Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Kinh Địa Tạng Vương - Bộ kinh căn bản mang lại nhiều lợi ích, dễ thực hành

Nhiều gia đình lựa chọn tụng kinh Địa Tạng để cầu siêu cho người đã khuất; hay cầu nguyện cho thai nhi được mạnh khỏe,... Vậy thực hành tụng Kinh Địa Tạng thực sự có lợi ích như vậy?

Nguồn gốc kinh Địa Tạng

Sau khi sinh Thái tử Tất Đạt Đa bảy ngày thì Hoàng hậu Ma Da băng hà. Thần thức của hoàng hậu sinh về cung trời Đâu Suất, làm một vị chư Thiên còn Thái tử ở cõi trần là bậc vĩ nhân xuất chúng. Ngài xuất gia, tu hành đắc quả vị Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Sau khi thành đạo, Đức Phật đã đi hoằng Pháp độ khắp chúng sinh. Ngài đã độ cho thân phụ là vua cha Tịnh Phạn và dòng dõi hoàng tộc Thích Ca.

Bấy giờ, vào mùa an cư kiết hạ cuối cùng, trước khi nhập Niết bàn, Đức Phật lên cung Trời Đao Lợi, thỉnh thân mẫu từ cung Trời Đâu Suất sang, thuyết Pháp độ cho mẫu thân. Bộ kinh Ngài thuyết chính là bộ Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện. Nhờ nhân duyên đó nên bộ kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện được gọi là bộ kinh về hiếu đạo.

Có thể nói bộ kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện là bộ kinh căn bản để xây dựng đời sống đạo đức của người đệ tử Phật.

Lợi ích khi tụng kinh Địa Tạng

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn nguyện gồm có 13 phẩm

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn nguyện gồm có 13 phẩm

Trong kinh Địa Tạng (Phẩm 13), Đức Phật dạy: “Trong đời sau, người thiện nam cùng thiện nữ nào thấy hình tượng của Ngài Địa Tạng Bồ Tát và nghe kinh này, cho đến đọc tụng, dùng hương hoa, đồ ăn món uống, y phục, vật báu mà bố thí cúng dường ngợi khen chiêm lễ thời kẻ ấy được hai mươi tám điều lợi sau đây:

1. Các hàng Trời, Rồng thường hộ niệm.

2. Quả lành càng ngày càng thêm lớn.

3. Chứa nhóm nhơn vô thượng của Thánh.

4. Mãi không còn thối thất đạo Bồ Đề.

5. Đồ mặc món ăn dồi dào đầy đủ.

6. Những bệnh tật không đến nơi thân.

7. Khỏi những tai nạn về lửa và nước.

8. Không có bị hại về trộm cướp.

9. Người khác thấy đến sanh lòng cung kính.

10. Các hàng Quỷ Thần theo hộ trì.

11. Đời sau thân gái sẽ chuyển thành thân trai.

12. Đời sau sẽ làm con gái các hàng Vương Giả, Đại Thần.

13. Thân tướng xinh đẹp.

14. Phần nhiều được sanh về cõi trời.

15. Hoặc làm bậc vua chúa.

16. Có trí sáng biết rõ những việc trong những đời trước.

17. Có mong cầu chi cũng được toại ý.

18. Quyến thuộc an vui.

19. Các tai vạ bất ngờ đều dứt sạch.

20. Các nghiệp về ác đạo đều trừ hẳn.

21. Đi đến đâu cũng đều không bị sự trở ngại.

22. Đêm nằm chiêm bao an ổn vui vẻ.

23. Những người thân tộc đã chết nếu có tội thời được khỏi khổ.

24. Nếu về đời trước có phước thời được thọ sanh về cõi vui sướng.

25. Các bậc Thánh ngợi khen.

26. Căn tánh lanh lợi thông minh.

27. Giàu lòng từ mẫn.

28. Rốt ráo thành Phật.”

Đức Phật cũng dạy: “Lại vầy nữa, này Hư Không Tạng Bồ Tát! Như hàng Trời, Rồng, Quỷ, Thần ở hiện tại và vị lai nghe danh hiệu của Ngài Địa Tạng Bồ Tát, đảnh lễ hình tượng của Ngài Địa Tạng Bồ Tát, hoặc nghe các sự về bổn nguyện tu hành của Ngài Địa Tạng Bồ Tát mà ngợi khen chiêm lễ, thời sẽ đặng bảy điều lợi ích:

1. Mau chứng bậc Thánh.

2. Nghiệp ác tiêu diệt.

3. Chư Phật đến ủng hộ.

4. Không thối thất Bồ Đề.

5. Bổn lực được tăng trưởng.

6. Việc đời trước đều rõ biết.

7. Rốt ráo thành Phật.”

Bởi vậy, thực hành bộ kinh này sẽ giúp mang lại lợi ích tốt đẹp cho bản thân và tất cả mọi người.

Tụng kinh Địa Tạng có giúp người mất được siêu thoát?

Tụng kinh Địa Tạng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả người còn sống và đã mất. Xuyên suốt và trọng tâm của bộ Kinh Địa Tạng là tinh thần hiếu đạo và độ sinh. Bởi trong tông chỉ (mục đích xuyên suốt) của bộ Kinh Địa Tạng thể hiện qua tám chữ: Hiếu đạo, Độ sanh, Bạt khổ, Báo ân.

Thứ nhất, chữ “hiếu” là hiếu đạo của những người con đối với cha mẹ, không chỉ cha mẹ đời này, mà còn cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp. Bộ kinh dạy người con phải thực hiện như thế nào để báo hiếu, đền đáp công ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục.

Thứ hai là độ sanh. Nếu hành trì bộ kinh này sẽ độ được chúng sinh. “Độ” tức là độ cả người sống cũng như cả người chết. Cho nên trong các đàn lễ, khi người thực hành tụng kinh và phát nguyện hành trì theo kinh Địa Tạng thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, độ cho cả thế giới hữu hình và vô hình.

Thứ ba là bạt khổ. Bộ kinh có khả năng dứt trừ khổ não cho chúng sinh trong các cõi, giúp đạt được giác ngộ và giải thoát.

Cuối cùng là báo ân. Nếu đệ tử Phật tu tập nghiêm trì đúng kinh Địa Tạng chính là báo đền tứ trọng ân: ân Đức Phật, ân Thầy Tổ, ân cha mẹ, ân quốc gia xã tắc.

Phụ nữ mang bầu, sinh con có nên tụng kinh Địa Tạng?

Đức Phật dạy trong kinh Địa Tạng (Phẩm 6): “Trong cõi Diêm Phù Đề có hàng sát đế lợi (vua chúa), Bà-la-môn, trưởng giả, cư sĩ,... Nếu hàng người nào trong đó mà sinh con trai hoặc con gái, mới sinh con hoặc trai hoặc gái, thì trong 7 ngày nên vì đứa trẻ sớm mà tụng kinh Địa Tạng, niệm danh hiệu Địa Tạng Vương Bồ Tát một ngàn biến”.

Nếu đứa trẻ được như vậy, dù đời trước đứa trẻ có gây tội gì cũng được lợi ích, sống an ổn, dễ nuôi, sống lâu, thông minh, tài đức anh tài. Bởi vậy, khi phụ nữ mang bầu, sinh con nên tụng kinh Địa Tạng để những đứa trẻ sinh ra được tăng trưởng phước lành, có được nhiều lợi ích tốt đẹp.

Tuy nhiên, khi thực hành phải với tâm thanh tịnh, chí tâm chí thành tín kính Phật; chứ không phải tụng với tâm thế cho có. Đồng thời, chúng ta nên phát tâm làm phước, phóng sinh, bố thí, cúng dường thì sẽ có hiệu quả.

Trọn bộ kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện gồm ba quyển Thượng, Trung, Hạ với 13 phẩm. Dưới đây là trọn bộ kinh: Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta)

Kinh Phật 14:35 06/11/2024

Vài tháng sau khi giác ngộ, Ðức Phật giảng bài pháp nầy cho 1000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Ðức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn.

Kinh Thiên sứ

Kinh Phật 06:26 31/10/2024

Trong Trung Bộ Kinh (Kinh 130), Phật bảo (tóm tắt): "Này các Tỳ Kheo! Ðiều Ta đang nói, Ta không phải nghe từ một Sa Môn hay Bà La Môn nào khác. Những điều Ta đang nói chỉ được Ta biết mà thôi, chỉ được Ta thấy mà thôi, chỉ được Ta hiểu mà thôi".

Kinh Điều Ngự

Kinh Phật 23:40 28/10/2024

Trung Bộ Kinh chép: Một hôm có Aggivessana dòng Bà La Môn đến hỏi Phật về phương pháp tu hành, Phật dạy:

Phật nói kinh vô thường

Kinh Phật 14:45 03/10/2024

Tôi nghe như vậy. Một thời Phật tại thành Thất la phiệt nơi rừng Thệ đa, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Phật bảo các Tỳ kheo rằng trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?

Xem thêm