tiểu thừa không có Đại thừa, mà lại không nhìn nhận có Đại thừa.

Kinh Hoa Nghiêm bao gồm lục tướng (Đồng, Dị, Tổng, Biệt, Thành, Hoại). Ở trong lục tướng chia ra làm 2: Sai biệt và bình đẳng. Tướng thành, tướng đồng và tổng tướng thuộc về bình đẳng; còn tướng biệt, tướng dị và tướng hoại thuộc về sai biệt.

Hỏi: “Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, Tối Thượng thừa”, lối chia này của người Tối Thượng thừa. Như vậy người Tiểu thừa có công nhận lối chia này không?

Đáp: Lối chia này không phải do Phật Thích Ca chia, mà là do người đời sau. Phật Thích Ca ban đầu thuyết liễu nghĩa, nhưng người nghe không chấp nhận được, nên phải thuyết bất liễu nghĩa, rồi mới thuyết liễu nghĩa.

Tam thừa giáo là đối tượng khác nhau, ban đầu phá chấp của phàm phu và tà đạo, thời thứ nhì phá chấp của Tiểu thừa, giáo thời thứ ba phá chấp Đại thừa.

Phật thuyết pháp là để khế hợp với căn cơ, chứ không phải có chia. Những việc này là những giai đoạn, Đại thừa không phải thật, vì Phật cũng phủ định Nên Phật nói: “Ta 49 năm thuyết pháp, chưa từng nói một chữ”.

Tất cả lời của Phật nói ra liền phủ định, những người dịch kinh chấp có pháp thật, là vì không hiểu căn bản Phật pháp, cũng có ý của mình xen vào.

Như tông Thiên Thai, đến Tổ thứ ba là Trí Giả đại sư mới hoàn thành đầy đủ giáo lý của tông Thiên Thai. Trí Giả đại sư ở trên núi Thiên Thai, nên người ta gọi là tông Thiên Thai. Tông Hoa Nghiêm cũng vậy, đến đời Hiền Thủ đại sư mới hoàn thành giáo lý của tông Hoa Nghiêm, vì Tổ thứ ba tông Hoa Nghiêm là Hiền Thủ, nên người ta gọi là tông Hiền Thủ.

Tông Thiên Thai căn cứ Kinh Pháp Hoa để tu , cũng gọi là Pháp Hoa Tông. Tông Hiền Thủ căn cứ Kinh Hoa Nghiêm, cũng gọi là Hoa Nghiêm tông, đều là kinh liễu nghĩa. Nói về giáo lý đầy đủ phong phú, thì Kinh Hoa Nghiêm hơn Kinh Pháp Hoa.

Hỏi: Thế nào là Tiểu thừa thiền, Trung thừa thiền, Đại thừa thiền và Tổ sư Thiền ?


Đáp: Tôi thì chuyên hoằng dương Tổ sư Thiền, đối với các phái thiền khác không có nghiên cứu, nhưng cũng có thể nói sơ lược theo sự hiểu biết của tôi.

Nói tam thừa là Thinh Văn thừa (Tiểu thừa), Duyên Giác thừa (Trung thừa) và Bồ Tát thừa (Đại thừa), còn ngài Lục Tổ nói pháp Tham Thiền là Tối Thượng thừa.

* Thinh văn thừa: Dùng Tứ Thánh Đế: Khổ, tập, diệt, đạo làm căn bản để thực hành. Khổ là do vọng tâm sanh ra, nay tu đạo (Ngũ đình tâm quán), hễ chứng đến Niết bàn của Tiểu thừa là quả A La Hán. Ngũ đình tâm quán gồm năm thứ quán tưởng: Sổ tức quán, Bất tịnh quán, Nhân duyên quán, Từ bi quán, và Lục thức quán.

Tùy theo sự thích hợp của mỗi người; ví như người ấy quý trọng thân mình thì thích hợp tu Bất tịnh quán để khởi quán thành chán nản tấm thân này, người có tâm hay tán loạn thì thích hợp tu Sổ tức quán v.v... Thinh Văn Thừa cần ba mươi bảy phẩm trợ đạo để phá ngã chấp. Chánh Pháp là luôn luôn phải phá ngã chấp mới có thể chứng quả.

* Duyên giác thừa:
Dùng thiền quán thập nhị nhân duyên làm căn bản để tu, bắt đầu từ vô minh, đến thứ mười hai là lão tử; bởi do vô minh có hành nên biến đổi hoài, hành thì do thức phân biệt, diễn biến tiếp tục, đến sinh và lão tử. Quán vô minh diệt rồi thì hành diệt, thức diệt... cho đến sanh diệt rồi lão tử cũng diệt, chứng quả Bích Chi Phật.

Bồ tát thừa: Cũng gọi là Đại thừa, thông thường gọi là Như lai Thiền. Ở Trung Quốc, Đại thừa chỉ có tám tông, về Như Lai Thiền có bốn tông:

1/ Tông Thiên Thai: Căn cứ theo Kinh Pháp Hoa, cũng gọi là Pháp Hoa Tông. Thiền của Tông Thiên Thai gọi là Chỉ Quán Thiển, gồm tam chỉ tam quán: Tam Chỉ gồm :

a/ Hệ Duyên Chỉ: Vọng tâm của mình như khỉ vượn hoạt động chẳng ngừng, đem buộc lại chỗ đơn-điền (dưới rốn).

b/ Tùy Duyên Đối Cảnh Chỉ: Ví như đang ăn cơm thì tự nghĩ “Mình có tư cách gì để ăn cơm?”, mặc áo thì ngĩ “mình có tư cách gì để mặc áo” v.v...

c/ Thể Chơn Chỉ: Chơn là chân thật chẳng hư vọng, tự tánh mình vốn chẳng hư vọng chẳng đối đãi, chẳng có đủ thứ phân biệt, do vọng tâm sai khiến nên có đủ thứ đối đãi phân biệt, nay thể cứu cái chân thật thì không lọt vào đối đãi, tứ cú v.v...

Tam quán gồm: Không, Giả, Trung. Tức quán vũ trụ vạn vật đều là giả tạo, bản tánh vốn không. Nhưng cái giả là có, cái không là không, cũng còn đối đãi, nên phải quán trung đạo. Hễ chẳng có đối đãi thì làm gì có trung đạo? Nên cuối cùng trung đạo cũng phải quét.

Thường thường gọi chỉ là định, quán là huệ, nói thì có tam chỉ tam quán, nhưng sự thật chẳng có phân chia trước sau, là đồng thời, chẳng được nghiêng về định hoặc huệ, định huệ đồng thời, định huệ phải bằng nhau. Hễ tâm tán loạn thì phải chỉ, hễ tâm hay hôn trầm thì phải quán vậy.

2/Tông Hiền Thủ: Căn cứ theo Kinh Hoa Nghiêm, cũng gọi là Hoa Nghiêm Tông. Thiền quán là Pháp Giới Quán, có bốn giai đoạn gồm: Lý pháp giới, Sự pháp giới, Lý sự vô ngại pháp giới, Sự sự vô ngại pháp giới.

Khi quán thành được chứng quả “Nhất chơn pháp giới”.

Lý pháp giới và Sự pháp giới: Ví như căn nhà được hình thành bởi cây, gạch, ngói, sắt v.v... mỗi thứ dù riêng biệt, nhưng có cái lý là làm thành căn nhà; nhân công, các vật liệu gạch, ngói, cây, sắt v.v.. để làm nên căn nhà ấy là sự. Hễ có lý mà không có sự cũng chẳng thành căn nhà, hễ có sự mà không có lý cũng chẳng thành.

- Lý sự vô ngại pháp giới: Nay đã thành căn nhà rồi thì cây cũng là nhà, ngói cũng là nhà, đã dung hòa thành căn nhà rồi thì tất cả đều có thể gọi là nhà. Mặc dù như vậy, nhưng ngói là ngói, cây là cây, gạch là gạch, mọi cái vẫn còn khác nhau mà dung hợp lại, thứ nào cũng là một bộ phận của căn nhà, ấy gọi là lý sự vô ngại.

- Sự sự vô ngại pháp giới: Căn nhà đã cất xong, con người dọn vào ở, có cửa ra vào, trời nắng trời mưa chẳng có chướng ngại, gọi là sự sự vô ngại.

3/ Tam Luận Tông: Căn cứ theo ba thứ luận của Tổ Sư ấy là Bá Luận, Thập Nhị Môn Luận, Trung Quán Luận, về thiền quán là Tách Không Quán.

4/ Duy Thức Tông: Cũng gọi là Từ Ân Tông, thiền quán là Tứ Tầm Tu Quán.

Trên đây chỉ nói sơ qua các tông phái, mỗi tông phái đều có pháp thiền riêng biệt. Thật ra thì các tông phái nói trên, như pháp sư của tông Thiên Thai cũng ít người tu Chỉ Quán. Thời gần đây, đệ tử của Pháp sư Đế Nhàn là ngài Đàm Hư, đều nói “Giáo lý thì diễn Thiên Thai, thực hành thì qui Tịnh Độ”, các pháp sư tông Hiền Thủ cũng vậy.

Vì Chỉ Quán thiền từ đời Trí Giả Đại sư được chứng nhưng chứng chưa cứu cánh, lúc Trí Giả Đại sư gần tịch, có người hỏi ngài chứng tới đâu thì Ngài trả lời rằng chỉ chứng được năm phẩm, sau này ít nghe có ai được chứng nữa. Pháp Giới Quán lại càng ít hơn. Bốn tông Đại thừa này nếu chứng đến cùng tột là Như Lai Thiền.

Theo Kinh Lăng Nghiêm, Như Lai Thiền cũng có năm mươi bảy cấp bậc.

Tổ Sư Thiền: Cũng gọi Đạt Ma Thiền, là do Tổ Sư từng đời truyền xuống. Đức Phật Thích Ca thuyết pháp 49 năm, tự nói chẳng từng thuyết một chữ, vì 49 năm thuyết pháp là bất đắc dĩ, chẳng phải bản tâm. Đến sau cùng đưa lên một cành hoa sen, trong hàng ngũ hàng triệu chư Thiên cõi trời, người, chỉ có một mình ngài Ma Ha Ca Diếp được ngộ, mới truyền thừa pháp môn Tổ Sư Thiền này. Ngài Ma Ha Ca Diếp là Sơ Tổ, truyền cho A Nan là Nhị Tổ, đến Tổ thứ 28 là ngài Đạt Ma truyền sang Trung Quốc, nên cũng gọi là Đạt Ma Thiền. Còn về cách thực hành tham tổ Sư Thiền thì tôi đã giải thích nhiều lần rồi vậy.

Hỏi: Tổ Sư thiền có câu thoại đầu làm phương tiện, tông Hiền Thủ có kinh Hoa Nghiêm để tu, vậy nên bỏ và lấy cái nào? Cái nào hơn?

Đáp: Chẳng có bỏ và lấy cái nào cả, cũng chẳng có cái nào hơn cái nào. Pháp thiền của tông Hoa Nghiêm gọi là Pháp Giới Quán Thiền, chia làm 4 loại: -Lý pháp giới -Sự pháp giới -Lý sự vô ngại pháp giới - Sự sự vô ngại pháp giới.

Sau 49 năm thuyết pháp, trong hội Linh Sơn, Đức Phật đưa lên cành hoa, Ngài Ma Ha Ca Diếp mỉm cười, lúc đó Thiền tông ra đời, còn gọi là pháp thiền trực tiếp, cũng gọi pháp Tổ Sư thiền.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma đem Tổ Sư thiền qua Trung Quốc truyền cho Huệ Khả ... sau Lục Tổ Huệ Năng mới có năm phái thiền, đều là Tổ Sư thiền, nhưng mỗi gia phong có khác, mà ngộ đạo thì không khác. Như Lâm Tế dạy người tham học, vô cửa liền hét, Đức Sơn vô cửa liền đánh, với mục đích niêm hoa thị chúng của Phật và gia phong của chư Tổ đều không khác.

Hỏi: Thế nào là Phật giáo, Phật pháp, Phật học ?


Đáp: Phật giáo là giáo lý của Phật, Phật pháp là pháp thực hành giáo lý của Phật, để đưa mình đạt đến giải thoát tất cả khổ. Phật pháp mặc dù giúp cho sự giải thoát nhưng phải học, nên gọi Phật học.

Thiền sư Thích Duy Lực

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Vì sao khi phá thai, trách nhiệm nhân quả của người mẹ nặng hơn?

Hỏi - Đáp 09:00 13/11/2024

Hỏi: Xin hỏi về tội phá thai, vì sao tất cả tội lỗi đều đổ lên thân của người mẹ? Lẽ nào người làm cha không chịu chút nhân quả nào?

Người trẻ phải sống bằng trí tuệ trong tình yêu và hôn nhân

Hỏi - Đáp 14:50 12/11/2024

Hỏi: Con và chồng con kết hôn với nhau, cuộc sống lúc đầu rất hạnh phúc. Nhưng sau anh ấy lại ăn chơi sa đọa, đi bồ bịch ở bên ngoài. Làm sao con có thể đối diện với con người bạc tình bạc nghĩa như vậy?

Thay đổi tượng thờ có phạm tội bất kính?

Hỏi - Đáp 16:30 11/11/2024

Hỏi: Nhà tôi lâu nay thờ tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm, nhưng nay tôi muốn chuyển sang thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca, chẳng biết có được phép không? Có gì bất kính không? Và nếu thay được thì cách thức thế nào? Sau đó tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm phải làm sao?

Hiểu đúng về tội trộm cắp của thường trụ

Hỏi - Đáp 17:00 09/11/2024

Lúc còn nhỏ, vì dại dột không hiểu biết nên tôi đã lên chùa tạo các lỗi sau: Vì rất mê hoa sen nên tôi đã lấy cắp hoa sen dâng cúng trên bàn Phật. Lúc khác, nhân thấy hạt sen trong hồ sen của chùa đã khô, tôi liền khởi tâm lấy cắp mấy hạt sen này mang về nhà trồng...

Xem thêm